Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Chọn nhẫn cưới, cách mỗi cặp đôi kể câu chuyện hôn nhân của mình
S-Race 2022 đang nắm giữ 2 kỷ lục "Giải chạy có học sinh, sinh viên tham gia trực tiếp và trực tuyến nhiều nhất châu Á" và "Giải chạy dành cho học sinh, sinh viên có số lượng vận động viên tham gia thi đấu trực tiếp và trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố nhiều nhất Việt Nam". Với tâm thế đó, S-Race Hải Phòng tiếp tục hành trình lan tỏa mạnh mẽ ý thức rèn luyện thể chất, thể thao tới hơn 25 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.
Theo bước chân tình nguyện: Lên vùng cao lo cho đồng bào khó khăn
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Ngày 20.1, tin từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật cứu nữ bệnh nhân 24 tuổi (Camphuchia) bị hội chứng ruột ngắn hoại tử, kèm tiền sử bệnh lý nặng nề.Theo bác sĩ, nữ bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn do viêm ruột hoại tử đã phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo một đầu, tình trạng này gặp rất nhiều ở bệnh nhân Campuchia (chiếm khoảng 90%).Bên cạnh đó, bệnh nhân còn mắc Lupus ban đỏ hệ thống biến chứng nặng, như: thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu miễn dịch, kháng thể kháng đông lưu hành. Bệnh nhân cũng đã được cắt lách trước đây. Đặc biệt, bệnh nhân trong tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, rối loạn đông máu và suy thận cấp khi nhập viện.Khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện đã thực hiện hội chẩn toàn viện gồm nhiều chuyên khoa (bác sĩ gây mê, ngoại tiêu hóa, hồi sức tích cực, huyết học) để lên kế hoạch chuẩn bị phẫu thuật. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật mở bụng để gỡ dính ruột, phục hồi lưu thông ruột - một can thiệp cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ca mổ mang đến nguy cơ xì miệng nối cực kỳ cao vì các nguyên nhân bệnh lý đi kèm khiến vết thương lâu lành.Nhưng với sự chuẩn bị các phương án tốt, ca mổ đã thành công hơn cả mong đợi, bệnh nhân hồi phục tốt và xuất viện chỉ sau 7 ngày hậu phẫu.Thạc sĩ, bác sĩ CK1 Mai Văn Dũng, chuyên khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn cho hay, thông thường những trường hợp viêm ruột hoại tử sẽ được phẫu thuật cắt đoạn ruột, đưa 2 đầu ra ngoài thành bụng làm hậu môn nhân tạo, dịch tiêu hóa sẽ được hồi truyền vào đầu dưới hậu môn nhân tạo giúp bệnh nhân tránh tình trạng mất nước và điện giải (biến chứng của hội chứng ruột ngắn).Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân trên thì chỉ được phẫu thuật đưa một đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo, không có đầu dưới của hậu môn nhân tạo để hồi truyền dẫn đến tình trạng suy kiệt, mất nước và rối loạn điện giải. Điều này khiến bệnh nhân suy thận cấp, rối loạn điện giải, thúc đẩy bệnh nền nặng lên. Do đó cần phải phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột sớm mới có thể cứu sống bệnh nhân. Nếu không được phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột và quản lý toàn diện (nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều trị nhiễm trùng, bổ sung điện giải và quản lý bệnh lý nền), nguy cơ tử vong ở bệnh nhân này gần như là chắc chắn.Bác sĩ Mai Văn Dũng khuyến cáo, với bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn có hậu môn nhân tạo thì cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt bằng bổ sung đủ năng lượng, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn gây kích thích tiêu hóa, uống nhiều nước, hỗ trợ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong trường hợp nếu không đủ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.Bệnh nhân cần được quản lý hậu môn nhân tạo như vệ sinh đúng cách, theo dõi phân, bảo vệ da. Những bệnh nhân này cần phòng ngừa và xử trí biến chứng mất nước và rối loạn điện giải, kém hấp thu, nhiễm trùng...
Nhà đầu tư của VNDIRECT như ngồi trên đống lửa vì không thể giao dịch
'Đây là series về ẩm thực văn hóa vùng miền vào dịp tết đến xuân về với mục đích tôn vinh giá trị ẩm thực truyền thống', bà Lê Hạnh - đại diện đơn vị sản xuất TV Hub chia sẻ.Chương trình truyền hình Siêu bếp quảng bá ẩm thực Việt vừa khởi tranh mùa đầu tiên mang đến một không gian ẩm thực đặc sắc, nơi món ăn giao thoa giữa truyền thống và hiện đại cùng những sáng tạo tinh tế. Tập 1 có chủ đề Tinh hoa món Việt vừa lên sóng HTV7 tạo không khí vui vẻ đầu năm, với sự dẫn dắt câu chuyện duyên dáng của MC Tuyền Tăng, hai đầu bếp: Nguyễn Thanh Cường - quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 và Ryan Phạm - đầu bếp cho nhiều chương trình ẩm thực của truyền hình VTV, HTV... cùng 2 phụ bếp: diễn viên Việt Trang - thành viên nhóm kịch Chuồn Chuồn Giấy, diễn viên Huỳnh Quý - Top 3 trong cuộc thi Học viện danh hài.Giữ vai trò nhận xét, chia sẻ cảm nhận về các món ăn tại Siêu bếp tập 1 là 3 khách mời: đạo diễn Lê Hoàng; CEO Hoàng Hương Giang - nhà sáng lập và chủ sở hữu của chuỗi Đậu Homemade cùng Young Ju - ca sĩ người Hàn Quốc tại Việt Nam.Quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 Nguyễn Thanh Cường mang đến Siêu bếp 3 món ăn: gà roti cháy thố, mì xào hoàng gia và canh sườn xương rồng quyện trà ô long bắt mắt.Chef Ryan đem đến 3 món ăn: gà xông hương, giò heo kho củ kiệu hương cóc non và lẩu mắm xiên que. Về món gà xông hương, chef Ryan chia sẻ đã kết hợp nhiều cung bậc hương từ mía, sả, lá chanh thái, trà lài...; dùng phương pháp xông hơi gà trong niêu, dùng nhiệt tác động vào gà giúp cho thịt gà chín mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, độ ngọt của gà. Thời gian xông gà khoảng 1 tiếng, chỉ dùng nhiệt tác động vào các nguyên liệu, hoàn toàn không dùng nước. Món này ăn kèm xôi được sử dụng mỡ gà để nấu cùng, có thêm nước cốt dừa và lá dứa để xôi thêm béo thơm.Với món lẩu mắm xiên que, chef Ryan sáng tạo món ăn bằng cách xiên các nguyên liệu vào que để mang đến trải nghiệm thưởng thức mới cho thực khách. Anh đồng thời cũng chia sẻ bí quyết nấu lẩu mắm, để có nước lẩu ngon thì kết hợp giữa mắm cá linh và mắm cá lóc. Siêu bếp gồm 6 tập sẽ mang đến cho khán giả hương vị tết qua mỗi món ăn, tạo nên sự kết nối ý nghĩa giữa thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa ẩm thực Việt. Chương trình không chỉ giúp khán giả hiểu mà còn tự hào về di sản ẩm thực dân tộc. Việc tái hiện các món ăn truyền thống theo cách hiện đại vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa trong nhịp sống mới. Chương trình cũng mong muốn mang đến những bữa tiệc sum vầy ý nghĩa, thể hiện tình yêu văn hóa Việt và giúp thế hệ trẻ gìn giữ giá trị tết qua từng món ăn.