Ra mắt Hội Giáo dục và Đào tạo TP.HCM
Hyundai Ioniq 5 - xe điện mang đậm bản sắc tương lai, từ thiết kế cho đến khả năng vận hành và thực tế sử dụng trong nội thất. Bất cứ ai dù không hiểu biết quá nhiều về thế giới xe cũng có thể lập tức nhận ra đây là xe điện nhờ kiểu dáng đậm phong cách "robot".Doanh thu phí bảo hiểm nhích tăng trở lại
Để làm tăng hiệu quả chống tia UV của những loại vải này thì nhà sản xuất thường sẽ tăng mức độ dệt, mật độ sợi vải càng dày thì khả năng chống nắng càng tốt. Những chất liệu vải này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da người tiêu dùng.
Nhận định Aston Villa - Liverpool (2 giờ ngày 11.5): “Đoàn quân đỏ” tiếp tục chiến đấu đến cùng
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Những tấm lòng vàng 16.5.2023
Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp chú trọng vào phát triển bền vững. Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy, có đến 72% người Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm hướng đến bền vững. Điều này không chỉ là xu hướng, mà còn là sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.Theo đó, cùng sự cạnh tranh từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… các doanh nghiệp Việt ngoài việc phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, củng cố lợi thế cạnh tranh, còn cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững lấy 3 yếu tố môi trường, xã hội, quản trị làm trọng tâm (ESG).Bên cạnh tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, UNIBEN đã đưa ESG trở thành kim chỉ nam cho hành trình phát triển dài hạn.Đi cùng mục tiêu Net Zero vào năm 2050, mỗi sản phẩm của UNIBEN không chỉ đảm bảo an toàn, đáp ứng trải nghiệm người dùng mà còn được tích hợp các nguyên tắc bền vững dựa trên cơ sở hạ tầng, công nghệ hàng đầu với các sáng kiến bền vững.UNIBEN đã xây dựng 3 nhà máy hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu tại Bình Dương và Hưng Yên. Các nhà máy này không chỉ đáp ứng các yêu cầu cao nhất về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000 mà còn sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.Dây chuyền sản xuất nước giải khát Hotfill và CSD hiện đại, khép kín, được nhập khẩu từ nhà cung cấp hàng đầu tại Đức. Quy trình này không chỉ nâng cao năng suất vượt trội mà còn giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu lên đến 30%. Đồng thời, công nghệ tiên tiến còn gia tăng độ chính xác, giảm thiểu rủi ro trong vận hành, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nhất.Kết hợp thực hiện các sáng kiến bền vững dựa trên thế mạnh về dây chuyền, công nghệ, UNIBEN đã tích cực giảm thiểu lượng phát thải nhựa. Từ năm 2023, Trà Mật Ong BONCHA đã giảm trung bình 2g nhựa tương đương 10% lượng nhựa trên mỗi bao bì sản phẩm, giúp cắt giảm hàng trăm tấn nhựa mỗi năm. Đặc biệt, dù giảm nhựa, sản phẩm vẫn giữ nguyên trải nghiệm cho người dùng với thiết kế chai cứng cáp, thẩm mỹ và chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối.Lộ trình giảm nhựa trong bao bì các sản phẩm nước giải khát và mì ăn liền sẽ tiếp tục được thực hiện, hướng đến mục tiêu giảm 30% lượng nhựa vào năm 2030. Đồng thời, Công ty dự kiến tăng 20% bao bì tái chế, phân hủy sinh học hoặc tái sử dụng, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn duy trì trải nghiệm sản phẩm cho người tiêu dùng hiện đại.UNIBEN đã đầu tư hệ thống máy đóng thùng tự động theo quy cách "Wrap around" cho tất cả các dây chuyền mì nhằm làm giảm lượng sử dụng bao bì carton. Tất cả các sản phẩm mì 3 Miền đã giảm trung bình gần 140g giấy, tương đương 32% lượng giấy trên mỗi thùng sản phẩm và tiết kiệm hàng ngàn tấn giấy sử dụng cho bao bì mỗi năm. Song song đó, hệ thống cũng giảm 6% diện tích in ấn trên mỗi thùng mì, góp phần giảm khối lượng mực, dung môi.Bên cạnh việc giảm phát thải nhựa, giảm tiêu thụ giấy, công ty còn thực hiện kiểm soát và giảm thiểu vết carbon hiệu quả. UNIBEN tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành kiểm kê tự nguyện lượng khí nhà kính trên toàn bộ hoạt động vận hành, đóng góp tích cực vào mục tiêu Net Zero vào năm 2050."Song hành cùng chủ trương của Việt Nam, chúng tôi theo đuổi sứ mệnh mang đến lợi ích toàn diện cho cộng đồng, tại đó, các lợi ích của doanh nghiệp được gắn với việc tạo ra giá trị tích cực cho con người, xã hội và môi trường", đại diện UNIBEN cho biết.