Dở khóc, dở cười với bán vàng chốt lời nhưng hụt lãi
Đây là quy định mới liên quan đến cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được Bộ Nội vụ đề xuất đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.Theo Bộ Nội vụ, các trường hợp đủ điều kiện hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại dự thảo nghị định này đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế từ ngày 1.1 thì được cấp bù theo chính sách, chế độ mới.Các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 177/2024 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng từ ngày 1.1 đến trước thời điểm dự thảo này có hiệu lực thi hành, nếu chính sách, chế độ thấp hơn so với chính sách, chế độ quy định thì được cấp bù theo chính sách, chế độ mới.Chính sách, chế độ mới cũng được áp dụng với các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi trước ngày 1.1 theo quy định tại Nghị định số 21/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng; Nghị định số 151/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về chế độ, chính sách của luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nghị định số 32/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nhưng từ ngày 1.1 cấp có thẩm quyền chưa ban hành quyết định giải quyết chế độ, chính sách.Ngoài ra, dự thảo cũng mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách gồm:Cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15.1.2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở T.Ư và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập.Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 2 Nghị định số 177 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm.Cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 điều 2 Nghị định số 177; cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp và được cấp có thẩm quyền đồng ý.Thi đánh giá năng lực: Coi chừng bị đình chỉ do... đề thi
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.
Vì sao Đen Vâu chuyển sai số tiền mà được dân mạng bấm like rần rần?
Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Xuân Bắc gây chú ý khi chia sẻ về MV Bắc Bling của Hòa Minzy đang gây sốt mạng xã hội. Song nam nghệ sĩ chọn làm thơ để thể hiện sự yêu mến của mình dành cho dự án. Anh viết: “Vừa xem cái 'Bắc Bờ Ling'/Có Hòa có cả Xuân Hinh tuyệt vời/Anh Hinh bắn rap… úi giời/Hòa xinh, hát giỏi... đúng người Bắc Ninh”.Dòng chia sẻ của NSND Xuân Bắc nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình trước quan điểm của nam nghệ sĩ về ca khúc Bắc Bling. Theo dõi trang cá nhân, có thể thấy thỉnh thoảng Xuân Bắc chọn làm thơ để bày tỏ tình cảm dành cho đồng nghiệp. Trước đó, anh trổ “tài lẻ” này khi chúc mừng NSND Tự Long lên chức.Trong MV Bắc Bling, nghệ sĩ Xuân Hinh gây ấn tượng với khán giả bởi cách hát luyến láy, cùng màn bắn rap duyên dáng. Được biết Hòa Minzy đã dành nhiều thời gian để thuyết phục bậc tiền bối góp mặt trong sản phẩm này. Cô nói khi xem lại, bản thân biết ơn nghệ sĩ Xuân Hinh vì giúp MV thêm ý nghĩa.Những ngày qua, ồn ào về việc kêu gọi hỗ trợ bé Bắp của Phạm Thoại được cộng đồng mạng quan tâm. Dù đã lên tiếng giải thích song làn sóng phản ứng TikToker chưa dừng lại. Điển hình là gần đây, nhiều cư dân mạng tràn vào trang chủ Miss International Queen Vietnam - cuộc thi từng giới thiệu có sự góp mặt của Phạm Thoại để phản ứng.Một người dùng bày tỏ quan điểm: “Không biết Phạm Thoại bị lùm xùm mấy ngày nay, mà mời làm giám khảo thì làm ảnh hưởng chương trình này quá”. Người xem khác bày tỏ: “Phạm Thoại có tham gia không để tẩy chay”. Một cư dân mạng nêu quan điểm: “Chương trình nào có Phạm Thoại là không xem”.Trước đó, Phạm Thoại tổ chức livestream, làm rõ ồn ào liên quan đến tiền kêu gọi ủng hộ bé Bắp chữa bệnh. Giữa ồn ào, anh tuyên bố hủy buổi livestream ngày 28.2 vì: “Mình không muốn bất kỳ ai hiểu lầm rằng drama (ồn ào) này là chiêu trò để kéo lượt xem cho phiên livestream”.Thư viện được xây dựng theo mô hình Room To Read, vừa được Hoa hậu H’Hen Niê khánh thành tại Trường tiểu học Bàu Phụng (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đây là thư viện thân thiện đầu tiên của năm 2025, cân bằng giữa nhóm sách kiến thức và nhóm sách hướng dẫn kỹ năng mềm.Có mặt tại Trường tiểu học Bàu Phụng, H’Hen Niê tham gia các hoạt động như đọc sách, trình diễn thời trang, thăm vườn rau do các em nhỏ trồng… “Tôi tin rằng 12 không phải là con số cuối cùng và sẽ còn thêm nhiều thư viện thân thiện nữa được triển khai trong năm nay”, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 tâm sự.Thời gian qua, H’Hen Niê tất bật với lịch trình công việc dày đặc. Ngoài các sự kiện giải trí, H’Hen Niê còn đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột với vai trò đại sứ truyền thông. Gần đây, người đẹp Ê Đê trao giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc cho Nguyễn Xuân Son tại gala Quả bóng vàng 2024.Ban tổ chức Miss Cosmo Vietnam vừa công bố thí sinh Nguyễn Thị Thu Cúc, sinh năm 1998, quê Trà Vinh. Cô hoạt động ở vai trò diễn viên, từng tham gia một số bộ phim như Bóng của thị thành, Dưới bóng bình yên… Trong hồ sơ đăng ký, người đẹp 27 tuổi tiết lộ từng giành huy chương đồng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021.Thu Cúc tốt nghiệp Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM và hiện đang hoạt động với vai trò diễn viên tại Sân khấu kịch 5B, đồng thời là huấn luyện viên catwalk. Tự nhận mình là người hoạt bát, tràn đầy năng lượng và đam mê nghệ thuật. “Tôi yêu nét đẹp tự tin của một người phụ nữ và luôn khao khát lan tỏa điều đó”, cô chia sẻ.Đến với Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2025, Thu Cúc mong muốn mang đến hình ảnh trưởng thành, tự tin hơn và sẵn sàng chinh phục những thử thách mới. Bên cạnh đó, người đẹp sinh năm 1998 đặt mục tiêu lan tỏa thông điệp: “Hãy tự tin, hãy yêu thương chính mình và hãy trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, hạnh phúc. Vì bạn xứng đáng”.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Ở Ban Mê mà nhớ Long An…
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh ủy Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Đây là các hoạt động tiêu biểu của đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngay sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2025 được tổ chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An ngày 1.3.2025. Với chủ đề "Tuổi trẻ tự hào, vững tin theo Đảng", Tháng Thanh niên năm nay được đánh giá sẽ có nhiều nét mới. Cụ thể, sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước, gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", và Ngày Đoàn viên.Phát lời khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy - ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn - cho biết qua hơn hai thập niên, Tháng Thanh niên không chỉ tạo ra hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên có giá trị mà còn là trường học thực tiễn phong phú, rộng lớn, môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên.Năm 2025 diễn ra trong bối cảnh đất nước kỷ niệm nhiều mốc lịch sử trọng đại, đồng thời cũng là năm toàn Đảng tập trung chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm quan trọng để thanh niên tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc hiện thực hóa các chủ trương lớn, đặc biệt là Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp tổ chức Đoàn vận hành hiệu quả hơn mà còn lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, truyền cảm hứng đến đông đảo đoàn viên, thanh niên trên cả nước.