Định nghĩa một mùa hè mới cho con: Mở cửa bước ra thế giới
Lê Hoàng Anh Tài (20 tuổi, quê Tiền Giang) là một "nạn nhân" của hàng dài kẹt xe chiều mùng 2 tết. Tài cho biết gia đình lái xe cá nhân lên Đà Lạt du lịch, thế nhưng vừa ra khỏi đèo Bảo Lộc thì kẹt xe. Tài cho biết: "Trước tình cảnh chờ đợi do kẹt xe, gia đình đã quyết định thay đổi kế hoạch và ở lại Bảo Lộc. Khí hậu không khác so với Đà Lạt nhưng ít xe cộ và khách du lịch hơn nên gia đình mình thấy rất thoải mái". Đây là lần đầu tiên Tài đến Bảo Lộc du lịch và thấy ấn tượng với cảnh đẹp, không khí tại nơi này. "Giá cả của các dịch vụ ở đây cũng hợp lý. Mình và gia đình đều hài lòng với trải nghiệm này và chắc chắn sẽ quay trở lại nếu có cơ hội", Tài nói. Gia đình Tài dự kiến sẽ trở về quê vào mùng 5 tết. Lê Thị Thiên Phúc (19 tuổi, quê Đà Nẵng) cũng cho biết đi du lịch cùng với gia đình, nhưng do tuyến đường lên Đà Lạt quá chật vật nên đã ở lại Bảo Lộc để vui chơi. Phúc cùng các thành viên trong gia đình đã thức dậy từ 4 giờ sáng để kịp săn mây tại đèo mây Lộc Thành (TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng). Phúc cho biết đây là lần đầu tiên may mắn bắt trọn khoảnh khắc biển mây tuyệt đẹp sau nhiều lần du lịch tại Lâm Đồng. "Ở Bảo Lộc lượng khách du lịch không đông lắm, nhưng cũng có rất nhiều cảnh đẹp chẳng khác Đà Lạt. Mình đã được trải nghiệm cảm giác đón bình minh trên mây trong không khí se lạnh, thực sự rất vui", Phúc hào hứng nói. Còn Phạm Thoại Nguyên (25 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng "quay đầu xe" ở lại Bảo Lộc thay vì cố lên Đà Lạt đông đúc. Nguyên đã tự tìm hiểu về những địa điểm vui chơi tại Bảo Lộc để có kỳ du lịch thoả mái. Nguyên cho biết cảm thấy Bảo Lộc là một địa phương phù hợp với tính cách vốn hướng nội của bản thân. "Mình cho rằng mục đích của đi du lịch là để thư giãn tinh thần. Thay vì chạy theo xu hướng, chọn địa điểm nổi tiếng nhiều người đi thì mình ưu tiên chọn địa điểm cho mình cảm giác thoải mái hơn", Nguyên nói. Đặng Võ Uyên Phương (22 tuổi, quê Lâm Đồng) rất tự hào khi sinh ra và lớn lên tại TP.Bảo Lộc. Phương không ngại mời bạn bè từ nơi khác đến nhà chơi để thăm thú quê hương mình. "Khi đến Bảo Lộc lần đầu tiên, nhiều người bạn của mình đã thấy ấn tượng vì khí hậu không khác Đà Lạt. Các bạn đều hài lòng, thậm chí còn lên kế hoạch để tiếp tục quay lại Bảo Lộc trong năm nay", Phương nói. Phương cũng cho rằng nếu du lịch vào dịp tết đến, có thể lựa chọn Bảo Lộc để tránh cảnh đông đúc, chật chội mà vẫn có thể bắt gặp nhiều cảnh đẹp, trải nghiệm được các nét văn hóa truyền thống của dân tộc vùng Tây Nguyên. Phương cũng chỉ ra các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bảo Lộc, du khách có thể đến tham quan một số địa điểm: Khu du lịch thác Đam B'ri, Tu viện Bát Nhã, Chùa linh Quy Pháp Ấn, đèo mây Lộc Thành, đồi chè Tâm Châu...Trung Quốc muốn thương thuyết chính sách không tấn công phủ đầu bằng hạt nhân
Sở Cứu hỏa và Cứu hộ Bangkok xác nhận vụ cháy đã xảy ra ở tầng 5 khách sạn Ember gồm 6 tầng. Một khách nữ đã thiệt mạng tại hiện trường, còn 2 khách nam được đưa đến bệnh viện và bác sĩ tuyên bố tử vong ở đây.Giới hữu trách vẫn trong quá trình xác minh quốc tịch của những người nước ngoài chết trong vụ cháy khách sạn.Khách sạn Ember nằm gần đường Khao San, khu phố Tây phổ biến trong giới khách du lịch ba lô và nổi tiếng với các nhà trọ giá rẻ cùng những quán bar đông khách."Giới hữu trách phản ứng nhanh chóng và chuông báo cháy được kích hoạt. Tuy nhiên, thế lửa lan quá nhanh", Reuters dẫn lời lãnh đạo Bangkok Chadchart Sittipunt trong cuộc họp báo hôm 30.12.Ông cho biết tổng cộng có 75 người có mặt trong khách sạn vào thời điểm đó, 34 người được giải cứu từ tầng mái. Cuộc kiểm tra các lối thoát hiểm ở các khách sạn và những tụ điểm giải trí được khởi động trên toàn địa bàn thành phố. "Chúng tôi buộc phải xây dựng lòng tin và chăm sóc du khách", theo ông Chadchart.Du lịch là động lực chính cho nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Thái Lan ghi nhận 32 triệu lượt du khách từ ngày 1.1 đến 1.12.2024, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, và thu về 1.500 tỉ baht (43,6 tỉ USD) trong thời gian này.Năm 2019, tức thời điểm ngay trước đại dịch Covid-19, số du khách đến Thái Lan đạt kỷ lục với gần 40 triệu lượt.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Làm gì để sớm ngăn chặn nguy cơ lộ đề?
Nhiều lúc, tôi có thể lẩm nhẩm trò chuyện với những cây xanh bé nhỏ mình trồng và chăm sóc, bởi tôi biết, cây xanh có khả năng lắng nghe và thấu hiểu. Cây xanh là cái đẹp, nhưng nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào cây xanh, ta sẽ cảm nhận được nhiều điều.
Đặc biệt, màn hình trên xe còn có thể kết nối với điện thoại thông qua ứng dụng Y-Connect để hiển thị thông báo tin nhắn, email và cuộc gọi từ điện thoại. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn hỗ trợ báo lỗi khi xe gặp sự cố hoặc hỏng hóc, báo lịch thay nhớt, tình trạng ắc-quy hay báo mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe và xác định vị trí…
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp cung cấp tư liệu mới trong sách Điện Biên Phủ
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc).