Mơ Hương Tích - món quà quý trời ban
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.Xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại các tỉnh thành miền Trung, Tây nguyên
Chiều 17.1, Sở TT-TT TP.HCM phối hợp Sở KH-CN tổ chức hội nghị góp ý dự thảo chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của UBND TP.HCM thực hiện Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết dù cuối năm phải tập trung công tác chăm lo Tết Nguyên đán nhưng lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm đến việc triển khai sớm Nghị quyết 57 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.Trong dự thảo chương trình hành động và kế hoạch triển khai, TP.HCM xác định nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị kèm theo tiến độ.Ông Thắng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu góp ý cho 9 nội dung. Đầu tiên là góp ý định hướng cho lĩnh vực chiến lược mang tính lợi thế, mang lại hiệu quả nhanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố.Cùng với đó là giải pháp huy động tất cả nguồn lực xã hội cùng tham gia; cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội.Một vấn đề trọng tâm khác là giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước để giảm tải cho đội ngũ công chức, cung cấp dịch vụ công tốt hơn. Đối với hệ thống các chỉ số đánh giá, ông Thắng cho rằng cần bám sát chỉ số quốc tế, chỉ tiêu quốc gia và dấu ấn của TP.HCM.Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở TT-TT cũng mong muốn đón nhận các giải pháp thúc đẩy kinh tế số và trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công và tư nhân. Cuối cùng, bên cạnh các nhiệm vụ chiến lược cũng cần xác định những công việc tập trung trong năm 2025 để tạo kết quả ngay, thấy chuyển biến rõ nét.Chia sẻ câu chuyện Tập đoàn Vingroup trong thời gian ngắn có giải thưởng VinFuture, TS Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía nam quan tâm đến việc vinh danh nhà khoa học, và coi đây là một trong những giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.Ông Khang cho biết, TP.HCM cũng có giải thưởng nhưng mức thưởng chỉ 50 - 100 triệu thì chưa xứng tầm, đồng thời đề xuất tăng giải thưởng lên 100.000 - 500.000 USD. Chính sách vinh danh với mức thưởng cao sẽ giúp nhà khoa học vừa có thu nhập, vừa nổi tiếng, có thêm động lực nghiên cứu.PGS-TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng trung tâm đào tạo và nghiên cứu quản lý công, Trường đại học Quốc tế TP.HCM, cho rằng cần có chính sách hỗ trợ bậc sau đại học làm nền tảng phát triển nghiên cứu sâu hơn. Việc hỗ trợ cần đa dạng hình thức, không nhất thiết phải gửi nhân sự ra nước ngoài bởi lẽ nhiều trường đại học trong nước đủ năng lực đào tạo nhân lực trình độ quốc tế.Đối với nguồn vốn, chuyên gia này phân tích nếu tăng nguồn vốn cho khoa học công nghệ mà không có cách giải ngân hiệu quả thì cũng vô nghĩa. PGS Phương đề xuất phát hành trái phiếu cho các quỹ khoa học công nghệ, tăng đầu tư mạo hiểm, mạnh dạn đầu tư từ các ý tưởng nghiên cứu.Mặt khác, nếu các dự án không dùng vốn ngân sách thì quy trình cần thông thoáng, thủ tục đơn giản theo tiêu chuẩn của đơn vị tài trợ vốn và chuẩn mực quốc tế.Góp ý cho những công việc cần ưu tiên, PGS Phương đề xuất 5 năm tới, TP.HCM cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ lõi trong năng lượng tái tạo, công nghệ y sinh và dược liệu, logistics.TS Trần Thanh Tùng, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Quốc tế, cho biết các nhà khoa học ở trường đại học công bố rất nhiều nghiên cứu nhưng hiện đang thiếu cơ chế khai thác những nghiên cứu đó. Bản thân các nhà khoa học thường không giỏi cùng lúc vừa nghiên cứu vừa kinh doanh.Do vậy, TS Tùng đề xuất thành lập bộ phận tìm đến những chuyên gia này, thương thuyết, tìm cách chuyển giao để thương mại hóa, khai thác hiệu quả các công trình nghiên cứu đó.Trong khi đó, thạc sĩ Bùi Hồng Sơn, chuyên gia Ngân hàng Thế giới, nhìn nhận việc tạo lập dữ liệu hiện được quan tâm nhưng chưa được chia sẻ, ngay cả trong các cơ quan nhà nước."Có những dữ liệu rất quý nhưng bỏ trong két mà không lấy ra xài, dù bỏ ra hàng chục tỉ đồng, thậm chí có dự án bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mà không phát huy được", ông Sơn trăn trở, đồng thời đánh giá nếu không có dữ liệu thì khó có thể phát triển trí tuệ nhân tạo.Chuyên gia này cho rằng việc vận hành nền tảng chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính là cần thiết nhưng cần phát triển dữ liệu chuyên ngành, thúc đẩy việc chia sẻ. Đơn cử như muốn làm thủ tục cấp phép xây dựng nhanh, ngoài dữ liệu của Sở Xây dựng ra còn có dữ liệu của chuyên ngành của 3 lĩnh vực quy hoạch, địa chính, phòng cháy chữa cháy."Nếu các dữ liệu này mà không liên thông, chia sẻ được với nhau thì không thể hình thành một phương thức vận hành mới", chuyên gia nhận định.Ngoài ra, ông Sơn cũng đề xuất TP.HCM cần có những chính sách đột phá để khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu tạo giá trị mới, từng bước hình thành một xã hội chia sẻ dữ liệu, phát triển một nền kinh tế dữ liệu. Chuyên gia gợi mở TP.HCM có thể đặt mục tiêu khiêm tốn đến năm 2030 hình thành một mô hình thử nghiệm về kinh tế dữ liệu.Theo thống kê, chỉ số năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của TP.HCM giai đoạn 2016 – 2024 luôn tăng và ở mức cao, trong đó khoa học, công nghệ đóng góp vào tăng trưởng TFP là 74%.TP.HCM có hệ sinh thái khoảng 2.200 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chiếm 50% cả nước; hơn 200 quỹ đầu tư mạo hiểm, 53 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 97 trường đại học và cao đẳng, hơn 500 sự kiện khởi nghiệp và gần 80 cuộc thi khởi nghiệp mỗi năm.Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM ngày càng lớn mạnh và đang tiến gần đến nhóm 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu.
Tung tin 'đại bàng chúa làm tổ' để kích giá đất ở Nha Trang
Theo thông tin của tờ Siam Sport, FAT đã tổ chức cuộc họp để lên kế hoạch chuẩn bị cho đội tuyển U.17 Thái Lan, đồng thời khẳng định sẽ tạo điều kiện tối đa để đội có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tham gia vòng chung kết giải U.17 châu Á 2025 (khởi tranh từ tháng 4, do Ả Rập Xê Út đăng cai). Trong đó, đích thân Madam Pang (Chủ tịch FAT) đã tự tay lo liệu nhiều thứ, từ việc chuẩn bị lực lượng, lên lịch tập huấn nước ngoài… để giúp đội U.17 Thái Lan chinh phục giấc mơ World Cup.Đội tuyển U.17 Thái Lan sẽ bắt đầu tập luyện từ ngày 15.2, trước khi lên đường sang Qatar để tập huấn trong 10 ngày. Đồng thời, FAT cũng đang liên hệ để U.17 Thái Lan có những trận đấu giao hữu trong thời gian ở Qatar và khi di chuyển sang Ả Rập Xê Út. Những trận đấu giao hữu này nhằm mô phỏng trận đấu thực tế, giúp các cầu thủ Thái Lan làm quen với điều kiện thi đấu (thời tiết, cách hô hấp…), đặc biệt là khi thành phố tổ chức thi đấu nằm ở độ cao 1.900 m so với mực nước biển.HLV trưởng đội tuyển U.17 Thái Lan, ông Jadet Meelarp chia sẻ: "Cảm ơn Chủ tịch FAT (Madam Pang) đã trực tiếp liên lạc và lo liệu mọi thứ. Nếu không có sự hỗ trợ từ Madam Pang, chắc chắn đội ngũ huấn luyện U.17 Thái Lan sẽ không có đủ khả năng để làm được điều này. Ngay cả trong việc tìm kiếm các cầu thủ lai (Thái kiều) và tổ chức tập huấn ở Qatar. Câu chuyện tìm kiếm các cầu thủ lai cũng là điều mà Madam Pang rất tâm huyết từ trước đến nay, từ khi còn trong vai trò là người quản lý đội tuyển Thái Lan"."Vừa rồi, như trường hợp của Silva Mexes từ U.17 M.U và Kai Laws từ U.17 Nottingham Forest (Anh), chủ tịch đã trực tiếp liên lạc vì thấy họ có tiềm năng. Dĩ nhiên, khi được hỗ trợ tối đa như vậy, với tư cách là HLV trưởng, tôi sẽ cố gắng đưa đội đến với World Cup”, ông Jadet Meelarp bày tỏ.Vòng chung kết U.17 châu Á 2025 đồng thời cũng là vòng loại U.17 World Cup 2025. Theo đó, 8 đội vượt qua vòng bảng để vào tứ kết giải U.17 châu Á 2025, sẽ giành vé dự World Cup tại Qatar vào tháng 11. Đội tuyển U.17 Thái Lan nằm ở bảng A cùng với Ả Rập Xê Út (chủ nhà), Uzbekistan và Trung Quốc. Trong đó, chủ nhà Ả Rập Xê Út và Uzbekistan được đánh giá cao trong bảng A, còn Trung Quốc được xem là ngang cơ với đội bóng xứ sở chùa vàng.U.17 Việt Nam cũng "mơ" về World CupVòng chung kết U.17 châu Á 2025 có 16 đội bóng, chia đều thành 4 bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng đấu sẽ vào tứ kết, đồng thời giành vé dự World Cup. Tại giải đấu này, U.17 Việt Nam nằm ở bảng D rất nặng khi có sự góp mặt của Nhật Bản, Úc và UAE.Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng nghĩ về chiếc vé dự U.17 World Cup. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đang lựa chọn một HLV đẳng cấp để dẫn dắt của chàng trai trẻ Việt Nam. Theo nguồn tin của Báo Thanh Niên, VFF sẽ ký hợp đồng với một "thuyền trưởng" người Nhật Bản từng huấn luyện đội U.16 và U.19 nước này. Với ê-kíp huấn luyện mới, U.17 Việt Nam sẽ có khoảng 3 tuần rèn đấu pháp và chuẩn bị nền tảng tinh thần kỹ càng trước khi "tham chiến" vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Ở giải U.17 châu Á 2025, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thể lực, tâm lý và đấu pháp mới là chìa khóa phân định rạch ròi khả năng tiến xa của các đội. U.17 Việt Nam dự kiến hội quân vào trung tuần tháng 3.
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.Đến dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang.Theo đó, UBND Q.Bình Tân được xếp hạng nhất về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), đánh dấu 4 năm liên tiếp địa phương này đứng đầu trong khối UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Xếp sau lần lượt là UBND các quận Phú Nhuận, 6, 8, 11, Gò Vấp và Tân Phú.Trong nhóm sở, ban, ngành, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Sở Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, Sở Y tế, Sở Công thương và Sở An toàn thực phẩm.Ở khối ngành dọc, Công an TP.HCM đạt xếp hạng cao nhất, kế đến là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Chỉ số Chuyển đổi Số (DTI) giúp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. TP.HCM bắt đầu xếp hạng DTI cho quận, huyện và TP.Thủ Đức từ năm 2023.Năm 2024, ở nhóm đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp đứng đầu, tiếp theo là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT, Sở Y tế và Sở GD-ĐT.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Ban Dân tộc TP.HCM và Thanh tra TP.HCM.Đối với các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM xếp hạng nhất và tiếp theo là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục giữ vị trí số một năm thứ hai liên tiếp. Theo sau đó là các UBND Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân, Q.10, Q.8, Q.7.Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), TP.HCM triển khai lần đầu vào năm 2022 để đánh giá hiệu quả quản lý và điều hành kinh tế của các cơ quan hành chính.Đối với ngành dọc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Công an TP.HCM và Hải quan TP.HCM.Đối với nhóm sở, ban, ngành, điểm số trung bình tăng so với năm trước, đứng đầu là Sở Khoa học và Công nghệ, kế tiếp là Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao, Sở TT-TT, Sở NN-PTNT và Sở Du lịch.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Q.Phú Nhuận giữ vững vị trí số một năm thứ ba liên tiếp. Theo sau đó là Q.6, Q.11, H.Cần Giờ, Q.8.Theo UBND TP.HCM, năm 2024, TP.HCM triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, bám sát nhiệm vụ trọng tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.Điển hình, với phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Chính phủ phát động ở giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, TP.HCM đã cấp 105.333 thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí hơn 100 tỉ đồng để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo. Đồng thời, số hộ nghèo, cận nghèo giảm 16.900 hộ.Hay đối với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", TP.HCM đã xây dựng, sửa chữa 575 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách (vượt 75 căn so với kế hoạch).Ở cấp địa phương, TP.HCM đã đạt được nhiều nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, như đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đạt 7,17%, tổng thu ngân sách của TP.HCM hơn 508.500 tỉ đồng (vượt 5,3% dự toán và là lần đầu tiên nguồn thu vượt 500.000 tỉ đồng).TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh thi đua giai đoạn 2023 - 2025, hướng đến cải thiện các chỉ số PAR Index, PCI, PAPI, SIPAS, DTI và đặt mục tiêu vào top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính vào năm 2025.Ngoài ra, TP.HCM cũng tập trung nâng cao chất lượng cơ chế một cửa, triển khai đô thị thông minh, chính quyền điện tử và khuyến khích người dân tham gia giám sát, kiểm tra để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính.
Lạ kỳ chè bột lọc bọc thịt heo quay xứ Huế
Đường hoa TP.Bạc Liêu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là công trình nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa và những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Đường hoa có tổng chiều dài hơn 600 m, trải dọc tuyến đường 30.4, từ đường Võ Thị Sáu đến đường Hà Huy Tập (P.3, TP.Bạc Liêu).Đường hoa tái hiện sự phát triển của Bạc Liêu qua từng giai đoạn, từ những ngày đầu khai hoang mở cõi cho đến sự phồn vinh hôm nay.Phần đầu đường hoa khắc họa hình ảnh ông cha ta trong thời kỳ đầu khai phá vùng đất phương Nam. Không gian được trang trí với những mô hình nón lá, nhà lá, thuyền gỗ - biểu tượng của một thời kỳ gian khổ nhưng đầy quyết tâm. Đất đai được cải tạo từ những đầm lầy chua mặn trở thành những cánh đồng lúa bạt ngàn và vườn cây trái sum suê. Hình ảnh các sản vật đặc trưng như: mãng cầu, măng tây và các loại trái cây vùng nhiệt đới sẽ làm nổi bật sự trù phú của vùng đất Nam bộ.Tiếp nối là không gian văn hóa đặc trưng của Bạc Liêu - nơi con người gắn bó với nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương. Những mô hình người nghệ sĩ biểu diễn với đờn kìm, đờn tranh tạo nên không gian giao thoa văn hóa sống động, nhắc nhớ về những giá trị tinh thần quý báu của vùng đất này.Một khu vực đường hoa sẽ tái hiện không gian hoài niệm với hình ảnh xe lam cũ, xe đạp - những phương tiện gắn bó với đời sống người dân trong những thập niên 1970 - 1980. Đây là khoảng thời gian đầy kỷ niệm, đánh dấu sự giao thoa giữa lối sống mộc mạc và những thay đổi trong xã hội.Bức tranh đường hoa tiếp tục chuyển mình sang hình ảnh những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bạc Liêu hôm nay. Cụ thể, mô hình ngôi nhà khang trang, thiết bị hiện đại từ thập niên 1990 sẽ tái hiện sự đổi thay trong đời sống người dân. Điểm nhấn đặc biệt là ngành nuôi tôm công nghiệp, đánh bắt thủy sản và các trụ điện gió vươn cao trên nền trời - biểu tượng cho sự phát triển bền vững và là tiềm năng, thế mạnh chủ lực của tỉnh Bạc Liêu.Điểm nhấn của đường hoa TP.Bạc Liêu là tiểu cảnh gia đình nhà rắn vui tươi, no đủ với 2 con tượng trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng. Trước khi đến với tiểu cảnh này, du khách được chào đón bởi cổng chào chúc mừng năm mới độc đáo, hấp dẫn. Cổng chào được trang trí với hai hình ảnh đặc sắc như: chú tôm đỏ ửng và chú cá mập tươi rói, mỗi chú đều ngậm thỏi vàng USD – biểu tượng của sự thịnh vượng. Hai linh vật này được thiết kế uốn lượn bay trên những tầng mây, thể hiện hình ảnh cá vượt vũ môn hóa rồng – biểu tượng của thành công và hạnh phúc.Ông Trần Văn Hiền, quyền Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng TP.Bạc Liêu, chủ đầu tư đường hoa TP.Bạc Liêu cho biết, đường hoa này không chỉ là công trình trang trí đặc sắc mà còn là thông điệp về sự trân trọng quá khứ, tự hào hiện tại và kỳ vọng vào tương lai thịnh vượng. Hình ảnh đường hoa đại diện cho một mùa xuân no ấm, đầy đủ và niềm hy vọng vào sự phát triển bền vững của quê hương Bạc Liêu.Đường hoa TP.Bạc Liêu Tết Nguyên đán Ất Tỵ hứa hẹn không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm, check-in, mà còn là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Qua đó góp phần nâng cao giá trị văn hóa và quảng bá hình ảnh tỉnh nhà ra khắp mọi miền đất nước.