Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16.3 bổ nhiệm thiếu tướng Andriy Hnatov làm Tổng tham mưu trưởng thay thế trung tướng Anatoliy Barhilevych nhằm đẩy mạnh cải cách quân đội Ukraine.Ukraine đang ở thế bất lợi trên chiến trường khi quân đội nước này phải rút lui khỏi khu vực Kursk của Nga và đang vất vả chống đỡ áp lực ngày càng tăng ở khu vực Donetsk phía đông, nơi quân đội Nga đã tiến quân trong nhiều tháng.Các nhà phân tích quân sự ước tính có khoảng 880.000 người hiện đang phục vụ trong lực lượng vũ trang Ukraine.Nam Phùng, Wean và Kiên Phạm nhận giải tại SR Fashion Awards
Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523.
Hai khúc gỗ 'đu' dây điện
NSƯT Hữu Châu sinh ra trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn, khi bà nội là bà bầu Thơ (chủ đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy), ba là nghệ sĩ Hữu Thìn, cô ruột là NSƯT Thanh Nga, chú là NSƯT Bảo Quốc. Chính bởi cái nôi nghệ thuật đó đã đưa ông đến với nghề diễn một cách tự nhiên. Khi Hữu Châu sắp tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), gia đình ông rơi vào biến cố.Ông kể: "Tôi từng là công tử gia đình danh tiếng Sài Gòn, ở nhà 5 tầng lầu mặt tiền ngay trung tâm đường Trần Hưng Đạo. Cuộc sống của tôi từng rất sung sướng cho tới khi gia đình gặp biến cố. Trước đó, cô ruột tôi là nghệ sĩ Thanh Nga mất. Sau đó, lần lượt anh trai, rồi đến cha và bà nội của tôi qua đời, gia đình sụp hết. Từ một căn nhà 5 tầng lầu, gia đình chúng tôi chuyển sang ở một căn nhà mà chưa thể gọi là nhà. Căn nhà mà trời mưa là tất cả những gì dơ nhất là nó trôi vô, trời mưa thì dột không có chỗ ngủ. Khoảng thời gian đó có thể coi là nghèo khổ nhất, đói nghèo nhất, tự ti nhất và cũng có thể nói là đẹp nhất. Bởi tôi đã học được rất nhiều điều, và căn nhà đó cũng làm cho tình thương tràn đầy".Từ một "công tử" chính hiệu, nghệ sĩ Hữu Châu đã phải bước vào đời, mưu sinh với công việc bán báo cùng những vai diễn nhỏ lẻ để nuôi mẹ và hai em. Nam nghệ sĩ kể ông sống trong nghèo khổ khoảng 12 năm và vượt qua được bằng chính thực lực, nghề nghiệp và cách nhìn cuộc sống không bi kịch. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua, nghệ sĩ Hữu Châu không xem đó là thiệt thòi, mà ông còn thấy biết ơn vì chính khoảng thời gian nghèo khó đó khiến ông trở thành người tốt hơn, sống biết suy nghĩ và có trách nhiệm với gia đình. Nam nghệ sĩ 6X tâm sự: "Ngày xưa tôi là công tử con nhà giàu, đâu có phục ai. Ra nghề cũng tự kiêu dòng họ, gia đình, tự kiêu mình có gốc gác nghệ thuật nên diễn được. Nhưng biến cố ập đến, tôi từ trên cao rớt xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi cảm ơn khoảng thời gian đó nhiều lắm. Tôi vượt qua hết tất cả, có lẽ vì trách nhiệm, tình thương đối với gia đình, đối với chính bản thân tôi. Tôi từng bước cố gắng, khi dành dụm được thì bắt đầu cất nhà, sắm đồ rồi cuộc sống cứ thế vượt qua".Cũng tại chương trình, NSƯT Hữu Châu dành thời gian để chia sẻ về nghề diễn. Nam nghệ sĩ kể năm 24 tuổi, ông tham gia hội diễn sân khấu và đoạt huy chương vàng. Từ đó, ông chợt nghĩ bản thân phải theo nghề, bắt đầu từ công việc tấu hề. Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó người ta nói tấu hề là xàm, nhưng ai nói gì thì kệ, miễn mình được đứng trước đèn. Đứng trước đèn tức là mình còn được tồn tại, mình còn là diễn viên. Mình cứ diễn, miễn không làm gì sai trái, tục tĩu, đưa cái xấu đến khán giả thôi. Nhiều hôm trời mưa lất phất, bên dưới hàng ghế chỉ có hai khán giả, trên này Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Minh Nhí vẫn diễn bình thường. Mình vượt qua hết và khá lên hồi nào không hay".Từ câu chuyện về cuộc đời mình, nam nghệ sĩ gửi gắm lời khuyên đầy ý nghĩa dành cho thế hệ diễn viên trẻ. NSƯT chia sẻ khi trải qua biến cố, ông nhận ra bản thân không được phung phí, không được tỏ vẻ ta đây mà phải sống sao cho mọi người thương. Ngoài việc phải rèn luyện chuyên môn nghề, ông cho rằng quan trọng là phải sống tốt, làm việc đàng hoàng, tử tế, dẹp bỏ sự nóng nảy, kiêu ngạo."Các em chỉ mới đóng một vai, chưa là gì cả. Bản thân tôi đây, có 200 vai, đã theo nghề 40 năm rồi mà nhiều lúc còn không được kiêu căng, ngạo mạn nữa mà. Mình có thể tự hào chứ đừng kiêu căng, ngạo mạn, đừng ra vẻ ta đây. Dù Hữu Châu có giỏi cỡ nào đi nữa mà tính tình kỳ cục thì cũng chẳng ai mời. Bên cạnh đó, các em nhỏ phải nhớ một điều, khi gặp những điều bất như ý, khó khăn trong cuộc sống thì đừng nản lòng mà hãy xem nó là một bài học cho chính bản thân mà mình phải vượt qua. Hãy luôn mang trong mình những suy nghĩ tích cực nhất lúc đang gặp khó khăn", ông nhắn nhủ.
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.
Giá heo hơi hôm nay 10.4.2024: Giữ vững 60.000 đồng/kg
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...