Cận cảnh khu lâm viên sinh thái hơn 150 ha giữa lòng TP.HCM
Tối 9.1 tại Gallery Medium (240A/B Pasteur, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM), triển lãm của 3 nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor có tên Thẩm/thấu, thưởng (do VietnamColor hợp tác với Gallery Medium tổ chức) đã khai mạc. Triển lãm mang đến cho người xem những trải nghiệm đa cảm quan về màu sắc và bố cục, chạm vào từng chất liệu bằng xúc giác, và tương tác với tác giả, tác phẩm thông qua các buổi art talk, workshop.Nếu như nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy (sinh năm 1963) công phu tìm tòi và khám phá đất, nước, lửa trên nước men, sắc gốm để hình thành những tác phẩm gốm trừu tượng độc đáo thì những tác phẩm của nghệ nhân Trần Nam Tước (sinh năm 1974) thể nghiệm theo một bút pháp riêng trên chất liệu gốm. Còn nghệ sĩ HuongColor (sinh năm 1974) đeo đuổi theo chủ đề "Thời khắc - Phượng hoàng", với những tác phẩm màu nước trên lụa thô, sơn dầu trên toan, sắp đặt đa chất liệu, phổ màu độc đáo, mang tới cách nhìn mới về hội họa đương đại.Về nội dung các tác phẩm, nghệ sĩ HuongColor chia sẻ: "Mỗi con người sau khi đi qua một chu kỳ của ánh sáng, sẽ nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, là thời điểm có nhận thức đầy đủ về bản thể, chính là lúc phượng hoàng trở lại, đó là sự tái sinh, tìm về niềm đam mê của chính mình, là sự phục hưng. Nghệ thuật cho ta một đời sống mới, một làn gió mới. Hiện tại trở nên vô cùng có giá trị vì được kết tinh từ những gì đã qua, đó là sự chuyển biến từ bên trong, sẽ mạnh mẽ hơn khi người nghệ sĩ tìm được tiếng nói của chính mình.Ngay trong đêm khai mạc, VietnamColor và Gallery Medium cũng đã công bố chương trình đấu giá gây quỹ bức tranh lụa màu nước Chạng vạng #5 (Heure Bleue #5) của nghệ sĩ HuongColor. Đây là tác phẩm mang hàm niệm về sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, giữa những sinh thể vĩ đại dưới biển sâu và sự tồn tại bé nhỏ của con người. Lợi nhuận từ chương trình đấu giá sẽ được gửi tặng Quỹ Sống để hỗ trợ hoạt động thúc đẩy giáo dục cho trẻ em ở các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu của Quỹ học bổng Tay cộng tay – Handson, thuộc chương trình River Ơi. Thời gian đấu giá kéo dài từ nay đến hết ngày 23.1.
ĐH top 2 châu Á ưu tiên tuyển sinh người Việt với nhiều học bổng
Cô gái chia sẻ kinh nghiệm vượt qua cú lừa khi mua hàng online
Tổ chức hoặc cá nhân có thể lực chọn một trong các loại hình kinh doanh để đăng ký kinh doanh dạy thêm: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Trong đó, đa phần sẽ lựa chọn loại hình hộ kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh với sự tư vấn của luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn luật sư TP.HCM.Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm:Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo hai cách:Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơKhi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.Thứ nhất là đăng ký thuế lần đầuCăn cứ Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu như sau:Hộ kinh doanh dạy thêm cần chuẩn bị các giấy tờ sau nộp tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh:Thứ hai là niêm yết thông tin tại cơ sở dạy thêmTheo quy định tại điểm b khoản 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định dạy thêm học thêm thì cá nhân, tổ chức kinh doanh dạy thêm phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các nội dung:Thứ ba, nếu là giáo viên trường công thì phải nộp báo cáo cho hiệu trưởngKhoản 3 Điều 6 Thông tư 29 quy định, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 tại phụ lục kèm theo thông tư này.Thứ tư, hộ kinh doanh dạy thêm học thêm tuân thủ quy định phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho học sinhTheo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy định rõ: Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.Ngoài ra, căn cứ Phụ lục 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hộ kinh doanh dạy thêm không thuộc trường hợp quản lý về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn như:Luật sư Hoàng Tư Lượng lưu ý theo khoản 3, điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, giáo viên trường công không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm.
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".
Chuyên gia chỉ ra tác hại khi nam giới 'nói không' với kem chống nắng
Tiết mục múa lân sư rồng đẹp mắt

Engfa Waraha quyến rũ cùng kiểu tóc ướt vuốt ngược trên trang bìa tạp chí
Một CLB của sinh viên miền Tây làm được nhiều việc giúp học sinh nghèo
Truyền thông Hồng Kông tiết lộ Thái Trác Nghiên và Thạch Hằng Thông tái hợp cách đây ít lâu. On.cc cho biết sau khi hẹn hò với Á hậu Hồng Kông Lương Siêu Di được khoảng 6 tháng, "hoàng tử mạt chược" cảm thấy mối quan hệ này không thể nghiêm túc. Anh nhận ra Thái Trác Nghiên có tính cách mạnh mẽ, phù hợp với mình hơn nên quyết định chia tay tình trẻ để theo đuổi nữ ca sĩ 8X thêm lần nữa. Kể từ tháng 3 năm ngoái, thiếu gia họ Thạch đã tích cực "cưa cẩm" người đẹp nhóm Twins trong thời gian cô nghỉ ngơi giữa những ngày lưu diễn.Sau nhiều tháng kiên trì, Thạch Hằng Thông đã thành công hàn gắn với Thái Trác Nghiên. Hiện cặp đôi chọn giữ kín mối quan hệ tình cảm hơn xưa, không công khai xuất hiện trước công chúng mà chỉ cùng nhau dự những buổi tụ họp riêng tư với bạn bè thân thiết. Khi nữ ca sĩ 42 tuổi thực hiện những chuyến lưu diễn quốc tế, cô không cho bạn trai đi cùng. Từ tháng 11 năm ngoái, mối quan hệ của cả hai làm dấy lên nhiều suy đoán khi Ah Sa dự một sự kiện với tư cách đại sứ thương hiệu còn bạn trai thiếu gia thì ở hậu trường và cả hai tương tác tự nhiên.Hiện Thái Trác Nghiên tận hưởng khoảng thời gian riêng tư bên bạn trai và chưa tính đến chuyện kết hôn. Mới đây, khi được hỏi chuyện tình cảm trong sự kiện quảng bá phim mới, ngôi sao 42 tuổi cho biết cô không muốn chia sẻ nhiều vì hơi phức tạp. Nữ ca sĩ - diễn viên Hồng Kông nói thêm rằng cô sẵn sàng tiết lộ tin vui khi đến thời điểm thích hợp. Thái Trác Nghiên hẹn hò Thạch Hằng Thông từ năm 2017. Người yêu của sao phim Thiên cơ biến được truyền thông xứ Cảng thơm gọi với danh xưng "hoàng tử mạt chược". Gia đình anh kinh doanh sòng bài, bất động sản, dịch vụ…, sở hữu khối tài sản ước tính hàng chục tỉ HKD. Tháng 8.2023, truyền thông đưa tin cặp đôi đã chia tay vì thiếu gia họ Thạch phản bội. Á hậu Hồng Kông 2022 - Lương Siêu Di được cho là "kẻ thứ ba" xen vào mối tình 6 năm của cặp đôi nổi tiếng này song cô giữ im lặng, từ chối trả lời phỏng vấn. Ít lâu sau đó, Thái Trác Nghiên xác nhận chuyện chia tay Thạch Hằng Thông. Tuy nhiên, người đẹp khẳng định họ kết thúc không phải vì có "kẻ thứ ba". Nữ ca sĩ từng chia sẻ: "Theo những gì tôi biết, anh ấy không có đối tượng nào khác kể từ khi chúng tôi chia tay. Tôi cảm thấy tiếc cho anh ấy, anh ấy đang bị vu khống và chưa làm rõ những tin đồn. Chúng tôi vẫn là bạn rất tốt và thường xuyên ăn tối cùng nhau".Nữ nghệ sĩ 8X cũng từng tránh né câu hỏi về khả năng quay lại với Thạch Hằng Thông. Cô bộc bạch: "Tôi đang gác chuyện tình cảm sang một bên. Tôi không có thời gian để nghĩ về điều đó lúc này nhưng tôi đang tận hưởng cuộc sống. Tôi luôn có nhiều người theo đuổi nhưng bản thân lại rất kén chọn và không có thời gian để quan tâm".Thái Trác Nghiên (Ah Sa) sinh năm 1982 tại Canada, sau đó cùng gia đình chuyển về Hồng Kông. Cô từng là cái tên nổi đình nổi đám tại làng nhạc xứ Cảng thơm nhờ hoạt động trong nhóm Twins cùng với Chung Hân Đồng. Bên cạnh những thành công vang dội trên sân khấu âm nhạc, người đẹp còn lấn sân sang diễn xuất và được yêu thích qua các bộ phim: Thiên cơ biến, Tân câu chuyện cảnh sát, Thanh xà bạch xà, Phong vân II, Phỉ thúy minh châu… Năm 2023, cô gây chú ý khi tham gia phim Ngón tay vàng đóng cùng Lưu Đức Hoa - Lương Triều Vỹ. Dịp Tết Nguyên đán, người đẹp tái xuất màn ảnh với My Best Bet.Về đời tư, Thái Trác Nghiên từng có cuộc hôn nhân kín tiếng với nghệ sĩ Trịnh Trung Cơ nhưng đã chia tay hồi 2010.
Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 28.1.2025, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, Tổng thư ký FIFA Mattias Grafström đã gửi thư chúc mừng Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn.Chủ tịch FIFA và Tổng thư ký FIFA đã cảm ơn những nỗ lực đóng góp cho bóng đá của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn và chúc sức khỏe, niềm vui, hòa bình và thành công, đồng thời mong muốn tiếp tục hợp tác mạnh mẽ trong việc phát triển bóng đá và thúc đẩy các giá trị của môn thể thao này. Hai vị lãnh đạo cấp cao FIFA cũng hẹn sớm gặp lại Chủ tịch VFF. Nhân dịp này, lãnh đạo FIFA chia sẻ niềm vui đón tết của tất cả các cầu thủ nam và nữ trên khắp châu Á cũng như các nơi trên thế giới.Rất thú vị khi nhân dịp năm mới tại Việt Nam, trang FIFA World Cup cũng có bài thơ rất độc đáo, lấy tên của các cầu thủ nổi tiếng của Việt Nam, thành từ mở đầu của mỗi câu thơ. Nhìn ảnh và đọc thơ, các bạn có biết là ai không?
bài hát tiếng anh cho học sinh tiểu học
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư