Tập 11 'Nữ hoàng nước mắt' nhiều cảm xúc, rating bất ngờ giảm nhẹ
Để chuẩn bị cho trận gặp Abu Dhabi Country tại tứ kết Cúp C1 châu Á, CLB nữ TP.HCM của Huỳnh Như đã mang về 2 ngoại binh người Mỹ với thể hình lý tưởng và kinh nghiệm chơi bóng phong phú.Ngoại binh đầu tiên là Aubrey Goodwill, sinh năm 1998, mang quốc tịch Mỹ. Trung vệ Goodwill trưởng thành từ nền bóng đá học đường nổi tiếng thế giới của Mỹ khi từng chơi cho Sacramento và California Storm, sau đó chuyển sang đá cho Real SC ở giải hạng ba Bồ Đào Nha. Trong màu áo Sacramento, Goodwill từng đoạt nhiều giải thưởng cá nhân. Sự có mặt của trung vệ có chiều cao 1,77 m sẽ gia cố thêm sự chắc chắn cho CLB nữ TP.HCM ở các tình huống phòng ngự bóng bổng. Sau Goodwill, đội nữ TP.HCM có thêm một ngoại binh người Mỹ nữa. Người được lựa chọn là Sabrina Marie Cabrera, cũng từng thi đấu ở sân chơi bóng đá học đường Mỹ. Cabrera sinh năm 2001, có chiều cao 1,75 m và chơi ở vị trí tiền đạo. Cabrera có tất cả những gì mà đội nữ TP.HCM cần trên mặt trận tấn công. Đó là một trung phong cao to, thể hình tốt đóng vai trò "chim mồi" để mở đường cho những mũi tấn công kỹ thuật như Trần Thị Thùy Trang hay Huỳnh Như phô diễn năng lực.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, Huỳnh Như khẳng định các ngoại binh của đội nữ TP.HCM đều có thể hình và sức vóc lý tưởng để bù đắp cho điểm yếu của cầu thủ nữ Việt Nam. Tại vòng bảng Cúp C1 châu Á, CLB nữ TP.HCM đăng ký 3 ngoại binh gồm Tatiana Mason, Talani Barnet và Meghan Root. Cả ba cầu thủ này đều ký hợp đồng ngắn hạn, kéo dài đến hết vòng bảng, sau đó về nước khoác áo CLB khác.Với các ngoại binh Goodwill và Cabrera, CLB nữ TP.HCM cũng chỉ ký hợp đồng ngắn hạn. Tùy theo màn thể hiện của các cầu thủ này cũng như thành tích của nữ TP.HCM tại Cúp C1 châu Á, đội sẽ tính toán có tiếp tục gia hạn với ngoại binh hay không.Sau khi mua 2 ngoại binh người Mỹ, đội nữ TP.HCM sẽ ký hợp đồng với một cầu thủ nước ngoài nữa. Ở trận tứ kết Cúp C1 châu Á diễn ra tối 22.3 trên sân Thống Nhất, CLB nữ TP.HCM sẽ đối đầu Abu Dhabi Country. Đại diện UAE đã cầm hòa Hyundai Steel (Hàn Quốc) và đánh bại Wuhan Jiangda (Trung Quốc) để đoạt ngôi nhì đầy bất ngờ.Khác biệt của Abu Dhabi Country nằm ở chất lượng ngoại binh như thủ môn Jeane (Brazil), hậu vệ Valeriia Olkhovska (Ukraine), tiền vệ Aicha Hamideche (Algeria) hay tiền đạo Nanami Sone.Với tham vọng tiến xa tại Cúp C1 châu Á, Abu Dhabi Country dự kiến sẽ chiêu mộ thêm ngoại binh từ Nhật Bản và các nước châu Âu. Đại diện UAE không có cầu thủ bản địa chất lượng (bóng đá nữ UAE chưa phát triển), nhưng lại thừa tiềm lực để mang về những ngoại binh giỏi.Tại vòng bảng Cúp C1 châu Á, CLB nữ TP.HCM giành ngôi nhì với 6 điểm sau 3 trận, chỉ đứng sau đội bóng cực mạnh Urawa Red Diamonds của Nhật Bản.Cô bé 9 tuổi đi học người mẫu để cải thiện sự tự ti, nhút nhát
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Bà chủ tiệm bánh mì 40 năm ở TP.HCM: Bán 7.000 đồng/ổ và không xài điện thoại, internet…
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Nhà thầu xây dựng vỡ nợ, lừa đảo đồng nghiệp, đối tác
Tờ The Guardian ngày 30.1 dẫn lời Lãnh đạo Sở Cứu hỏa và Dịch vụ khẩn cấp Washington DC (Mỹ) John Donnelly cho rằng không còn người nào sống sót trong vụ máy bay chở 64 người va chạm với trực thăng quân sự tại khu vực thủ đô Mỹ.Vụ việc xảy ra vào ngày 29.1 (giờ địa phương) khi chiếc máy bay của hãng American Eagle - công ty con của American Airlines - đang tiến đến Sân bay quốc gia Ronald Reagan, chở theo 64 người lao xuống sông Potomac do va chạm trên không trung với một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk đang bay huấn luyện.Phát biểu trong cuộc họp báo cùng các quan chức khác, ông cho biết cảnh báo rơi máy bay vang lên vào lúc 20 giờ 48 ngày 29.1. Những người ứng cứu đầu tiên chứng kiến gió mạnh, mặt nước đóng băng và họ đã làm việc suốt đêm trong điều kiện đó."Chúng tôi không cho rằng có bất cứ người nào sống sót", ông nói và cho hay lực lượng chức năng đã tìm thấy 27 thi thể từ máy bay chở khách và 1 thi thể từ trực thăng. Ông cho rằng lực lượng chức năng sẽ tìm thấy thi thể của tất cả nạn nhân, nhưng "sẽ mất một chút thời gian, có thể cần thêm một số thiết bị nữa".Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy cho hay cả máy bay phản lực của American Airlines và trực thăng quân sự đều thực hiện "chuyến bay theo mô hình chuẩn""Đêm qua trời quang mây tạnh, trực thăng bay theo đúng mô hình chuẩn. Nếu bạn sống ở khu vực Washington DC, bạn sẽ thấy các trực thăng hay bay ngược xuôi khu vực dòng sông (Potomac)", CNN dẫn lời ông phát biểu."Chuyến bay của American Airlines hạ cánh theo mô hình chuẩn khi đến khu vực Sân bay quốc gia Ronald Reagan (DCA), vì vậy điều này không có gì bất thường khi một máy bay quân sự bay trên sông và máy bay hạ cánh tại DCA", ông Duffy cho biết.Ông cho hay xác 2 máy bay đều đã được định vị, với chiếc máy bay chở khách lật ngửa, gồm 3 phần, ở khu vực nước sâu tới thắt lưng. "An toàn là điều mà chúng ta trông đợi. Mọi người đi máy bay ở Mỹ đều mong rằng chúng ta bay an toàn", ông nói và cho hay Tổng thống Donald Trump và cơ quan hữu trách "sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng tôi có câu trả lời cho các gia đình và cho người đi máy bay".Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có thể đảm bảo an toàn cho mọi hành khách hàng không hay không, Bộ trưởng Duffy khẳng định là có. "Chúng tôi có những chỉ dấu ban đầu về những gì đã xảy ra ở đây, và tôi có thể nói với bạn một cách hoàn toàn tự tin rằng chúng tôi có không phận an toàn nhất thế giới", ông phát biểu.Theo tờ The Guardian, đây là vụ tai nạn máy bay thương mại chết người đầu tiên tại Mỹ kể từ năm 2009.Trong cuộc họp báo, CEO Robert Eisen của American Airlines cho biết vụ tai nạn là "thảm khốc" và "chúng tôi vô cùng đau buồn cho gia đình và những người thân yêu của hành khách cùng thành viên phi hành đoàn"."Vào thời điểm này chúng tôi không biết tại sao máy bay quân sự lại đi vào đường bay của máy bay chở khách", ông phát biểu.Về phần mình, CEO Jack Carter của Cơ quan Quản lý Sân bay đô thị Washington cho hay sân bay Ronald Reagan sẽ mở cửa lại vào 11 giờ ngày 30.1 (giờ địa phương). Ông cảm ơn những người vẫn còn đang tham gia công tác phục hồi sau vụ việc. "Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhưng không may là chúng tôi không thể cứu được một ai cả", ông nói.Trong cuộc họp báo, Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser cho hay mọi người "cảm thấy đau buồn sâu sắc" sau vụ tai nạn. Bà cho hay Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) sẽ là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho hay quân đội sẽ phối hợp với NTSB và Cục Hàng không liên bang để điều tra vụ việc.