Xe máy điện Honda SCe lộ diện dưới dạng concept
Ngày 20.1, tin từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật cứu nữ bệnh nhân 24 tuổi (Camphuchia) bị hội chứng ruột ngắn hoại tử, kèm tiền sử bệnh lý nặng nề.Theo bác sĩ, nữ bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn do viêm ruột hoại tử đã phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo một đầu, tình trạng này gặp rất nhiều ở bệnh nhân Campuchia (chiếm khoảng 90%).Bên cạnh đó, bệnh nhân còn mắc Lupus ban đỏ hệ thống biến chứng nặng, như: thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu miễn dịch, kháng thể kháng đông lưu hành. Bệnh nhân cũng đã được cắt lách trước đây. Đặc biệt, bệnh nhân trong tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, rối loạn đông máu và suy thận cấp khi nhập viện.Khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện đã thực hiện hội chẩn toàn viện gồm nhiều chuyên khoa (bác sĩ gây mê, ngoại tiêu hóa, hồi sức tích cực, huyết học) để lên kế hoạch chuẩn bị phẫu thuật. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật mở bụng để gỡ dính ruột, phục hồi lưu thông ruột - một can thiệp cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ca mổ mang đến nguy cơ xì miệng nối cực kỳ cao vì các nguyên nhân bệnh lý đi kèm khiến vết thương lâu lành.Nhưng với sự chuẩn bị các phương án tốt, ca mổ đã thành công hơn cả mong đợi, bệnh nhân hồi phục tốt và xuất viện chỉ sau 7 ngày hậu phẫu.Thạc sĩ, bác sĩ CK1 Mai Văn Dũng, chuyên khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn cho hay, thông thường những trường hợp viêm ruột hoại tử sẽ được phẫu thuật cắt đoạn ruột, đưa 2 đầu ra ngoài thành bụng làm hậu môn nhân tạo, dịch tiêu hóa sẽ được hồi truyền vào đầu dưới hậu môn nhân tạo giúp bệnh nhân tránh tình trạng mất nước và điện giải (biến chứng của hội chứng ruột ngắn).Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân trên thì chỉ được phẫu thuật đưa một đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo, không có đầu dưới của hậu môn nhân tạo để hồi truyền dẫn đến tình trạng suy kiệt, mất nước và rối loạn điện giải. Điều này khiến bệnh nhân suy thận cấp, rối loạn điện giải, thúc đẩy bệnh nền nặng lên. Do đó cần phải phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột sớm mới có thể cứu sống bệnh nhân. Nếu không được phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột và quản lý toàn diện (nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều trị nhiễm trùng, bổ sung điện giải và quản lý bệnh lý nền), nguy cơ tử vong ở bệnh nhân này gần như là chắc chắn.Bác sĩ Mai Văn Dũng khuyến cáo, với bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn có hậu môn nhân tạo thì cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt bằng bổ sung đủ năng lượng, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn gây kích thích tiêu hóa, uống nhiều nước, hỗ trợ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong trường hợp nếu không đủ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.Bệnh nhân cần được quản lý hậu môn nhân tạo như vệ sinh đúng cách, theo dõi phân, bảo vệ da. Những bệnh nhân này cần phòng ngừa và xử trí biến chứng mất nước và rối loạn điện giải, kém hấp thu, nhiễm trùng...Triệu chứng bất thường khi đi tiểu ở nam giới, chớ coi thường!
Giải ba: Nhà thơ Nguyễn Đức Hưng (Kon Tum) với các tác phẩm: Vòng lập (81); Chợ chiều (103); Nhà thơ Hoàng Thị Hiền (Quảng Ninh) với các tác phẩm: Đừng trách em làm gì cũng vội (85); Câu chuyện bắt đầu (108).
Sự thật về 6 'bí kíp du lịch' giúp tiết kiệm tiền lan truyền trên TikTok
Theo Minh, quanh khu "đảo" Sói có vài hộ dân sinh sống, nhưng ở đây đầy đủ dịch vụ như: ăn uống, chèo SUP, cắm trại qua đêm... "Sau khi mua cá, chúng mình di chuyển ra giữa hồ để chèo SUP đến tối. Công nhận nước ở đây trong xanh, mát lạnh...", Minh nhớ lại.
Tập 3 và 4 Hỏi các vì sao (When the Stars Gossip) đạt rating trên toàn Hàn Quốc lần lượt là 2,2% và 2,8%, giảm sâu so với hai tập đầu tiên (3,3% và 3,9%). Đây là con số đáng thất vọng đối với một dự án được xem là bom tấn truyền hình phát sóng vào cuối tuần trên kênh cáp tvN và có kinh phí sản xuất lên tới 50 tỉ won (867 tỉ đồng). Đài JTBC cũng nhận định mức rating này không hề xứng với tên tuổi, độ phổ biến khủng của hai sao Hàn Lee Min Ho và Gong Hyo Jin.Nhiều người xem nhận định rating Hỏi các vì sao có thể sẽ càng tụt dốc không phanh hơn nữa nếu vẫn đi theo hướng phát triển nội dung như hiện tại, khi bối cảnh không gian vũ trụ tràn ngập nguy hiểm cùng các chi tiết nghiên cứu khoa học chiếm quá nhiều thời lượng. Điều này khiến khán giả khó tập trung vào cốt truyện chính của tác phẩm.Trên diễn đàn The Qoo (Hàn Quốc), phần lớn dân mạng xứ kim chi đều tỏ ra thất vọng với Hỏi các vì sao. "Phim tệ quá","Tôi không hiểu biên kịch, ê kíp sao lại muốn dùng không gian vũ trụ để làm nền trong khi cốt truyện quá đơn giản", "Chắc rating sẽ còn thấp hơn nữa", "Có khi nào xuống luôn 1% không?"… là các bình luận nhận về nhiều tán thành.Thậm chí, không ít ý kiến còn cho rằng Hỏi các vì sao là bộ phim truyền hình tệ nhất trong sự nghiệp diễn xuất của hai gương mặt đình đám Lee Min Ho và Gong Hyo Jin. Diễn xuất của họ trong bốn tập đầu tiên của bộ phim cũng vấp một số tranh cãi.Đồng thời, "phản ứng hóa học" giữa Lee Min Ho (vai Gong Ryong) và Gong Hyo Jin (Eve Kim) cũng chưa bùng nổ đủ để cuốn hút người xem. Đáng chú ý, tập 4 Hỏi các vì sao khép lại cùng phân đoạn Gong Ryong tỏ tình với Eve Kim. Nhiều fan kỳ vọng mối quan hệ của cả hai sẽ có chuyển biến lớn, trở thành bước ngoặt giúp Hỏi các vì sao tăng rating. Trước đó, khi When the Stars Gossip ra mắt 2 tập đầu tiên cũng nhận hàng loạt phản hồi trái chiều. Phim gây chú ý khi nam chính Gong Ryong có cảnh nóng với nữ phụ Choi Go Eun (Han Ji Eun). Sau đó, nữ chính Eve Kim (Gong Hyo Jin) cũng có đoạn tình tứ khác với nam phụ Park Dong Ah (Kim Ju Hun) trong tập 1.Đặc biệt, bộ phim cũng vấp một số tranh cãi, vì những câu thoại và cảnh quay của nam chính ở tập đầu tiên bị cho là thiếu tôn trọng phụ nữ. Tuy nhiên, đến nay, phía ê kíp vẫn chưa đưa ra quan điểm về vấn đề này. When the Stars Gossip kể về chuyện tình của một phi hành gia và một khách du lịch tại một trạm vũ trụ. Tác phẩm do Park Shin Woo làm đạo diễn và Seo Sook Hyang viết kịch bản. Phim quy tụ dàn diễn viên tên tuổi Lee Min Ho, Gong Hyo Jin, Oh Jung Se, Han Ji Eun, Kim Joo Heon, Lee El… Hỏi các vì sao được kỳ vọng là dự án truyền hình bùng nổ trong năm 2025. When the Stars Gossip hiện chiếu tối thứ bảy - chủ nhật hằng tuần trên kênh tvN.
2,3 triệu giờ an toàn của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3
Ngày 10.3, tại Sóc Trăng, Hệ thống trường phổ thông FPT (FPT Schools) phối hợp Sở GD-TĐ tỉnh Sóc Trăng và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thảo "Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và quản lý giáo dục". Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan quản lý giáo dục, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu và gần 500 hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.GS-TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại tư duy phát triển và chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia. Các nhà quản lý và nhà giáo dục là lực lượng tiên phong, then chốt trong việc thực thi các chính sách giáo dục. Trong đó AI được coi là công cụ hữu ích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Theo đó, việc phát triển năng lực AI không chỉ xây dựng môi trường học tập sáng tạo mà còn giúp học sinh nhận thức rõ tiềm năng của bản thân, góp phần phát triển tư duy, hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Bởi, AI có tác động toàn diện tới 3 trụ cột chính của giáo dục, gồm: chương trình học; quá trình dạy và học; kiểm tra đánh giá. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời.Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự bùng nổ của AI đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục được xem là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, với cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, những vấn đề đáng lo ngại là có thể sẽ làm gia tăng khoảng cách số (thuận lợi với những nơi có cơ sở hạ tầng, internet, trang thiết bị thuận lợi và ngược lại), các vấn đề đạo đức AI, bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ, tính chính xác và khách quan của nội dung...Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Đỗ Đức Lân, Phó trưởng Phòng quản lý khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ thêm, qua một nghiên cứu phối hợp với UNICEF Việt Nam năm 2024, trong hơn 11.000 học sinh tại 22 tỉnh thành cả nước, kết quả chỉ có hơn 23% học sinh biết thông tin AI từ nhà trường, còn lại đa số là biết từ sách báo, truyền thông xã hội. Về khó khăn khi sử dụng AI, các em cho biết có 3 vấn đề hàng đầu là thiếu kiến thức và kỹ năng về AI, thiếu trang thiết bị và công nghệ, thiếu hướng dẫn từ giáo viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều nhà trường chưa có những chương trình hỗ trợ học sinh sử dụng AI một cách bài bản và kế hoạch. Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Giám đốc điều hành Hệ thống trường phổ thông FPT (Tập đoàn FPT), cho biết, từ 2 năm nay, Hệ thống FPT Schools đã triển khai chương trình về AI, robotics, steam theo tiêu chuẩn quốc tế để giảng dạy cho học sinh từ lớp 1. Những kết quả tích cực thời gian qua nói lên phần nào khả năng học tập, khả năng tiếp thu, bắt kịp những tiến bộ khoa học – công nghệ của giới trẻ, học sinh Việt Nam là rất mạnh mẽ. Những năm tới đây, dự đoán xã hội sẽ phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ với sự đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu ngành giáo dục tạo điều kiện tốt để các em trau dồi, rèn luyện thì chúng ta sẽ có một nguồn nhân lực rất mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trên thế giới.