Tương lai 'Vũ trụ quái vật' tươi sáng sau thành công của 'Godzilla x Kong'?
Live concert Trạm yêu được tổ chức vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 tại Cung thể thao Điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội) quy tụ dàn nghệ sĩ bước ra từ chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Những màn trình diễn của các anh tài khiến hàng ngàn khán giả thăng hoa và quẩy hết mình.Giá USD hôm nay 22.4.2024: Tiếp tục 'hot' khi lập đỉnh mới
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ vừa phát đi bản tin cảnh báo về một số hiện tượng thời tiết cực đoan như giông, sét, mưa lớn và cả mưa đá. Cụ thể, qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây giông đang phát triển gây mưa rào trên khu vực các tỉnh: Đồng Nai (Thống Nhất), Bình Phước (huyện Bù Gia Mập).
Phụ nữ dưới 40 tuổi cần làm gì để tránh nếp nhăn ở cổ?
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép…
Sau khoảng thời gian sinh sống ở Hội An (Quảng Nam), ca sĩ Ánh Tuyết có dịp tái ngộ khán giả TP.HCM trong 2 đêm nhạc đặc biệt mang tên Tango Night in Saigon, diễn ra vào ngày 26.2 Nhà hát kịch IDECAF (28 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) và 28.2 tại không gian biểu diễn ở số 1-3-5 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM. Cùng Ánh Tuyết, tham gia biểu diễn chính trong đêm nhạc là nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng Kimiyo Ogawa.Chia sẻ với Thanh Niên, ca sĩ Ánh Tuyết cho biết chương trình được tổ chức thường niên nhằm gây quỹ giúp trẻ em nghèo tại Kon Tum và TP.HCM được học ngoại ngữ (Anh, Pháp) và học nghề. "Trước đây, tôi cũng từng xem nhiều chương trình do tổ chức này từng thực hiện. Tôi thấy chương trình rất nhân văn, ý nghĩa nên được mời là tham gia ngay", chị bày tỏ. Trong lần tái ngộ khán giả TP.HCM này, giọng ca Ô mê ly thừa nhận bản thân không tránh khỏi cảm giác hồi hộp vì khá lâu rồi chị chọn lối sống "vui thú điền viên" nơi quê nhà. Khi nhận được lời mời từ chương trình, Ánh Tuyết đã dành thời gian chuẩn bị trang phục cũng như chăm chút cho bản phối để biểu diễn trong đêm diễn sắp tới. Giọng ca 6X trải lòng: "Trong đêm nhạc, tôi diễn cùng một nghệ sĩ nước ngoài nên mình chọn áo dài để tự tin nhất khi trình diễn. Ngày mai, tôi sẽ bay vào TP.HCM để ráp sân khấu. Tôi muốn mang đến sự chỉn chu nhất trước khán giả của mình. Bên cạnh đó, chương trình còn có nhiều người nước ngoài xem nên tôi muốn cho họ nghe chất giọng của ca sĩ Việt Nam khi đứng chung sân khấu với nghệ sĩ Nhật Bản sẽ ra làm sao. Mình cứ cố gắng hết sức để có ánh nhìn tốt đẹp từ mọi người...".Trong chương trình, ca sĩ Ánh Tuyết sẽ thể hiện hai ca khúc là Phố buồn (sáng tác: Phạm Duy) và Bóng chiều xưa (sáng tác: Dương Thiệu Tước). "Do trong đêm nhạc ban tổ chức yêu cầu chỉ hát nhạc theo điệu tango, nên tôi chọn 2 bài này với cách thể hiện mới. Bài Phố buồn tôi sẽ hát giọng trầm, còn Bóng chiều xưa sẽ nâng tone khi biểu diễn lần này. Tôi muốn cho khán giả thưởng thức Ánh Tuyết hát với cách mở âm vực rộng hết cỡ sẽ như thế nào", chị cho biết thêm. Chương trình Tango Night in Saigon (Poussières de Vie và Viện Pháp phối hợp tổ chức) được xem là chuyến du hành âm nhạc khi kết hợp những giai điệu tango của Argentina đầy hoài niệm và tứ tấu Jazz hiện đại, tươi mới, đầy năng lượng.
VNG Digital Business giới thiệu loạt giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp tại Tech4Life
Quyết định này đồng nghĩa với việc cầu thủ được hâm mộ nhất bóng đá Việt Nam hiện nay Nguyễn Xuân Son sẽ không được dự SEA Games 33. Kéo theo đó, ngôi sao nhập tịch này cũng khó cạnh tranh danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam sau đây 1 năm. Tuy nhiên, khó người khó ta, đội U.22 Việt Nam không được bổ sung các ngôi sao sáng giá nhất, thì Thái Lan và Indonesia cũng vậy. Những cầu thủ nhập tịch đang thi đấu tại châu Âu của Indonesia sẽ không thể dự SEA Games vì quá tuổi, những tài năng nổi bật nhất của bóng đá Thái Lan như Chanathip Songkrasin hay Theerathon Bunmathan cũng vậy. Sẽ không có chuyện những cầu thủ vừa nêu cố vớt vát danh hiệu cuối sự nghiệp của họ bằng 1 tấm HCV SEA Games 33 năm 2025, trên sân nhà Thái Lan.Đề xuất về độ tuổi U.22 tham dự nội dung bóng đá SEA Games, thay vì U.23 như các kỳ đại hội trước đây, cộng thêm việc không cho phép các đội bổ sung cầu thủ quá tuổi quy định của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) và Tổng cục Thể thao Thái Lan (SAT), nhanh chóng được giới bóng đá Đông Nam Á ủng hộ.Lứa tuổi U.22 dự SEA Games đúng với lộ trình dự giải U.23 châu Á 2026 của các đội bóng trong khu vực. Đồng thời, với độ tuổi trẻ này, các tài năng của bóng đá Đông Nam Á có nhiều cơ hội phát triển. Nội dung bóng đá nam SEA Games 33, vì thế, được trả về đúng với giá trị của đại hội, đó là tạo sân chơi cho các tài năng trẻ "tung cánh", đến với những sân khấu lớn hơn, có đẳng cấp cao hơn sau SEA Games.Trong những năm gần đây, lịch thi đấu bóng đá đỉnh cao tại Đông Nam Á ngày một dày đặc. Ngoài giải vô địch bóng đá Đông Nam Á dành cho các đội tuyển quốc gia (AFF Cup), bóng đá trong khu vực còn có thêm giải vô địch các CLB (cúp C1 Đông Nam Á, mùa này mang tên Shopee Cup). Xen kẽ với các giải kể trên, cầu thủ Đông Nam Á còn phải thi đấu vòng loại World Cup, vòng loại Asian Cup, vòng chung kết (VCK) Asian Cup đối với cấp độ đội tuyển quốc gia, các cúp châu Á (AFC Champions League Elite và AFC Champions League 2) đối với các CLB. Yêu cầu về mặt thành tích ở các sân chơi kể trên khiến cho một số đội bóng buộc phải sử dụng những cầu thủ phù hợp, sử dụng nhiều cầu thủ ngôi sao. Riêng với các CLB thi đấu ở Cúp C1 Đông Nam Á và các cúp châu Á, họ phải dùng nhiều ngoại binh để tăng khả năng cạnh tranh thành tích cho CLB của mình. Vì thế, các sân chơi dành riêng cho các cầu thủ trẻ ngày một trở nên quan trọng với các nền bóng đá trong khu vực.SEA Games là 1 trong những sân chơi như thế, dành riêng cho các cầu thủ trẻ ở nội dung bóng đá nam. Việc Ban tổ chức SEA Games 33 năm 2025, giới hạn độ tuổi ở lứa U.22, tạo điều kiện tối đa cho các cầu thủ trẻ được thể hiện, về lâu về dài, có lợi cho sự phát triển của bóng đá Đông Nam Á! HLV Kim Sang-sik sẽ theo dõi kỹ các giải đấu trong nước, tìm nguồn cầu thủ trẻ, xây dựng lực lượng cho đội tuyển U.22 Việt Nam, hướng về các nhiệm vụ quốc tế trong năm 2025. Khi mùa giải 2024-2025 kết thúc vào tháng 5 năm nay, bộ khung cơ bản của U.22 Việt Nam cơ bản sẽ hình thành, sẵn sàng tham dự vòng loại U.23 châu Á 2026. Sau vòng loại giải châu Á, lực lượng dự SEA Games gần như sẽ được phác thảo. Sau đó là giai đoạn tập huấn chuẩn bị cho SEA Games, nhiều khả năng sẽ diễn ra trong tháng 11.