Định giá ngang tầm BMW X7, Jeep Grand Cherokee có gì?
Ngày 22.1, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Tòa chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, sửa án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) 17 năm tù về tội nhận hối lộ và 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo phải chịu là 22 năm tù (sơ thẩm bị cáo bị tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này).Tòa phạt bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) 17 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù).Theo tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Kỳ Hình đã nộp bổ sung hơn 4 tỉ đồng nên đã nộp đủ số tiền hưởng lợi bất chính. Ngoài ra, gia đình bị cáo Hình có công với cách mạng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều thành tích trong công tác, tham gia nhiều công tác xã hội...Bị cáo Đặng Việt Hà cũng đã nộp đủ số tiền nhận hối lộ ở giai đoạn sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo nộp thêm hơn 5 tỉ đồng, gia đình có công cách mạng, tham gia thiện nguyện, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của cán bộ công chức Cục Đăng kiểm Việt Nam...Ngoài ra, TAND cấp cao tại TP.HCM còn chấp nhận kháng cáo, giảm án cho nhiều bị cáo trong vụ án.Như Thanh Niên thông tin, bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình
Theo điều 2 Nghị định 176 năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025), quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước gồm:Tại điều 3 Nghị định 176 quy định, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó, gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ xử phạt, Bộ Công an đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định.Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.Căn cứ vào kinh phí thu từ xử phạt được bố trí, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập phương án phân bổ ngân sách cho các cơ quan tại địa phương quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 Nghị định này.Đồng thời, trình HĐND cùng cấp quyết định và gửi Bộ Công an, cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đã bố trí thực hiện theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Trường hợp nguồn kinh phí chi thường xuyên, hoặc các nguồn khác từ ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, thì được sử dụng nguồn kinh phí thu từ xử phạt này, và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.Xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. Giải quyết vụ, việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông. Khắc phục sự cố, phòng, chống ùn tắc, xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.Chi công tác phí, hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu. Điện duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông. Cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Khảo sát, đánh giá, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức nghiên cứu, điều tra thống kê, thực hiện đề tài khoa học, tiến hành hoạt động thử nghiệm, phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm.Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Các nội dung chi khác thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định.Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.
Đà Nẵng: Tuyên án nữ giám đốc bất động sản lừa đảo
Ngày 17.1, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại Nghị định 178/2024, có hiệu lực từ đầu năm 2025.Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.Sau thời hạn quy định trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.Theo thông tư ban hành, tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có).Công thức tính như sau: Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu. Còn số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Bộ Nội vụ lưu ý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.Trong đó, Bộ Nội vụ yêu cầu tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.Chính sách, chế độ đối với cán bộ quy định tại Thông tư số 01/2025 được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.Tại thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chính sách nghỉ việc có trách nhiệm triển khai đồng bộ với chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.
Ngoài Chocopie, Orion cũng đồng loạt thực hiện hoạt động tăng gr trên một số sản phẩm khác: O'star, Toonies, Custas cốm... với mong muốn mang đến các giá trị cộng thêm cho khách hàng.
Người đẹp Việt phối sơ mi ‘đu trend’ ôm hoa gây sốt cộng đồng mạng
Theo đó, từ năm học 2025-2026, thực hiện Điều 15 Nghị định 81 của Chính phủ, học sinh tiểu học trường công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí. Như vậy, từ năm học 2025-2026 trở đi, chỉ còn trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT phải đóng học phí theo quy định.Bên cạnh đó, từ thực tiễn tại TP.HCM từ năm học 2021-2022 đến năm học 2024-2025, HĐND TP.HCM đã ban hành các chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp học, cụ thể như sau:Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đã nhận được phản ứng tích cực từ dư luận xã hội trong các năm học vừa qua, việc xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn từ năm học 2025-2026 là yêu cầu cần thiết để mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội tham gia học tập, là tiền đề để xây dựng xã hội học tập.Trong báo cáo tác động UBND TP.HCM đưa ra các giải pháp:Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng: Áp dụng mức thu học phí đối với trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT tại Nghị quyết số 12 năm 2024 của HĐND mà không có chính sách hỗ trợ.Giải pháp 2: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Mức hỗ trợ THPT học phổ thông đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 12 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.Giải pháp 3: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời trong báo cáo này, UBND TP chỉ rõ tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quanTrong đó giải pháp 1 sẽ có tác động tiêu cực bởi, cho đến thời điểm hiện nay, đã có 8 tỉnh thành thông báo miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025, gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Theo lộ trình miễn giảm tại Nghị định số 81 thì giải pháp giữ nguyên hiện trạng sẽ không thể hiện được sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục; sự bứt phá đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân xứng tầm trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.Còn giải pháp 2 thì không có tác động tiêu cực mà có tác động tích cực bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà thành phố thực hiện trong các năm học vừa qua đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội. Chính sách được ban hành sẽ là món quà hết sức ý nghĩa thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục, là thành phố đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân; đánh dấu mốc quan trọng trong việc TP.HCM là địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học, ghi dấu ấn mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút nguồn nhân lực trên cả nước đến cư trú và làm việc tại TP, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 653 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Việc triển khai thực hiện chính sách không làm phát sinh thủ tục hành chính.Còn giải pháp 3 có tác động tích cực là bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025- 2026.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 338 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Còn tác động tiêu cực của giải pháp 3 là khi chính sách được ban hành thì thành phố chỉ còn đối tượng trẻ em mầm non dưới 5 tuổi phải đóng học phí theo quy định. Trong khi trẻ em mầm non dưới 5 tuổi cũng là đối tượng rất cần được quan tâm hiện nay, trẻ em mầm non chưa thể tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ đi làm, đặc biệt đối với công nhân, người lao động là lực lượng lao động chính tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố có mức thu nhập không cao thì chi phí gửi trẻ cũng chiếm một phần lớn trong chi phí sinh hoạt. Giải pháp này có khả năng gây dư luận về tính công bằng trong tiếp cận chính sách của thành phố đối với các đối tượng trong độ tuổi đến trường.Từ các phân tích, nhận định và đánh giá nêu trên, UBND TP.HCM đề xuất chọn giải pháp 2 là ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026.