Kia Sorento phiên bản 'lạ' xuất hiện tại Việt Nam, có thể chạy bằng điện
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.Oppo ra mắt smartphone màn hình gập Find N3 dùng camera Hasselblad
Ngày 6.3, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 5.3 nắng nóng gay gắt trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung. Mức nhiệt cao nhất ở miền Trung lên tới 39,9 độ C tại Tương Dương (Nghệ An). Ngoài ra mức nhiệt cao trên 39 độ cũng được ghi nhận tại TP.Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) 39,4 độ C và Hương Khê (Hà Tĩnh) 39,1 độ C.
Bất ngờ với phim tiếng Anh của học sinh tiểu học TP.HCM
Không chỉ máy tính mà nhìn quá lâu vào màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng cũng dẫn đến những thay đổi trên cơ thể. Như Hội chứng thị giác máy tính còn được gọi là mỏi mắt do kỹ thuật số. Tình trạng này bao gồm một loạt các vấn đề về liên quan đến mắt như mỏi mắt, nhìn mờ, kể cả nhức đầu do mỏi mắt. Những vấn đề này xuất phát từ các yếu tố như ánh sáng kém, độ chói của màn hình, khoảng cách xem không phù hợp và do có tật khúc xạ nhưng không mang kính, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam đến từ nhiều yếu tố: tinh thần chiến đấu được cải thiện, HLV Kim Sang-sik dùng người linh hoạt và có đấu pháp hợp lý, hay màn tỏa sáng của tân binh Nguyễn Xuân Son. Tuy nhiên, cốt lõi thành công của thầy trò ông Kim vẫn đến từ việc nâng tầm thể lực, vốn là chiếc chìa khóa mở cửa bất cứ hệ thống chiến thuật nào. Nói dễ hiểu thì khi cầu thủ khỏe và bền bỉ hơn, muốn đá phòng ngự phản công hay kiểm soát bóng cũng được. Còn nếu không đủ dẻo dai, vận hành triết lý nào cũng khó tránh cảnh trục trặc. HLV Kim Sang-sik cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã lên kế hoạch cho chuyến tập huấn 10 ngày ở Hàn Quốc và đây là bước ngoặt quan trọng của đội tuyển Việt Nam. Trong 10 ngày tại xứ kim chi, các cầu thủ được rèn các bài tập thể lực, sức bền, sức va và tốc độ theo tiêu chuẩn Hàn Quốc. Theo tiết lộ từ đội tuyển, thông số của cầu thủ qua từng bài tập đều được ban huấn luyện ghi chép tỉ mỉ. Sự tiến bộ của học trò được chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận với Báo Thanh Niên: "Khác biệt giữa cầu thủ Việt Nam và Hàn Quốc là không nhiều. Có chăng, là cầu thủ Việt Nam còn những điểm mạnh tiềm ẩn có thể bộc lộ thêm". Nhận thấy thể lực học trò đã cải thiện, HLV Kim Sang-sik đã mạnh dạn áp dụng đấu pháp thiên về đá chắc chắn, phá sức đối thủ trong hiệp 1, trước khi bung bài kết liễu trận đấu trong hiệp 2. Đội tuyển Việt Nam không thể ghi những bàn thắng ở phút 90+14 hay 90+19, nếu vẫn giữ nền tảng thể lực "đuối" như trước đây.Tuy nhiên, cải thiện thể lực ở đội tuyển chỉ là phần ngọn. Với đặc thù tập trung 5 - 6 đợt mỗi năm (mỗi đợt kéo dài khoảng 10 - 15 ngày), thời gian làm việc của cầu thủ với thầy Kim ít hơn nhiều so với cấp độ CLB. Do đó, khâu huấn luyện thể lực cần được tiến hành chuẩn chỉ từ CLB. Tín hiệu vui là ngày càng nhiều đội bóng nâng cao ý thức rèn thể lực, như CLB Bình Dương, CLB Hà Nội hay CLB Công an Hà Nội (CLB CAHN) mạnh tay thuê HLV thể lực người nước ngoài. Ở đội Bình Dương, khi HLV Hoàng Anh Tuấn còn tại vị, ông cùng giám đốc kỹ thuật Jurgen Gede và HLV thể lực phân tích thông số sức khỏe cầu thủ thông qua hệ thống GPS.Cũng sử dụng số liệu để huấn luyện còn có HAGL, với giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi. Đội bóng phố núi dự kiến sẽ mở phòng khoa học thể thao để áp dụng số liệu, thống kê triệt để hơn trong khâu rèn sức.Dù vậy, bóng đá Việt Nam còn chặng đường dài để vươn tầm quốc tế. Minh chứng là nhiều cầu thủ Việt Nam xuất ngoại sang Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu đã "hụt hơi", bởi không theo kịp nền thể lực và phương pháp huấn luyện ở những nền bóng đá tân tiến hơn.Năm 2019, một chuyên gia ngoại từng đến Việt Nam chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Các cầu thủ cần tập luyện nhiều hơn, cả tập trên sân lẫn trong phòng gym. Khối lượng 2, 3 buổi tập ở các đội V-League cộng lại mới bằng 1 buổi tập ở châu Âu. Các buổi tập cũng cần có cường độ lớn, nhanh và mạnh hơn nữa thì cầu thủ mới tiến bộ được". Tập nặng và đúng cách sẽ mang tới hiệu quả ra sao, hãy nhìn CLB Thanh Hóa. Khi mới nhận đội năm 2023, HLV Velizar Popov từng mang tới cho học trò cường độ tập... choáng váng. Nhiều cầu thủ mệt nhoài vì không theo kịp phương pháp khắc nghiệt, nhưng HLV Popov đã hứa: nếu giáo án không hiệu quả, ông sẽ rời đi. Và rồi, CLB Thanh Hóa đoạt 3 cúp trong 2 năm, trở thành đội chơi nhiệt huyết và rắn rỏi bậc nhất Việt Nam lúc này.Ngoài ra, để cải thiện thể lực cầu thủ, V-League cần tăng thời gian bóng lăn. Hiện bóng chỉ lăn khoảng 50 - 55 phút/trận, tức là chưa đến 2/3 thời lượng. Nhiều trận đấu bị xé vụn bởi các pha phạm lỗi, nằm sân câu giờ... vừa khiến tính giải trí mất đi, vừa làm cầu thủ bị tụt thể lực bởi thời gian chạy quá ít. HLV Park Hang-seo từng đề cập: "Tôi muốn các cầu thủ phải cải thiện vấn đề thể lực. Rất ít cầu thủ đá được 10 km/trận trong khi đây là ngưỡng bình quân của cầu thủ. Tôi phải đẩy cầu thủ làm sao đá được thêm 1 - 2 km nữa. Còn chạy cường độ cao nữa".Một HLV ở hạng nhất bày tỏ: "Muốn cầu thủ phát triển, cần tăng thời lượng bóng lăn ở mọi trận đấu". Đó cũng là thực tế HLV Kim Sang-sik mong muốn. Khi chất lượng trận đấu tăng lên, cầu thủ sẽ tự tiến bộ. Bóng đá Việt Nam cần cải thiện từ gốc rễ, thay vì phó mặc để ông Kim giải quyết mọi vấn đề.
Đạo đức cầu thủ Việt Nam: Không bản lĩnh sẽ dễ sa ngã
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.