Hoàn Mỹ nâng cao năng lực khám, chữa bệnh và mở rộng mạng lưới y tế
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.Asus giới thiệu laptop ExpertBook B9 OLED tại Việt Nam
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực sau 3 ngày nữa (từ 14.2.2025).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Thông tư 29 không cấm giáo viên dạy thêm, vấn đề là phải dạy đúng quy định trong thông tư, đừng làm mất đi sự tôn nghiêm cao đẹp của ngành giáo dục, của nhà giáo.Ông Minh cho hay với giáo viên tiểu học, Thông tư 29 cũng không cấm dạy thêm. "Giáo viên tiểu học không được dạy thêm những môn mình dạy chính khóa ở trường, ở lớp. Còn lại các thầy cô có thể dạy rèn chữ đẹp, dạy thủ công mỹ nghệ, dạy STEM, đàn hát, vẽ tranh nghệ thuật, năng khiếu…", ông nói.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết một giáo viên âm nhạc ở trường công vẫn có thể ra trung tâm dạy các môn nhạc cụ cho học sinh. Hoặc giáo viên trong trường vẫn có thể ra trung tâm dạy đàn, dạy vẽ, thể thao… vì đây là các môn bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, không được tính là các môn dạy kiến thức văn hóa nên không bị xếp là dạy thêm học thêm.Ngày 8.2.2025, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc giáo viên tiểu học có được dạy tiếng Anh, tin học IC3 tại trung tâm ngoại ngữ - tin học không? Học sinh tiểu học có được học tiếng Anh, tin học như IC3 tại trung tâm? Nhiều giáo viên đặt câu hỏi khi họ đọc Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT thấy nội dung "Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật", vậy cụ thể là như thế nào? Giáo viên nào cũng cần đi đăng ký kinh doanh rồi đi dạy thêm hay sao?Luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo khoản 1, Điều 6, Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, quy định: Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:"Hiện nay, có 2 mô hình bạn có thể lựa chọn: Đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sự khác nhau của 2 mô hình trên nằm ở thủ tục, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và thuế phải nộp. Tùy vào quy mô hoạt động mà bạn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Với quy mô nhỏ và vừa nên đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, giáo viên có thể liên hệ Phòng kinh tế (hoặc Phòng Tài chính kế hoạch) cấp quận/huyện nơi bạn đặt trụ sở đăng ký hộ kinh doanh để đăng ký hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin dịch vụ công quốc gia", luật sư Hoàng Tư Lượng tư vấn.Tuy nhiên, luật sư Hoàng Tư Lượng cũng nói rõ: "Theo khoản 3 Điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, theo quy định trên, giáo viên trường công lập không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm".Đồng thời, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29).Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ban hành ngày 30.12.2024, có hiệu lực từ 14.2.2025. Tại đây định nghĩa "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".
Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Truy trách nhiệm ở cấp tiểu học
4 CLB bốc thăm để xác định 2 cặp thi đấu vòng loại, thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một trận thua. Hai CLB thắng trận được thi đấu trận chung kết, 2 CLB thua trận vòng loại sẽ đồng hạng ba. Sau khi kết thúc 90 phút thi đấu chính thức của mỗi trận đấu, nếu tỷ số hòa, 2 đội sẽ thi đấu luân lưu 11m để xác định đội thắng.
Nghe dự báo thời tiết sẽ có nắng nóng kéo dài, Bùi Thị Hiền, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, lo lắng cho cuộc sống của Hiền cùng 2 đứa bạn trong căn phòng trọ khoảng 16 m2 ở khu phố 6, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức.
3 phương thức tuyển sinh của Trường ĐH An ninh nhân dân năm 2024
Được tổ chức tại Việt Nam từ năm học 2011 - 2012, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” đã trở thành sân chơi bổ ích, thu hút hàng triệu học sinh từ khắp các tỉnh thành tham gia và trở thành một trong những cuộc thi có quy mô lớn nhất Việt Nam. Sau 14 năm triển khai, ban tổ chức đã nhận được hơn 6,7 triệu bức tranh, chiếm gần 65% tổng số lượng tranh tham dự trên toàn thế giới và đã đạt được thành tích đáng kể bao gồm: 01 giải Vàng, 01 giải Bạc, 01 giải Đồng và 05 giải Khuyến khích tại cuộc thi cấp quốc tế được tổ chức ở Nhật Bản.Năm học 2024 - 2025, cuộc thi được diễn ra từ tháng 9 - 12.2024 đã thu hút hơn 520 nghìn bài dự thi từ các em học sinh trong độ tuổi dưới 15 tuổi trên cả nước gửi về. Ngày 12.1 vừa qua, lễ trao giải dành cho 60 thí sinh xuất sắc đạt giải nhất, nhì, ba đã được tổ chức với sự quan tâm và tham gia của đông đảo các em học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tại đây, 15 giải Nhất, 15 giải Nhì, 30 giải Ba và 90 giải Khuyến khích, trong đó có 10 giải do khán giả bình chọn online đã được vinh danh và trưng bày. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã lựa chọn 9 bức tranh xuất sắc nhất tham dự Cuộc thi quốc tế tại Nhật Bản sẽ diễn ra vào tháng 3.2025. Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Keisuke Tokunaga - Giám đốc Khối Chiến lược kinh doanh, Toyota Việt Nam chia sẻ: “Tại Việt Nam, sau 14 năm, Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của xã hội và sự tham gia của nhiều em nhỏ. Năm nay, nhờ sự hỗ trợ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, cùng với hệ thống Đại lý Toyota, Ban tổ chức đã nhận được hơn 520.000 tác phẩm dự thi, tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu về số lượng tranh tham dự. Tôi rất vui khi có cơ hội được xem lại nhiều tác phẩm thể hiện những ý tưởng sáng tạo và phong phú này.”Năm nay, các tác phẩm tham dự với đa dạng chủ đề trong cuộc sống, trong đó, các vấn đề môi trường, năng lượng sạch và thiên nhiên được quan tâm hơn cả. Thông qua trí tưởng tượng và góc nhìn trẻ thơ, bằng những nét vẽ và màu sắc tươi vui, các em muốn gửi gắm thông điệp về một thế giới hòa bình, tươi sáng và hạnh phúc. Nơi đó, con người có thêm nhiều giải pháp di chuyển xanh, dịch bệnh được đẩy lùi và sống hài hòa với thiên nhiên. Có thể kể đến các bức tranh nổi bật như “Trạm điều hành Toyota ngoài không gian tìm kiếm các năng lượng mới cho phát thải ròng bằng không” của em Quỳnh Chi đến từ Hải Dương, “Xe ô tô chó đa năng nhặt rác dưới biển” của em Anh Khôi đến từ Hải Phòng, “Xe Toyota đời mới chạy bằng năng lượng pin mặt trời được tích hợp vào vỏ xe” của em Minh Dũng, 5 tuổi đang học mầm non tại Hà Nội…Bên cạnh đó, các giá trị về văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc cũng được các em thể hiện trên những bức tranh như: “Ô tô tuyên truyền gìn giữ nét đẹp văn hóa nghề thêu, dệt vải thổ cẩm của người dân tộc miền núi” của em Lương Duy Bảo đến từ Sơn La, hay “Toyota khảo cổ học giúp các nhà khoa học khảo cổ nhanh chóng tìm ra những giá trị lịch sử của nhân loại” của em Đỗ Huy Hoàng đến từ Hải Phòng và được chọn là tranh tham dự cuộc thi quốc tế.Em Hoàng Anh, trường Tiểu học Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Năm nào con cũng rất vui được tham gia nộp tranh về những chiếc ô tô. Bức tranh của con bằng màu sáp, là một chiếc ô tô có thể chữa được mọi bệnh tật trên thế giới, để tất cả mọi người đều khỏe mạnh, được đi học, đi chơi như con”.Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - chiếc ô tô mơ ước đã khép lại nhưng mang đến rất nhiều kỷ niệm đẹp cho cả các bậc phụ huynh và các em học sinh tham gia. Không chỉ là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, khuyến khích các em học sinh sáng tạo và tái hiện thế giới theo góc nhìn riêng. Mà ở đó, các em còn được hiểu hơn về giá trị của những điều tốt đẹp, xây dựng tình bạn giữa các trường học và cả tình hữu nghị giữa các quốc gia. Hành trình gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Toyota luôn nỗ lực duy trì nhiều hoạt động ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong đó, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước là một trong rất nhiều hoạt động thường niên bám sát tầm nhìn và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội.