Chàng trai bất ngờ nổi tiếng vì nhặt được huy chương của cầu thủ U.22 Thái Lan
Ngày 22.4, ghi nhận lúc 7 giờ 30 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu giảm nhẹ, giá dầu thô Brent giảm hơn 0,6% xuống 86,82 USD/thùng; giá dầu WTI của Mỹ giảm hơn 0,5% xuống 81,55 USD. Cả hai loại dầu này đều giảm khoảng 3% vào tuần trước.236 game thủ của 56 quốc gia tham dự GEG23 tại Ả Rập Xê Út
Đúng lúc khó khăn, các cầu thủ Danang Dragons thi đấu bùng nổ với 6 quả ném 3 điểm thành công liên tiếp, thu ngắn khoảng cách điểm số xuống sát nút (102-103). Đó là những gì mà đội khách làm được bởi sau đó ngôi sao Madarious Gibbs tỏa sáng giúp CLB Nha Trang Dolphins giành chiến thắng chung cuộc 108-105 trước Danang Dragons.
Nguyễn Thanh Hà trao vương miện cho tân Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024
Chiều nay 7.1 Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thăm cầu thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. "Tôi đã được nghe các bác sĩ trao đổi rằng ca mổ của bạn rất thành công. Tôi hy vọng bạn sẽ hồi phục sớm và Xuân Son lại sớm tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Không chỉ cá nhân tôi, tất cả người Việt Nam đều ghi nhận đóng góp của bạn cũng như các đồng đội. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn và chúng tôi mong bạn sẽ sớm đóng góp cho Việt Nam", GS Thuấn bày tỏ.Chúc mừng GS-TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec, và ê kíp phẫu thuật đã có ca mổ hết sức thành công cho Xuân Son, GS Thuấn chia sẻ: "Thời gian tới sẽ là giai đoạn phục hồi chức năng cho Xuân Son, chắc rằng đội ngũ của Vinmec sẽ sớm giúp Son hồi phục".Trực tiếp phẫu thuật cho cầu thủ Nguyễn Văn Son sau chấn thương tại Thái Lan tối 5.1, GS-TS Trần Trung Dũng cho rằng, với ca mổ này, chúng ta nhìn nhận đó là niềm tin của bệnh nhân, đặc biệt là người có điều kiện chi trả tài chính tin vào y tế Việt Nam. Đặc biệt là cầu thủ như Son có nhiều cơ hội điều trị, dù trước đó đã định chọn Nhật và Hàn để điều trị. "Sự lựa chọn đó khẳng định niềm tin của mọi người với y học chúng ta. Với ca phẫu thuật cho Son, tin rằng các bác sĩ khác như khác: Việt Đức, Chợ Rẫy... đều làm được kỹ thuật này mức độ cao. Quan trọng là niềm tin, vì nếu không tin thì kỹ thuật cao cũng ra nước ngoài", GS-TS Trần Trung Dũng bày tỏ.Vẫn theo GS-TS Trần Trung Dũng, ca mổ của Son kỹ thuật không quá khó nhưng đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi với bệnh nhân thường, sau mổ có thể chỉ cần đi lại, sinh hoạt, nhưng với vận động viên và đặc biệt là vận động viên thi đấu đỉnh cao như Xuân Son là khác hoàn khác. Do đó, yêu cầu phục hồi sau mổ là thách thức rất lớn. Sau liền xương, còn phải duy trì sức cơ, kiểm soát cân nặng."Thể trạng của Son, thể trạng châu Âu rất dễ tăng cân, chỉ cần hơi giảm tập, thì từ 90 kg có thể lên hơn trăm cân rất dễ. Vì thế, ca mổ của Son hiện mới chỉ được khoảng 1/10 quãng đường, khó khăn phía trước. Để Son duy trì, kiểm soát được cân nặng thì cần tập phục hồi, và phải tập phù hợp từng giai đoạn: chưa liền xương, liền xương chưa chắc và liền chắc", bác sĩ Dũng phân tích.Theo các bác sĩ, 1 ngày sau phẫu thuật, hiện Son đã có các bài tập phục hồi với máy, tại giường. Anh cũng đã có thể di chuyển bằng nạng."Rất may, trước mổ, các hội chẩn và sự chuẩn bị nhanh chóng giúp cho Son được phẫu thuật trong khung giờ vàng, trong 24 giờ kể từ khi chấn thương. Nếu can thiệp muộn thì tình trạng phù nề do chấn thương gia tăng, da chân phỏng nước thì sau phẫu thuật sẽ liền kém, nuôi dưỡng kém. Mổ trong 24 giờ đầu khi sưng nề chưa nhiều, nên cố định xương thuận lợi. Nếu mọi việc thuận lợi, Son có thể trở lại thi đấu sau khoảng 9 tháng nữa", GS Dũng chia sẻ.
Sự ra đi của nhà thơ Dương Kỳ Anh ở tuổi 77 để lại nhiều tiếc nuối với bạn bè, đồng nghiệp. Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Hữu Việt chia sẻ: “Thương tiếc nhà thơ Dương Kỳ Anh - người thủ trường đặc biệt những năm đầu làm báo Tiền Phong”.Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh tên thật là Dương Xuân Nam, sinh năm 1948 tại Hà Tĩnh. Ông là nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Dương Kỳ Anh còn là một trong những nhà thơ, nhà báo hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trong từ điển Danh nhân Văn hóa Thế giới (Khu vực châu Á - Thái Bình Dương).Nhà thơ Dương Kỳ Anh từng xuất bản một số tác phẩm như Và anh đợi (1987), Dang một chuyện tình (1989), Đi qua thời gian (1992), Bông hoa lạ (1994), Bài phóng sự (2000), Miền ký ức (2001), Bức ảnh thứ hai (2001), Chị Huệ làng Tảo Trang (2003), Xuyên Cẩm (2004), Thơ Dương Kỳ Anh (2005), Thổ địa (2006); Cõi ta bà (2008)... Ông giành được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh được nhiều người gọi với danh xưng “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ông đảm nhận vai trò Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi sắc đẹp này từ năm 1988 đến năm 2008. Trong một lần chia sẻ với Thanh Niên, ông từng cho rằng thi hoa hậu nên là một ngày hội văn hóa, giúp cho tất cả các cô gái trong độ tuổi trẻ trung đều có cơ hội được tỏa sáng, học hỏi, thể hiện bản thân. Ông cũng từng chia sẻ quan điểm về việc không chấp nhận thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ tại Hoa hậu Việt Nam để đảm bảo tính công bằng cho cuộc thi.
Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.