HLV Park Hang-seo: Mừng và lo qua trận siêu Cúp
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...Làm gì để hạ nhiệt giá vé máy bay?
Bên cạnh những “cái hay”, không thể phủ nhận Xpander 2022 vẫn còn một số chi tiết khiến chúng tôi chưa thực sự hài lòng. Đầu tiên là tiếng động cơ “gầm” khá lớn khi người lái đạp nhồi ga, vòng tua máy được đẩy lên cao. Ngoài ra, khả năng cách âm trên xe cũng chưa thực sự tốt, những tiếng vọng từ bên ngoài vào khoang cabin vẫn nghe khá rõ.
Khuất tất trong gói thầu mua hàng ngàn bồn nước tặng đồng bào vùng cao Quảng Trị
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Khoảng 17 giờ 30, vào giờ tan tầm của nhiều người, tại một số con đường ở trung tâm TP.HCM, tình hình giao thông có phần giảm hẳn, không còn kẹt xe nghiêm trọng so với vài ngày trước đây. Tại các con đường ở trung tâm TP.HCM như: Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Tiên Hoàng, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ… tình trạng kẹt xe có phần giảm nhiều so với những ngày trước. Ghi nhận tại giao lộ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1), xe cộ di chuyển đông đúc. Lượng xe dồn ứ ở khu vực đèn tín hiệu giao thông khá đông. Tuy nhiên, tại đây, CSGT và lực lượng chức năng đứng ra điều tiết nên không xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Còn tại giao lộ Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng, nơi vừa được lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải, lượng xe di chuyển đến đây khá thông thoáng. Nhiều người tuân thủ đúng luật giao thông nhưng vẫn còn ái ngại khi rẽ phải. Ở chiều đường Hai Bà Trưng (hướng từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến Võ Thị Sáu) xe cộ thông thoáng, di chuyển dễ dàng. Lúc 18 giờ, ở giao lộ Hai Bà Trưng – Võ Thị sáu, tình hình giao thông rất đông đúc, nơi đây cũng vừa được lắp tín hiệu cho phép rẽ phải nên không xảy ra tình trạng kẹt xe. Đồng thời dù di chuyển chậm nhưng không xảy ra tình trạng leo lề như trước. Trong khi đó, tại đường Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận) xe cộ di chuyển đông, nối đuôi nhau kéo dài từ cầu Kiệu đến tận ngã tư Phú Nhuận. Cũng vào khoảng 18 giờ 30 tại đoạn đường Bạch Đằng bị ùn ứ khoảng 300 m. Vào trưa cùng ngày tại một số giao lộ trên đường Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ (Q.1 và 3, TP.HCM) các trụ đèn tín hiệu giao thông đã được lắp thêm tín hiệu mũi tên xanh cho xe máy được phép rẽ phải khi đèn đỏ. Mũi tên xanh bằng đèn điện tử, tích hợp cùng với trụ đèn tín hiệu khi chuyển màu. Đơn cử các giao lộ đã được lắp tín hiệu mũi tên xanh như: Hai Bà Trưng – Võ Thị Sáu, Pasteur – Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Điện Biên Phủ, Pasteur - Điện Biên Phủ…Vào 15 giờ 30, sau khi các đèn tín hiệu rẽ phải được lắp đặt trên các trụ tín hiệu giao thông đã hoạt động tốt. Hiển thị đúng khi đèn xanh chuyển sang đỏ. Dưới lòng đường xe cộ chật kín, nhiều người đã tuân thủ đúng luật giao thông, dừng đèn đỏ khi đến các giao lộ nói trên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ái ngại, dừng đèn đỏ chưa dám rẻ phải dù đèn tín hiệu đã lắp đặt.
Sôi động giải cầu lông phong trào thu hút gần 100 VĐV
Ben Affleck được nhìn thấy "có vẻ kiệt sức" khi anh nghỉ ngơi, hút thuốc cùng một nhân viên đang cầm tập tài liệu. Anh chụp ảnh cùng một nhóm tình nguyện viên bên ngoài khuôn viên trại ở tạm.Không rõ anh đang làm công tác từ thiện gì nhưng có rất nhiều người đang rất cần sự giúp đỡ của anh.Hàng chục ngàn cư dân đã phải di dời sau khi hơn 16.000 công trình, bao gồm nhà ở và doanh nghiệp, bị phá hủy trong vụ cháy xảy ra vào ngày 7.1, theo tờ Time. Ngọn lửa đã giết chết 28 người và thiêu rụi mọi thứ trong diện tích 20.000 hecta.Vào thời điểm đó, Ben Affleck buộc phải sơ tán khỏi nhà ở Pacific Palisades và đến nhà vợ cũ Jennifer Garner vì đám cháy.May mắn thay, biệt thự trị giá 20 triệu USD (có 5 phòng ngủ, 6 phòng tắm, hồ bơi, nhà khách và chuồng ngựa) không bị thiệt hại trong thảm họa.Trong khi đó, một số người nổi tiếng đã mất nhà cửa trong vụ cháy, gồm Heidi Montag, Spencer Pratt, Adam Brody, Leighton Meester, Paris Hilton...Ben Affleck nảy ra ý định giúp đỡ mọi người chỉ vài tuần sau khi vợ cũ - nữ diễn viên Jennifer Garner (52 tuổi) tình nguyện cùng World Central Kitchen cung cấp bữa ăn cho lính cứu hỏa Los Angeles.Tháng 11 năm ngoái, cả hai và các con đã cùng nhau làm tình nguyện viên tại một nơi trú ẩn cho người vô gia cư vào dịp Lễ Tạ ơn.Jennifer Garner và Ben Affleck vẫn giữ mối quan hệ thân thiết kể từ khi kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 10 năm của họ vào năm 2015. Cặp đôi có 3 người con: Violet (19 tuổi), Seraphina (16 tuổi) và Samuel (12 tuổi).