Việt Nam là nước đầu tiên triển khai chia sẻ rủi ro về thương mại xanh
Đây được xem là điểm nổi bật của Thông tư 29. Quy định này sẽ góp phần quan trọng lấy lại hình ảnh cho người thầy trong trường học. Thầy dạy thêm vì trách nhiệm và nghĩa vụ, vì sự quan tâm tới học sinh chứ không phải vì tiền. Dạy miễn phí nghĩa là không phải "tiền trao cháo múc''. Đã một thời (thời bao cấp gian khổ) giáo viên là những người thầy miễn phí như thế. Khi học sinh cần hỗ trợ học tập và ôn thi ngay tại trường, giáo viên sẽ tổ chức dạy thêm cho các em mà không lấy nhận tiền từ học sinh. Vì thế, đây là một quy định mang tính nhân văn, trả lại hình ảnh đẹp đẽ của người thầy trong mắt học sinh.Thông tư 29 cũng đồng thời cấm giáo viên dạy trước chương trình khi tổ chức dạy thêm. Ai cũng biết việc dạy trước chương trình sẽ mang lại hậu quả rất xấu cho học sinh và trường học. Nó làm mất đi ý nghĩa và mục đích tích cực của việc dạy thêm học thêm. Học sinh đã học trước chương trình trong các buổi học thêm thì khi lên lớp còn biết làm gì nữa ngoài việc mất tập trung và ngồi chơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của cả lớp.Thông tư cũng quy định rất rõ việc dạy thêm ngoài nhà trường là được phép nhưng giáo viên phải báo cáo chi tiết với hiệu trưởng và chỉ được dạy học sinh không thuộc lớp chính khóa của mình. Điều này trước đây đã được phụ huynh và học sinh đề cập rất nhiều nhưng nay mới được một thông tư của Bộ GD-ĐT quy định rõ. Quy định này sẽ tránh được sự ép buộc không đáng có của giáo viên với học sinh các lớp mà họ đang dạy. Học sinh đi học thêm là vì nhu cầu của học sinh chứ không phải vì nhu cầu của giáo viên đang dạy lớp các em.Một điểm mới của Thông tư 29 là nội dung quy định các trung tâm dạy thêm buộc phải hoạt động theo luật doanh nghiệp, tuân thủ quy định báo cáo và đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Điều này chỉ rõ các trung tâm dạy thêm thực chất là một sự kinh doanh vì lợi nhuận. Đã kinh doanh thì phải đóng thuế như một doanh nghiệp. Đó chính là sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Nội dung này là điểm mới tích cực cho Thông tư 29.Điều cuối cùng, Thông tư 29 được ban hành sau khi bảng lương giáo viên các trường công lập từ mầm non đến đại học vừa được chính phủ điều chỉnh tăng lên và sinh viên theo học ngành sư phạm đã được miễn học phí. Đây thực sự là một chính sách mang tính tích cực toàn diện và triệt để của ngành giáo dục trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên gắn liền với những quy định mới của hoạt động dạy thêm. Giáo viên dạy thêm không chỉ vì đời sống khó khăn mà vì đó là nhu cầu của học sinh. Quy định mới của Thông tư 29 thực tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa giáo viên với nhau trong hoạt động dạy thêm. Những giáo viên dạy giỏi, có chuyên môn tốt vẫn sẽ thu hút được học sinh từ các trường khác, lớp khác. Sẽ không còn tình trạng giáo viên ép buộc học sinh chính khóa của mình đi học thêm. Đây là cơ hội để đội ngũ giáo viên phổ thông nâng cao nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy.Sự ủng hộ tích cực từ phụ huynh và học cho thấy quy định của Thông tư 29 đã đáp ứng đúng nguyện vọng của xã hội. Bộ GD-ĐT đã tránh được thói quen "cái gì không quản được thì cấm". Việc Bộ GD-ĐT cấm dạy thêm có thu phí với học sinh chính khóa trong trường công lập sẽ giúp xóa bỏ câu "Tiên học lễ hậu học thêm", tránh tình trạng học sinh từ cấp tiểu học đã có suy nghĩ tiêu cực về giáo viên.Rác tràn lan gần trường học
Ngoài ra, trên đường CN2 có biển cấm đậu xe cũng bị tán cây sà xuống che khuất, khiến nhiều tài xế rất khó quan sát từ xa.Đề nghị Công ty công viên cây xanh TP.HCM kiểm tra và cho cắt tỉa cành, để đảm bảo an toàn giao thông.Bài vở và hình ảnh cộng tác xin gửi về: bandocvietbtn@gmail.com
ROG Phone 8 giúp định nghĩa lại diện mạo của điện thoại chơi game
- Được nhận diện và ưu tiên giao dịch tại gần 1.000 điểm giao dịch của VietinBank trên toàn quốc.
Chiều 26.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đến thăm, chúc tết cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ, bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại miền Tây.Cùng đi có Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình; Phó chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương; Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường…Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, BS.CK2. Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ cho biết, năm 2024, bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc công tác khám chữa bệnh với tất cả các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch. Số lượt khám bệnh ngoại trú đạt 137,24%; số lượt điều trị nội trú đạt 163,57%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 140,83% và số ca phẫu thuật đạt 136%.Bệnh viện cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch và khẳng định được vai trò của bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL. Nổi bật là việc thực hiện thành công 7 ca ghép thận với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy; triển khai 12 ca thăm dò, đốt điện sinh lý điều trị rối loạn nhịp tim; 25 trường hợp bít dù thông liên nhĩ, điều trị các dị tật tim bẩm sinh. Nhiều kỹ thuật như phẫu thuật tim hở, can thiệp mạch máu não và các tạng, phẫu thuật thần kinh sọ não, thay khớp... tiếp tục được hoàn thiện góp phần cứu sống nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch.Đặc biệt, từ nguồn Quỹ phục hồi kinh tế của Quốc hội chỉ sau 5 tháng thi công, bệnh viện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng khu điều trị mới với diện tích gần 3.300 m2, tổng kinh phí đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Qua đó, không chỉ bố trí không gian mới cho các khoa Đột quỵ, khoa Tim mạch can thiệp, khu hồi sức ngoại mà còn tăng cường thêm 3 phòng mổ hiện đại, giảm giảm tải đáng kể cho bệnh viện.Về mục tiêu năm 2025, BS Vũ cho biết, bệnh viện tiếp tục phấn đấu hoàn thành đề án mở rộng quy mô giường bệnh lên 1.400 giường và đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng đặc biệt. Song song đó là xây dựng trung tâm chuyên sâu, có chuyên khoa Nhi và sẵn sàng tiếp nhận Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ… Đặc biệt, bệnh viện đang xây dựng lộ trình phát triển kỹ thuật ghép gan trong giai đoạn 2025 - 2027.
Booking.com trở thành mục tiêu lừa đảo trên khắp thế giới
Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong thập kỷ qua dù không mở mới thêm nhà băng nào. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2024 đã đạt hơn 21,4 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 839 tỉ USD. Trong vòng 10 năm qua, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng hơn 3 lần, đặc biệt có những ngân hàng tư nhân tăng trưởng 5-6 lần như Techcombank, VPBank…Theo The AsianBanker, năm 2024, có 7 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngoài nhóm ngân hàng có vốn chi phối bởi Nhà nước, 2 ngân hàng tư nhân vào top cũng là Techcombank (thứ hạng 468) và VPBank (thứ hạng 481). Nhiều ngân hàng Việt cũng đã nhen nhóm tham vọng vươn ra biển lớn, vào top đầu khu vực, thế giới. Chẳng hạn như Vietcombank đề ra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Techcombank đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỉ USD, nằm trong Top 10 ngân hàng tại Đông Nam Á. Trong khi đó, VPBank xác định chiến lược phát triển 5 năm (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, chưa có ngân hàng Việt nào vào Top 10 trong bảng xếp hạng tổng tài sản, lợi nhuận và còn cách vị trí khá xa so với các ngân hàng Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dù điểm đáng mừng là tỷ lệ sinh lời như ROA, ROE của nhiều ngân hàng Việt thuộc nhóm cao vượt trội. Trở lại với bảng xếp hạng của The Asian Banker, những ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như DBS (Singapore), UOB (Singapore), CIMB Group (Malaysia), Maybank (Malaysia)… Điểm chung của họ là sự hiện diện rộng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm trên toàn cầu, đặc biệt nhiều ngân hàng đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái, hợp tác phát triển với các doanh nghiệp lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Việt đã có sự trở mình ấn tượng trong thập kỷ qua nhờ vào việc tập trung mảng "ngân hàng thương mại", đặc biệt là hoạt động cho vay. Các sản phẩm tín dụng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, đến vay sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Mô hình này giúp các ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng và duy trì nguồn thu ổn định từ lãi suất. Tuy nhiên trong tương lai, khi hướng đến quy mô lớn hơn, đặc biệt là xứng tầm khu vực và thế giới thì mô hình kinh doanh của các ngân hàng Việt phải có sự thay đổi. Đó có thể là đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy mảng "ngân hàng đầu tư", phát triển mô hình hệ sinh thái có sự hợp tác hiệu quả với những tập đoàn lớn khác. Mảng "ngân hàng đầu tư" có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng là cơ hội cho các ngân hàng Việt trong kỷ nguyên mới với các dịch vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), quản lý gia sản, tư vấn trái phiếu, bảo hiểm…Ví dụ, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MBS) của ngân hàng MB hay công ty quản lý quỹ Techcom (TCC) của ngân hàng Techcombank đều được biết đến là những công ty quản lý gia sản đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng "mẹ". Techcom Capital hiện đang quản lý 10 quỹ đầu tư đa dạng, tính đến ngày 31.10.2024, tổng giá trị tài sản quản lý của Techcom Capital đạt hơn 14.000 tỉ đồng. Ngay cả với hoạt động cho vay, các ngân hàng cũng có thể chuyển đổi mô hình, khai phá những ý tưởng kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Chẳng hạn với cho vay bất động sản, việc hợp tác với các công ty BĐS uy tín để cung cấp giải pháp vay mua nhà tích hợp, đồng thời hỗ trợ khách hàng tìm kiếm BĐS phù hợp. Tương tự cũng có thể áp dụng với các sản phẩm cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Có thể thấy ở mô hình hợp tác giữa Techcombank với Masterise và One Mount, khách hàng mua nhà tại các dự án của Masterise sẽ được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói kèm nhiều ưu đãi từ Techcombank, bao gồm vay lãi suất thấp, đóng phí bảo hiểm tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác từ khi mua nhà cho đến lúc ở, sinh hoạt hằng ngày. Cùng với One Mount, việc kết hợp công nghệ số và dữ liệu để tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào một nền tảng duy nhất OneHousing đã giúp trải nghiệm giao dịch bất động sản trở nên nhanh chóng, thuận tiện.Trên thực tế, các ngân hàng top đầu khu vực, hoặc trên toàn cầu hiện nay đều có dáng dấp tập đoàn tài chính với mô hình hệ sinh thái. Ví dụ gần gũi có thể kể đến DBS - một trong những ngân hàng đi đầu tại châu Á trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. DBS hợp tác với các công ty bất động sản lớn như PropNex và ERA Singapore để cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng mua nhà. Trong lĩnh vực tiêu dùng, DBS hợp tác với Shopify để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Trong mảng "ngân hàng đầu tư", hoạt động quản lý tài sản, DBS Wealth Management quản lý tới hơn 275 tỉ USD (năm 2023) tài sản khách hàng, với các dịch vụ đẳng cấp cho phân khúc giàu có. Tại Việt Nam, mô hình hệ sinh thái cũng đã hiện diện với những tên tuổi dẫn dắt như Vingroup, Techcombank, Sovico, Viettel, Doji, Thế giới di động…Những hệ sinh thái này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng ở Việt Nam - ngành được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Chưa bao giờ người dùng có yêu cầu về trải nghiệm liền mạch trên hàng loạt dịch vụ tài chính và phi tài chính như hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, các ngân hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí như trước, trong khi khách hàng sẽ được hưởng lợi rõ rệt về giá cả nhờ sự hợp tác của các bên cung cấp. Đối với ngân hàng, mô hình này mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thị trường nhanh hơn nhiều so với tự mình phát triển tất cả các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Và hơn hết, sự tích hợp dữ liệu khách hàng trong hệ sinh thái cũng giúp ngân hàng hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm, nâng cao lòng trung thành và cá nhân hóa sản phẩm.