Những tấm lòng vàng 21.8.2023
Cuối tháng 2, nhiều người dùng điện thoại iPhone cho biết sau khi cập nhật ứng dụng Messenger trên nền tảng iOS lên phiên bản mới nhất, phần mềm nhắn tin thuộc Meta đã chuyển màu sắc của biểu tượng tin nhắn trên logo từ tím sang bong bóng màu xanh, đặt trên nền trắng. Trước đó khoảng 1 tuần, thay đổi này cũng diễn ra trên hệ điều hành Android. Như vậy, hiện tại logo Mesenger trên cả hai nền tảng di động phổ biến nhất đều đã đồng bộ về nhận diện.Biểu tượng ứng dụng mới trở về sử dụng 2 tông màu xanh dương - trắng giống với các logo trước đó, trừ giai đoạn 2020 đến đầu năm 2025 khi phần mềm này sử dụng màu tím theo phong cách pha trộn màu: một dải sắc tím, hồng và cam kết hợp, chuyển đổi mượt mà tạo ra tông, sắc khác nhau, không dùng màu duy nhất. Thời điểm đó, Meta cho biết sự thay đổi nhằm đồng bộ sản phẩm với Instagram - một ứng dụng khác cũng thuộc sở hữu của "ông lớn công nghệ" này.Trong lần thay đổi mới đây, Meta vẫn chưa đưa ra công bố chính thức nào. Mọi lý do hiện tại đều từ suy đoán của người dùng, trong đó có thể kể đến sự trùng hợp trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Meta đã có một số động thái đáng kể, nghiêng theo quan điểm cứng rắn của vị tổng thống, ví dụ trong vấn đề giới tính.Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng việc quay lại logo xanh - trắng truyền thống bắt nguồn từ việc Meta nhận thấy người dùng có sự gắn kết mạnh mẽ với thiết kế ban đầu, coi đó là biểu tượng của sự đơn giản và dễ nhận biết; hay việc hãng điều chỉnh chiến lược thương hiệu, tập trung vào phân biệt rõ ràng giữa ứng dụng, dịch vụ khác nhau thay vì tích hợp như thời gian qua...Sau gần 5 năm sử dụng logo Messenger màu tím phong cách trộn sắc trên nền trắng, người dùng đã quen khi phần mềm này nổi bật trong danh mục các ứng dụng nhắn tin của họ nên việc đổi về tông xanh - trắng đã khiến không ít chủ tài khoản nhầm lẫn và lúng túng trong việc tìm chương trình từ danh sách trên máy.Chị Việt Nga (Hà Nội) cho biết sau khi cập nhật, chị vẫn chưa thể quen với thay đổi của Messenger nên mỗi lần sử dụng dịch vụ nhắn tin này đều tốn thời gian để tìm và xác định trong danh mục ở điện thoại. "Đến khổ, chưa quen lại với xanh trắng, nên từ sáng đến giờ mỗi lần vào Messenger lại phải tìm", người dùng này tâm sự khi các phần mềm liên lạc hay dùng như Messenger, Facebook, Zalo, Telegram trên máy mình đều có tông màu tương tự nhau khiến chị không ít lần nhấn chọn nhầm dịch vụ muốn sử dụng.Nhiều người dùng điện thoại khác cũng cho biết họ mất chút thời gian lưỡng lự để phân biệt giữa các ứng dụng sau khi có sự thay đổi trên. "Facebook, Zalo, Telegram, Messenger, LinkedIn giờ đây nhìn lướt qua đều na ná giống nhau", một người dùng nói.Kể từ khi tách khỏi ứng dụng chính vào năm 2011, giao diện của Messenger đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Ban đầu, biểu tượng chỉ là một bong bóng thoại màu xanh cùng tia sét trắng, thể hiện khả năng liên lạc tức thì và trực tiếp. Suốt các bản cập nhật năm 2013 và 2018, thiết kế này chỉ được tinh chỉnh chút ít, với nét bo tròn và phong cách gần gũi hơn, nhưng vẫn duy trì gam xanh đặc trưng của Facebook.Bước ngoặt xảy đến vào tháng 10.2020, khi Meta công bố logo hoàn toàn mới với những mảng màu phối (gradient) gồm tím, hồng và cam, lấy ý tưởng từ gam màu của Instagram. Sự chuyển đổi không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, mà còn cho thấy chủ trương hợp nhất Messenger với Instagram Direct Messages, hướng đến tương tác xuyên nền tảng.Người mẹ trẻ nhặt ve chai làm clip triệu view
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.
Làm sao quản lý hiệu quả nhiều tài khoản Google?
Trong ngày đầu của năm mới 2025, nhiều người có lẽ sẽ gặp chút khó khăn khi giao dịch online nếu "lỡ quên" xác thực sinh trắc học.Bởi kể từ ngày 1.1.2025, các tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch chuyển tiền trực tuyến hoặc rút tiền bằng mã QR; tài khoản ngân hàng chưa cập nhật thông tin căn cước công dân gắn chip mới cũng sẽ bị tạm dừng giao dịch hoàn toàn.Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, sau 5 tháng triển khai "chạy nước rút" hỗ trợ người dân xác thực sinh trắc học, hiện có hơn 63,6 triệu hồ sơ khách hàng được thu thập và đối chiếu thông tin sinh trắc học từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia dân cư.Sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, hiện tượng lừa đảo gian lận chiếm đoạt tài khoản của khách hàng đã giảm đáng kể.Số vụ việc gian lận giảm một nửa so với trung bình 7 tháng đầu năm, số tài khoản liên quan đến lừa đảo gian lận giảm 72%.Ghi nhận tại Ngân hàng Bản Việt, đại diện đơn vị cho biết lượng khách hàng truy cập và đến trực tiếp xác thực trong giai đoạn nước rút có tăng cao nhưng không xảy ra tình trạng tắc nghẽn.Một phần vì đơn vị đã phân luồng, đốc thúc, khuyến khích khách hàng hoàn tất các bước xác thực từ sớm.Qua ghi nhận khách hàng gặp khó chủ yếu ở bước xác thực cuối cùng và quét dữ liệu thông qua công nghệ NFC (tức công nghệ giao tiếp trường gần).Khách hàng phải tới trực tiếp tại quầy để xác thực phần lớn là người lớn tuổi, không thông thạo công nghệ.Việc xác thực sinh trắc học cũng được áp dụng đồng loạt cho các ví điện tử. Trước đó, các ví có nhiều người sử dụng như Momo, Payoo, Zalopay,… đã nhắc khách hàng thực hiện xác thực sinh trắc học."Xác thực sinh trắc học không chỉ là tuân thủ các quy định của Nhà nước mà còn bảo vệ họ trong việc giao dịch online và phòng chống tội phạm", ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Momo nhấn mạnh.Ngân hàng Nhà nước cho biết theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học (từ đầu tháng 7, nhiều khách hàng đã xác thực sinh trắc học để chuyển khoản online từ 10 triệu đồng/lần trở lên), số lượng các vụ lừa đảo đã giảm đến 50% so với trước đây.Đồng thời, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024. Đặc biệt, tại một số đơn vị đã không phát sinh vụ việc lừa đảo trong tháng 8 và tháng 9. Không chỉ các tài khoản ngân hàng, ví điện tử… bắt buộc phải xác thực sinh trắc học, cả tài khoản mạng xã hội cũng phải xác thực.Theo Nghị định 147/2024 của Chính phủ, kể từ ngày 25.12.2024, những tài khoản đã được xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.Trường hợp người dùng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.Đồng thời trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 25.12, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đang cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới tại Việt Nam cũng như đơn vị đang cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải thực hiện yêu cầu xác thực tài khoản đang hoạt động theo quy định.Cụ thể, người dùng phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại tại Việt Nam hoặc số định danh cá nhân. Ngoài ra, quy định nhấn mạnh chỉ áp dụng với dịch vụ có lượng truy cập lớn trên 100.000 mỗi tháng hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Hạt đu đủ chứa nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu, giàu polyphenol và flavonoid. Đây là 2 chất chống ô xy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do, giúp ngăn ngừa căng thẳng ô xy hóa và đẩy lùi các bệnh mạn tính, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Hạt đu đủ mang lại những lợi ích sau:Giảm cholesterol trong máu. Hạt đu đủ chứa một lượng lớn a xít béo đơn bão hòa, trong đó có a xít oleic. Các nghiên cứu cho thấy nếu nạp loại a xít béo này đều đặn có thể giúp giảm mức 19% chất béo trung tính và 22% cholesterol "xấu" LDL.Cải thiện sức khỏe đường ruột. Hạt đu đủ cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp duy trì sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng giảm huyết áp và mức cholesterol trong máu, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và béo phì.Bảo vệ chức năng thận. Thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì hoạt động như bộ lọc để loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, chăm sóc sức khỏe thận là rất quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy các dưỡng chất trong hạt đu đủ có tác dụng bảo vệ và duy trì sức khỏe cũng như chức năng của thận.Chống ung thư. Hạt đu đủ cũng chứa nhiều chất chống ô xy hóa có đặc tính chống ung thư. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy hạt đu đủ có tác dụng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích thì ăn quá nhiều hạt đu đủ sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Hạt đu đủ chứa carpain, một hợp chất có thể gây độc nếu tiêu thụ quá nhiều. Một số nghiên cứu trên khỉ cũng cho thấy ăn lượng quá lớn hạt đu đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu tinh trùng trong tinh dịch, làm suy giảm khả năng sinh sản.Ngoài ra, hạt đu đủ cũng chứa benzyl isothiocyanate. Hấp thụ quá nhiều hợp chất này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Thai phụ cần tránh ăn hạt đu đủ.Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn từ 5 đến 10 hạt đu đủ/ngày. Ngoài ăn tươi, mọi người có thể phơi khô hạt đu đủ, nghiền thành bột và dùng như gia vị, theo Healthline.
Cảnh báo nghi can lừa đảo giả danh Phó giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh
Tập thể dục có thể cải thiện ham muốn tình dục. Chuyên gia Clarissa giải thích: Tập thể dục thường xuyên làm tăng sản xuất testosterone, có thể cải thiện số lượng tinh trùng ở nam giới và ham muốn tình dục ở cả hai giới.