Xe máy vượt đèn đỏ bị ô tô tông văng: Dân mạng tranh cãi
Anh tôi mất sau loạt bom tọa độTại sao chúng ta cần phác đồ cá nhân hóa khi điều trị vấn đề về da?
Đợt nghỉ phép của HLV Kim Sang-sik kết thúc chóng vánh, vị HLV người Hàn Quốc trở lại Việt Nam đúng ngày vòng 10 V-League khởi tranh 17.1. Ông Kim Sang-sik không muốn bỏ lỡ bất kỳ vòng đấu nào ở giải trong nước. Ông phải xem hết, đánh giá hết tiềm năng của các cầu nội, trước khi bắt đầu chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027.Khác với AFF Cup là giải đấu tập trung, diễn ra trong khoảng 1 tháng rồi chấm dứt, vòng loại Asian Cup kéo dài, vắt từ tháng 3.2025 đến tháng 3.2026. Tính chất của các giải đấu kéo dài như thế này là các phương án nhân sự của mọi đội bóng đều phải hết sức đa dạng. Nhân sự của các đội bóng không thể gói gọn trong nhóm nhỏ cầu thủ như tại AFF Cup, mà phải mở rộng với rất nhiều gương mặt khác nhau, đề phòng trường hợp có cầu thủ bị chấn thương, thẻ phạt, hay xuống phong độ, trong quá trình thi đấu vòng loại Asian Cup.Điều đó cũng có nghĩa các cầu thủ chưa có cơ hội khoác áo đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, sẽ có cơ hội xuất hiện tại vòng loại Asian Cup 2027. Trước AFF Cup 2024, những cái tên như tiền vệ Minh Khoa (CLB Bình Dương), Thái Sơn (Thanh Hóa), hậu vệ phải Ngô Tùng Quốc (Bình Dương), hậu vệ trái Tô Văn Vũ (Nam Định), hậu vệ trái Phan Tuấn Tài, tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng (Thể Công Viettel)… được nhắc đến khá nhiều. HLV Kim Sang-sik chưa thể gọi họ vào đội tuyển Việt Nam dự giải vô địch Đông Nam Á, do số lượng cầu thủ đăng ký ở giải đấu này có hạn. Tuy nhiên, với vòng loại Asian Cup, các đội bóng được thay đổi danh sách đăng ký theo mỗi đợt trận, nên những gương mặt vừa nêu sẽ có cơ hội thể hiện bản thân.Ngoài ra, những cầu thủ trẻ từng được kỳ vọng của bóng đá nội trong thời gian gần đây như Văn Trường, Văn Tùng (Hà Nội FC), Đình Bắc (CLB Công an Hà Nội), Quốc Việt (Ninh Bình)… sẽ được thử sức tại vòng loại Asian Cup. Đấy là chưa tính đến cầu thủ Việt kiều Jason Quang Vinh, người nhiều khả năng sẽ được gọi vào đội tuyển Việt Nam, trong trường hợp anh này hoàn tất các thủ tục nhập tịch.Có thể HLV Kim Sang-sik sẽ duy trì bộ khung gồm những trụ cột như thủ môn Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, các trung vệ Thành Chung, Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng, tiền vệ Quang Hải, Hoàng Đức, Hai Long, Doãn Ngọc Tân, tiền đạo Tiến Linh, Tuấn Hải, Vĩ Hào, tạo nên trục xương sống cho đội tuyển Việt Nam. Trục xương sống này sẽ tạo nên sự ổn định cho toàn đội. Nhưng bên cạnh những trụ cột, bên cạnh bộ khung nói trên, HLV Kim Sang-sik sẽ bổ sung thêm những gương mặt mới, cho các cầu thủ trẻ thử sức, nhằm đáp ứng các yêu cầu thủ khác nhau của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại Asian Cup 2027.Những yêu cầu này đáng chú ý gồm có phân phối sức hợp lý cho toàn đội ở một giải đấu kéo dài, vắt qua 2 năm 2025 và 2026, đồng thời chuẩn bị sẵn lực lượng kế thừa cho các giải đấu lớn trong tương lai gần của đội tuyển quốc gia.
Ngọc trai Queen Pearl PQ - nơi kiến tạo các kiệt tác trang sức độc bản
Sáng 10.1, tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup cùng các công ty trong hệ sinh thái phát động chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh", kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về môi trường và chung tay giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô.Theo báo cáo của Sở TN-MT Hà Nội, giao thông được xác định là nguồn phát thải lớn nhất, chiếm tới 70% lượng khí thải gây ô nhiễm đô thị.Với trách nhiệm của một doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thủ đô, đồng thời đang vận hành hệ sinh thái xe điện hoàn chỉnh, Tập đoàn Vingroup quyết định phát động chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh" nhằm kêu gọi cả cộng đồng cùng hành động để giành lại bầu trời xanh cho thủ đô, đặc biệt là giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực giao thông.Theo đó, ngay từ ngày 10.1.2025, Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái di chuyển xanh gồm VinFast, VinBus, GSM, FGF sẽ đồng loạt triển khai nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ ý nghĩa cho khách hàng mua, thuê và sử dụng xe điện hàng ngày.Cụ thể, VinFast hỗ trợ lên tới 70 triệu đồng cho tất cả khách hàng mua xe ô tô điện và đăng ký biển số lưu hành tại Hà Nội từ ngày 10.1.2025 đến hết ngày 31.1.2026. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ tương ứng với từng dòng xe và hình thức mua xe kèm pin hoặc thuê pin, dao động từ mức 3,6 triệu đồng (cho xe VF 3 thuê pin) đến 70 triệu đồng (cho xe VF 9 mua pin).Đối với khách hàng mua xe máy điện và xe đạp điện, mức hỗ trợ sẽ dao động từ 500.000 đồng (cho xe Evo200 thuê pin) đến 3.000.000 đồng (cho xe Theon S mua pin).Số tiền hỗ trợ từ VinFast cho các loại xe trên sẽ được quy đổi thành điểm VinClub để khách hàng sử dụng dịch vụ tại tất cả các đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup, sẽ được chi trả sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục đăng ký biển số.Với các khách hàng lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại TP.Hà Nội, Công ty VinBus sẽ hỗ trợ 50% giá vé cho tất cả khách hàng mua vé tháng đơn tuyến trên các tuyến của VinBus từ ngày 1.2.2025 đến hết ngày 31.1.2026.Công ty GSM cũng sẽ ra mắt các gói hội viên dành riêng cho khu vực Hà Nội, với các mã khuyến mãi trong 365 ngày cho cả dịch vụ Xanh SM Taxi và Xanh SM Bike có điểm đến và đi tại Hà Nội.Trong khi đó, Công ty FGF sẽ ưu đãi trực tiếp giá thuê xe và tích điểm cho các khách hàng thuê xe ngắn hạn và nhận xe tại Hà Nội kể từ ngày 15.1.2025 cho đến khi có thông báo mới. Khách hàng mua xe cũ qua FGF cũng sẽ được hưởng mức hỗ trợ tương tự như chính sách của VinFast đối với từng dòng xe.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, cho biết: "Nỗ lực lấy lại sự trong lành cho bầu trời thủ đô không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là lời kêu gọi xuất phát từ trái tim, cần đến sự chung tay của cả cộng đồng, từ các cơ quan quản lý tới các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân đang sống, học tập và làm việc trên địa bàn Hà Nội.Tôi tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, đoàn kết của cả cộng đồng, chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh" sẽ thành công, mang lại không khí trong lành hơn, môi trường sống an toàn hơn cho người dân Hà Nội".Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, ở các quận nội thành Hà Nội, thủ phạm gây ô nhiễm chính là các phương tiện giao thông cá nhân chạy xăng dầu, với hơn 6 triệu xe máy, gần 800.000 ô tô động cơ đốt trong ngày đêm nhả khói.Vài năm gần đây, Hà Nội đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm từ các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường giao thông công cộng. Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030 có 100% xe buýt xanh với nguồn lực tài chính lên đến 43.000 tỉ đồng."Hà Nội đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng không khí. Nếu không hành động ngay lập tức, cái giá phải trả không chỉ là tài chính mà còn là sức khỏe, thậm chí là tính mạng, tương lai của thế hệ sau. Mỗi phút chần chừ hôm nay đều đang góp phần làm nặng thêm gánh nặng môi trường mà con cháu chúng ta phải gánh chịu ngày mai", ông Tùng nhấn mạnh.Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nhấn mạnh ấn tượng với giải pháp cụ thể của Vingroup trong việc dồn lực mạnh mẽ đưa các chính sách hỗ trợ, sử dụng xe điện thay thế xe chạy xăng dầu truyền thống.Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội kêu gọi toàn thể cộng đồng thủ đô từ mỗi người dân, doanh nghiệp cho tới các tổ chức đoàn thể cùng ý thức và hành động bảo vệ môi trường sống. Những hành động thiết thực có thể bắt đầu từ việc chuyển sang sử dụng xe điện hoặc các phương tiện giao thông công cộng điện hóa, không sử dụng bếp than, đốt rác ngoài trời, tăng cường trồng cây xanh, bảo vệ không gian xanh tại nơi mình sinh sống.
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.
Bạn có biết đậu bắp là một loại thuốc kích thích ham muốn mạnh mẽ?
Ngày 17.2, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa nguyên đơn là Công ty CP bất động sản Hà Quang; bị đơn là UBND tỉnh và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Sau phần tranh luận, HĐXX nghị án, dự kiến tuyên án vào chiều 20.2.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP Bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy các quyết định hành chính gồm Quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị mới Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Tại phiên sơ thẩm, đại diện luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty CP Bất động sản Hà Quang nêu quan điểm: Quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng.Theo Quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này.Luật sư đại diện nguyên đơn cho rằng, việc xác định giá đất của UBND tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc định giá đất. Sự khác nhau giữa phương pháp thặng dư để tính giá đất của Nghị định 12 và điều 37 Nghị định 71 là về chi phí phát triển dự án. "Điều 37 Nghị định 71 cho phép cộng thêm chi phí kinh doanh của dự án khi tính giá đất. Nếu áp dụng điều 37 Nghị định 71 thì giá đất được ban hành sẽ thấp hơn so với Nghị định 12".Tại phiên tòa, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn tham gia. Vị đại diện này và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cùng quan điểm: địa phương thực hiện trình tự thủ tục định giá, tư vấn, hội đồng thẩm định giá đất đúng quy định.Trong phần nêu quan điểm, đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa đánh giá: Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024 và được thay thế bằng Nghị định 71. UBND tỉnh Khánh Hòa áp dụng không đúng quy định khi áp dụng phương pháp thặng dư xác định giá đất đã hết hiệu lực, ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của Công ty CP Bất động sản Hà Quang. Việc doanh nghiệp khởi kiện, đề nghị tòa án hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh và các thông báo số 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế là có cơ sở. Từ đó, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên hủy các quyết định hành chính nêu trên.