63.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Bà chủ đứng sau 8 quán sủi cảo trứ danh ở Phố ẩm thực Hà Tôn Quyền là ai?
Và kết quả thật đau lòng: Ông bị ung thư dương vật và phải phẫu thuật cắt bỏ một phần “của quý”, theo Daily Mail.
Nhận định bóng đá, Man City vs Norwich (21 giờ ngày 21.8): ‘The Citizens’ buộc phải thắng
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Trao đổi với Thanh Niên mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết giá vàng từ đầu năm đến nay đã tăng đáng kể, đạt mức cao nhất mọi thời đại. Tương tự các giai đoạn trước, các yếu tố kinh tế vĩ mô như lo ngại về lạm phát và định hướng của chính sách tiền tệ đã neo giá vàng ở mức cao.Lần này, bên cạnh những lo ngại về địa chính trị, sự không chắc chắn liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ cũng góp phần làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Chính sách thuế của Mỹ đã tác động trực tiếp đến thị trường vàng toàn cầu, làm gia tăng sự quan tâm đến vàng của các nhà đầu tư nhằm phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh bất ổn. Đầu năm 2025, giá vàng tương lai trên sàn COMEX (Sàn giao dịch hàng hóa New York, Mỹ) bắt đầu có sự khác biệt so với giá vàng tại London (Anh), do nhu cầu vàng vật chất ở Mỹ tăng đáng kể xuất phát từ lo ngại từ các mức thuế tiềm năng."Điều này đã gây ra sự chênh lệch giá giữa thị trường vàng của Mỹ và vàng toàn cầu, đồng thời thu hút lượng lớn vàng vật chất đổ về Mỹ. Mặc dù tình hình này hiện đã lắng xuống, nhưng vẫn tiếp tục có những lo ngại về tác động của thuế quan đối với nguồn cung vàng hiện có ở Mỹ", ông Shaokai Fan nói.Vị chuyên gia nhìn nhận, sự di chuyển của vàng vật chất vào Mỹ đã ảnh hưởng đến nguồn cung vàng ở các thị trường khác, mặc dù quy mô và độ sâu của thị trường vàng toàn cầu vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, với tình hình chính sách tiếp tục bất ổn trên toàn cầu, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng là điều mà các nhà đầu tư nên cân nhắc.Tìm hiểu kỹ các yếu tố tác động tới giá vàngGiám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới nhìn nhận, vàng có một vị trí quan trọng và gắn bó đặc biệt trong văn hóa của người Việt Nam. Thời gian tới, có khả năng nhu cầu vàng trong nước sẽ tiếp tục tăng khi người tiêu dùng tìm kiếm sự ổn định trước những biến động kinh tế toàn cầu. Tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến giá vàng, đồng thời có khả năng làm gián đoạn sự luân chuyển vàng, khi sự biến động giá ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trong nước.Theo ông Shaokai Fan, Việt Nam đang xem xét việc tự do hóa hơn nữa thị trường vàng bằng cách tăng hạn ngạch nhập khẩu. Điều này có thể cho phép nguồn cung vàng lớn hơn cho thị trường trong nước, đặc biệt trong các giai đoạn nhu cầu tăng cao do bất ổn toàn cầu.Diễn biến của nguồn cung vàng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi các mức thuế tiềm năng, dẫn đến sự xáo trộn ở một số thị trường địa phương. Những hạn chế áp dụng trên thị trường vàng ở Việt Nam có thể gây ra sự biến động lớn hơn về giá vàng trong nước so với các thị trường quốc tế."Vàng là tài sản được giao dịch trên toàn cầu, giá vàng được quyết định bởi các sự kiện và lực lượng kinh tế trên toàn thế giới. Bởi vậy, các nhà đầu tư Việt Nam nên tìm hiểu kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng và đánh giá loại công cụ tài chính liên quan đến vàng nào là phù hợp nhất với họ", ông Shaokai Fan nhấn mạnh.Hôm nay 19.3, giá vàng vẫn tiếp tục tăng cao, vượt 99 triệu đồng mỗi lượng. So với đầu tháng 3, giá vàng miếng SJC đã tăng 7,8 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn tăng 8,5 triệu đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng thêm 3 USD, lên 3.030 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 18.3), vàng đã có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 3.035,4 USD/ounce. Nhu cầu trú ẩn an toàn vào vàng đã khiến giá tăng cao kỷ lục. Các nhà đầu tư lo ngại sự gia tăng về chiến tranh thương mại toàn cầu, diễn biến địa chính trị mới giữa các nước nên đã thực hiện mua vàng.
Lễ 30.4 - 1.5 nghỉ 5 ngày: 'Rất tiếc vì không có kế hoạch nghỉ sớm hơn'
Trước khi quyết định về Việt Nam thi đấu, Vincent Nguyễn là tài năng hứa hẹn khi từng được gọi vào đội U.18, U.20 Hà Lan và cũng được trải nghiệm 2 mùa giải bóng rổ chuyên nghiệp vô địch quốc gia Hà Lan. Tuy nhiên ở nền bóng rổ mạnh như Hà Lan, cơ hội để chàng cầu thủ Việt kiều sinh năm 1995 ra sân thi đấu không nhiều, vì thế anh quyết định về Việt Nam thi đấu.

Apple đang muốn thu nhỏ dòng iPhone Plus
Giá xăng dầu hôm nay 20.3.2024: Sắp có đợt tăng mạnh?
Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó giám đốc Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, đơn vị này sẽ mở các tour tham quan ban đêm với chủ đề "Trăng chiến khu" xuyên suốt tại địa đạo trong năm 2024. Số lượng tour mỗi tháng sẽ được điều chỉnh phù hợp sau lượt đăng ký, phản hồi, đánh giá của du khách.
IDP tăng cường hợp tác với Hotcourses Vietnam
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
trực tiếp lễ trao giải the best 2022
Những chiếc ốp lưng này không chỉ giúp tránh trầy xước và va đập mà còn trở thành vật dụng thiết yếu, thường được mua kèm khi sở hữu một chiếc smartphone mới. Tuy nhiên, khi chọn ốp lưng, nhiều người sẽ không nghĩ đến việc nó có thể ảnh hưởng đến tín hiệu Wi-Fi và di động. Mặc dù phần lớn ốp lưng không gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến vật liệu và thiết kế của ốp.Ốp lưng smartphone thường được làm từ hai loại vật liệu: không dẫn điện (như nhựa, silicon, da) và dẫn điện (như nhôm, titan). Các vật liệu không dẫn điện thường không gây nhiễu tín hiệu, trong khi ốp lưng kim loại có thể làm giảm khả năng thu tín hiệu, dẫn đến kết nối yếu hơn hoặc thậm chí chặn hoàn toàn tín hiệu. Điều này xảy ra vì các vật liệu dẫn điện hoạt động như một rào cản, ngăn sóng vô tuyến tiếp cận ăng-ten của smartphone.Ngoài vật liệu, thiết kế của ốp lưng cũng có thể ảnh hưởng đến tín hiệu. Một chiếc ốp lưng được thiết kế kém có thể che hoặc cản trở ăng-ten và gây ra tình trạng nhiễu tín hiệu. Để đảm bảo khả năng thu sóng tốt nhất, người dùng nên chọn ốp lưng mỏng, miễn là nó được làm từ vật liệu không dẫn điện.Chính vì các lý do nói trên, người dùng nên ưu tiên vào các lựa chọn ốp lưng không dẫn điện. Trong trường hợp yêu thích loại dẫn điện như ốp kim loại, người dùng nên chú ý đến thiết kế các đường ăng-ten trên ốp lưng. Những đường này cho phép sóng vô tuyến đi qua nhằm giúp duy trì tín hiệu mạnh mẽ. Nếu không có chúng, người dùng có thể gặp phải tình trạng mất cuộc gọi, tốc độ dữ liệu chậm hoặc kết nối Wi-Fi yếu.Tóm lại, khi lựa chọn ốp lưng cho smartphone, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng về cả vật liệu và thiết kế để đảm bảo không chỉ bảo vệ điện thoại mà còn duy trì kết nối ổn định.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư