EU- G7 cấm vận sản phẩm từ dầu mỏ Nga: Lợi hại khó đoán định
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.Vịt cỏ nướng mắc mật - món ngon khó cưỡng
Ngày 10 - 11.02.2025, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII và Trung tâm Chuyển đổi số và Đào tạo Thông tin truyền thông - Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội (Trung tâm Chuyển đổi số) đã tham gia đào tạo tại Hội nghị "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xử lý công việc tại Cơ quan Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội".Phát biểu tại hội nghị, đại diện VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về AI, khuyến khích việc áp dụng trợ lý ảo và công nghệ AI vào xử lý công việc. Đại diện bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Viện ABAII và Trung tâm Chuyển đổi số trong quá trình chuyển đổi số của VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP.Ông Nguyễn Đức Long - Giám đốc Chuyển đổi số Viện ABAII, và đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Đào tạo TT-TT, đánh giá cao quyết tâm của VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP trong việc ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.Tại hội nghị, các giảng viên từ Viện ABAII đã cung cấp kiến thức về AI, hướng dẫn các cán bộ sử dụng AI trong xử lý văn bản, xây dựng báo cáo nhanh, tìm kiếm và phân tích dữ liệu.Các cán bộ nhân viên VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP hào hứng với kiến thức mới và đánh giá cao sự hỗ trợ từ Viện ABAII. Đại diện VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP mong muốn các đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp đào tạo AI sâu hơn.Ông Nguyễn Đức Long khẳng định Viện ABAII sẽ đồng hành, hỗ trợ VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội và các cơ quan quản lý trong việc phổ cập AI và Blockchain, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Dẻo thơm xôi khúc Hà Nội
Theo Quyết định số 391 của Bộ Tài chính, cơ cấu của BHXH Việt Nam được tổ chức theo hệ thống 3 cấp, từ Trung ương đến địa phương.Theo đó, có 14 đơn vị tham mưu tại Trung ương, thuộc BHXH Việt Nam. BHXH khu vực trực thuộc BHXH Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực, với trụ sở chính đặt tại các địa phương tương ứng.BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHXH liên huyện (gọi chung là BHXH cấp huyện) thuộc BHXH khu vực. Số lượng BHXH cấp huyện không quá 350 đơn vị và không tổ chức bộ máy bên trong.Tại TP.HCM, từ ngày 1.4 , theo cơ cấu tổ chức mới, BHXH TP.HCM sẽ chuyển thành BHXH Khu vực II, có trụ sở chính ở Q.7.Ông Lò Quân Hiệp giữ chức Giám đốc BHXH Khu vực II. Trước đó, ông Hiệp đã được bổ nhiệm làm Giám đốc BHXH TP.HCM từ ngày 1.5.2023.BHXH huyện và liên huyện trực thuộc BHXH Khu vực II từ ngày 1.4, cụ thể gồm các cơ quan sau:STTTÊN GỌI VÀ ĐỊA BÀN QUẢN LÝTRỤ SỞ CHÍNH1Bảo hiểm xã hội TP.Thủ ĐứcTP.Thủ Đức2Bảo hiểm xã hội Q.1Q.13Bảo hiểm xã hội Q.3Q.34Bảo hiểm xã hội Q.4Q.45Bảo hiểm xã hội Q.10Q.106Bảo hiểm xã hội Q.Bình TânQ.Bình Tân7Bảo hiểm xã hội Q.Bình ThạnhQ.Bình Thạnh8Bảo hiểm xã hội Q.Tân BìnhQ.Tân Bình9Bảo hiểm xã hội Q.Tân PhúQ.Tân Phú10Bảo hiểm xã hội Q.Gò VấpQ.Gò Vấp11Bảo hiểm xã hội Q.Phú NhuậnQ.Phú Nhuận12Bảo hiểm xã hội H.Củ ChiH.Củ Chi13Bảo hiểm xã hội H.Bình ChánhH.Bình Chánh14Bảo hiểm xã hội Q.5Q.515Bảo hiểm xã hội Q.8Q.816Bảo hiểm xã hội liên H.Q.12 - Hóc MônQ.1217Bảo hiểm xã hội liên H.Q.6 - Q.11Q.618Bảo hiểm xã hội liên H.Nhà Bè - Cần GiờH.Nhà BèTrước đó, vào ngày 12.3, BHXH TP.HCM đã có công văn hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc tiếp nhận hồ sơ BHXH 1 lần đối với các đơn vị đang trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại.Theo đó, do yêu cầu cấp bách trong công tác xử lý và bàn giao hồ sơ, các cơ quan BHXH thuộc danh sách sáp nhập liên quận sẽ tạm ngưng nhận hồ sơ hưởng BHXH 1 lần từ ngày 19 - 31.3. Và điều này áp dụng kể cả đối với những trường hợp người lao động đã đặt lịch nộp hồ sơ trong khoảng thời gian.Trong thời gian tạm ngưng tiếp nhận, người lao động có thể liên lạc và nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan BHHX khác.
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Update ngay 6 hoạt chất dưỡng trắng da an toàn mà hiệu quả
Liên quan đến bệnh dịch khiến hàng trăm trẻ sốt cao, phát ban và có 2 ca mắc sởi tử vong tại Quảng Nam, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế vừa có thêm có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại tỉnh này.Công văn đề nghị Sở Y tế Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025, hoàn thành tiêm 20.000 liều vắc xin đã phân bổ cho tỉnh trước ngày 25.3. Trong đó, ưu tiên tiêm cho trẻ ở các huyện đang có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi. Áp dụng các hình thức tiêm lưu động, tiêm tại nhà nhằm nhanh chóng bao phủ vắc xin đạt được miễn dịch trong cộng đồng.Đặc biệt, Cục Phòng bệnh lưu ý, sở y tế tỉnh không để tình trạng thiếu kinh phí, thiếu thiết bị, vật tư y tế, không đủ nhân lực y tế làm trì hoãn, chậm tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trường hợp thiếu vắc xin thì báo cáo để xem xét điều chuyển từ các tỉnh khác.Tại Quảng Nam, chiến dịch tiêm vắc xin mới được triển khai trong tháng 3.2025. Qua theo báo cáo giám sát dịch bệnh tại Quảng Nam, trên địa bàn H.Nam Trà My từ ngày 25.1 - 10.3 ghi nhận 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban được tiếp nhận và điều trị. Trong đó, 149 trẻ đã khỏi bệnh, trong đó 2 trẻ không được chuyển đến cơ sở y tế đã tử vong do suy kiệt. Cục Phòng bệnh đề nghị y tế địa phương tăng cường chống dịch sởi, đảm bảo tất cả các cháu mắc sởi, nghi mắc sởi không chỉ được chăm sóc y tế, mà còn đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm, không để xảy ra tình trạng các trẻ mắc sởi, nghi mắc sởi diễn biến xấu do thiếu chăm sóc y tế, không đủ dưỡng chất.Cục Phòng bệnh nhận định thời gian tới có thể ghi nhận thêm các ca mắc sởi do Nam Trà My là huyện miền núi cao, chủ yếu là người thiểu số, ở phân tán ở các vùng núi cao, phong tục lạc hậu (cúng bái khi ốm đau), đồng thời việc thiếu vắc xin nhiều tháng trong năm 2023 đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trên địa bàn, tạo khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng.