Định giá ngang tầm BMW X7, Jeep Grand Cherokee có gì?
Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH).Tại dự thảo, cơ quan này đề xuất nâng mức phạt tiền lên nhiều lần đối với một số vi phạm về PCCC trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện.Theo đó, phạt tiền 6 - 8 triệu đồng (hiện hành 2 - 5 triệu đồng) với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy.Phạt tiền 10 - 15 triệu đồng (hiện hành 5 - 10 triệu đồng) với hành vi sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; không bảo đảm hệ thống điện phục vụ PCCC.Phạt tiền 25 - 30 triệu đồng (hiện hành 15 - 25 triệu đồng) với hành vi không có hệ thống điện phục vụ PCCC.Đặc biệt, dự thảo quy định một nội dung hoàn toàn mới, đó là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà. Luật PCCC và CNCH được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8, sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7 tới đây. Luật này quy định rõ: nơi sạc điện cho xe động cơ điện trong nhà phải có giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy; khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà còn phải có giải pháp ngăn cháy và trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp, bảo đảm tiêu chuẩn.Theo Bộ Công an, để phù hợp, thống nhất với luật mới, nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH cần được điều chỉnh; đồng thời nâng mức tiền xử phạt để tương đồng với các lĩnh vực khác, tăng tính răn đe, phòng ngừa xã hội.Thống kê từ Bộ Công an vào năm 2023 cho thấy, trong vòng 10 năm qua, toàn quốc xảy ra 29.296 vụ cháy, làm chết 860 người. Chỉ tính riêng nguyên nhân cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện là 13.465 vụ, chiếm tới 45,5%.Với đề xuất nâng mức phạt tiền như dự thảo, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định việc này sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định về PCCC nói chung, liên quan đến điện nói riêng. Thời gian qua, địa bàn Hà Nội xảy ra một số vụ hỏa hoạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xuất phát từ chập điện. Điển hình như vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết ở P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân; hoặc mới đây là vụ cháy khiến 14 người chết ở P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, nguyên nhân do chập mạch điện tại khu vực đầu xe máy điện…Luật sư Thúy cho rằng, quy định chi tiết cùng mức phạt tiền nghiêm khắc sẽ tác động trực tiếp đến thái độ, nhận thức của chủ nhà, chủ cơ sở kinh doanh… Khi nhận thức đã tốt, nguy cơ có thể được ngăn chặn từ sớm, từ xa.Với nội dung "ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà", luật sư cho rằng hết sức cần thiết. Số lượng người sử dụng xe điện ngày càng nhiều, nhất là ở các khu chung cư, nhà trọ…, tiềm ẩn những rủi ro nhất định về cháy, nổ. Việc quy định riêng cùng mức phạt cao nhất đối với vi phạm về hoạt động này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao đề phòng trước những rủi ro có thể xảy ra.Thay đổi màu tóc, thay đổi cuộc đời, những màu tóc sẽ gây bão tại Việt Nam
Ngày 26.1, mạng xã hội lan truyền clip một ô tô biển vàng bất ngờ tự chạy trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Lúc này, xung quanh có rất nhiều người. Một số người cố gắng kéo chiếc xe lại, số khác dùng các vật cản chặn chiếc ô tô nhưng bất thành.Chiếc ô tô vẫn di chuyển từ từ về phía trước. Xung quanh có nhiều tiếng la "tránh ra... xe không có tài xế, xe tự chạy".Qua xác minh, sự việc xảy ra vào tối 25.1 (26 tết) tại tuyến đường nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thời điểm trên ô tô không có người bên trong. Người lái xe thấy sự việc thì chạy đến và đơn vị sau đó cử lực lượng ngăn lại. Ô tô di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào gờ một hàng rào.Nguồn tin riêng khác của Báo Thanh Niên cho biết, khi phát hiện vụ việc, người dân, lực lượng an ninh sân bay đã kịp đến xử lý. Vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, người, cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.Tài xế thừa nhận nguyên nhân do quên về P (chế độ đỗ xe), quên tháo dây an toàn và không nhấn nút phanh điện tử.
2,5 triệu ca không qua khỏi do viêm phổi mỗi năm, làm sao để phòng tránh?
Ngày 17.2, Sở Y tế TP.HCM cho biết, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn hỏa tốc về việc cảnh báo 7 loại thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited tại Indore-Pithampur (Ấn Độ) sản xuất.Công văn gửi hỏa tốc do Cục Quản lý dược ký ngày 17.2, được gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS; Công ty TNHH Viatris Việt Nam (tòa nhà Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1); Văn phòng đại diện Mi Pharma Limited (94 - 96 Nguyễn Văn Kỉnh, P.Thanh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức).Trước đó, ngày 19.12.2024, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) có thư cảnh báo về việc phát hiện các vi phạm nghiêm trọng về thực hành tốt sản xuất (GMP) tại Công ty Mylan Laboratories Limited. Và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với thuốc hóa dược (Bộ Y tế) ngày 13.2 đã yêu cầu tạm dừng nhập khẩu và tạm dừng phân phối, lưu thông các thuốc sản xuất tại Công ty Mylan Laboratories Limited.Đề đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản Iý dược yêu cầu các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc tạm dừng việc nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng 7 loại thuốc này; niêm phong, bảo quản tại cơ sở. Phối hợp với cơ sở đăng ký thuốc để khẩn trương báo cáo về tình hình nhập khẩu (tên cơ sở nhập khẩu, thời gian và số lượng nhập khẩu), tình hình phân phối, sử dụng các thuốc này.Đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tạm ngừng sử dụng, lưu hành các thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited sản xuất. Các đơn vị bảo quản thuốc này trong thời gian chờ kết luận về chất lượng thuốc, mức độ an toàn cho người sử dụng cho đến khi có thông báo mới của Cục Quản lý dược.Theo thông báo của Cục Quản lý dược, có 3 thuốc do Công ty TNHH Viatris Việt Nam đăng ký nhập khẩu (ADCClena 5, ADCClena 10 và ADCClena 25). 4 thuốc do Mi Pharma Private Limited đăng ký (Emtricitabine and and tenofovir alafenamide tablets 200mg/25mg, Hepbest, Acriptega, Avonza).
Cùng là những mẫu mã ô tô mang thương hiệu xe Hàn Quốc, nhưng Hyundai Creta và Kia Seltos phân phối tại Việt Nam có khá nhiều điểm khác biệt về nguồn gốc xuất xứ, giá bán, phiên bản. Kia Seltos có 4 phiên bản, do Trường Hải (THACO AUTO) lắp ráp tại nhà máy đặt ở Chu Lai, Quảng Nam. Trong khi đó, Hyundai Creta vừa ra mắt được Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) mở bán 3 phiên bản nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Tuy nhiên từ theo kế hoạch của HTV, từ năm 2023 Hyundai Creta sẽ có bản lắp ráp trong nước.
Chuyên gia khí tượng: ‘Nam bộ cuối tuần có mưa chuyển mùa’
Chi hội Thẻ Ngân hàng cho biết, thời gian vừa qua, một số ngân hàng bị đối tượng xấu đập phá máy ATM để chiếm đoạt tiền hoặc dùng các thủ đoạn mới, phức tạp để lắp đặt thiết bị skimming ăn cắp dữ liệu thẻ giao dịch tại ATM nhằm làm thẻ giả rút tiền... Không loại trừ các nhóm đối tượng này sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động rút tiền bằng các dữ liệu thẻ đã lấy cắp được trong suốt các khoảng thời gian trước đó.Các đối tượng thường dùng keo dán, băng dính để che camera không cho ghi lại hình ảnh và tiến hành đập phá thân máy hoặc dùng dụng cụ khò cửa trả tiền, két tiền của máy ATM nhằm phá hoại máy ATM và chiếm đoạt tiền ở trong máy. Hay lắp đặt thiết bị skimming ăn cắp dữ liệu thẻ giao dịch tại ATM để làm thẻ giả rút tiền tại chính địa bàn ăn cắp hoặc lân cận. Trường hợp đã ăn cắp được dữ liệu thẻ trước đó, đối tượng sử dụng hàng loạt thẻ đã được làm giả để rút tiền liên tục tại các ATM trên cùng một cung đường di chuyển.Vì vậy, Chi hội Thẻ đề nghị các ngân hàng thực hiện nghiêm túc đảm bảo hoạt động hệ thống ATM thông suốt. Đồng thời thực hiện rà soát hoạt động ATM tuân thủ quy định nội bộ của từng ngân hàng và quy định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo ATM hoạt động liên tục 24/7. Bố trí cán bộ trực sự cố, thường xuyên cập nhật thông tin ATM qua các công cụ giám sát nội bộ của từng ngân hàng để xử lý sự cố, tiếp quỹ cho máy ATM đảm bảo ATM hoạt động liên tục, thông suốt, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng cường cảnh giác với nguy cơ phá hoại ATM/ATM skimming để chiếm đoạt tiền và ứng xử kịp thời với nhóm đối tượng phá hoại. Bởi mục tiêu nhắm tới của các đối tượng phá hoại là các ATM đặt tại các vị trí vắng người, ít phương tiện qua lại vào đêm tối, không có bảo vệ 24/7.Các ngân hàng cần chủ động thực hiện truyền thông đa kênh đến khách hàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi giao dịch tại ATM để tăng cường nhận thức quản trị rủi ro chủ động của khách hàng. Rà soát hiện trường toàn bộ các ATM thuộc quản lý của ngân hàng, đảm bảo vị trí lắp đặt ATM được trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn an ninh, đặc biệt là camera (bao gồm cả đầu quét và bộ lưu trữ hình ảnh, báo động, báo cháy,...), điều chỉnh góc quay camera giám sát ATM, đảm bảo bao quát được các vị trí bao gồm khu vực đầu đọc thẻ, bàn phím nhập mã PIN làm cơ sở giám sát từ xa của ngân hàng đối với an ninh, an toàn của ATM.Bố trí cán bộ trực, rà soát hình ảnh camera tại ATM đặc biệt đối với địa điểm đặt máy không có lực lượng bảo vệ để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ đối tượng lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu, sử dụng thẻ gian lận hoặc các trường hợp nghi ngờ thực hiện phá hoại ATM. Tăng cường rà soát thực địa định kỳ toàn bộ ATM trong đó chú ý khu vực đầu đọc thẻ, bàn phím, thiết bị bảo vệ bàn phím (nếu có), vỏ ốp xung quanh màn hình ATM, camera ATM để kịp thời phát hiện thiết bị lạ được dán, ốp, kết nối bất thường với ATM và/hoặc các mũi khoan nhỏ để lắp đặt thiết bị/camera siêu nhỏ...Khi phát hiện ATM có dấu hiệu bất thường như có vết băng keo, thiết bị che bàn phím bị mất hoặc có dấu hiệu từng bị tháo ra lắp lại... cần kiểm tra chéo, rà soát lại hình ảnh camera tại ATM để xác định dấu hiệu nghi ngờ skimming. Đặc biệt, các đối tượng có hành vi lạ, nghi ngờ thực hiện lắp thiết bị skimming như có thiết bị lạ, giao dịch bằng thẻ có màu sắc, logo, biểu tượng lạ...