Dư địa lớn cho tăng cường đầu tư và xuất khẩu Việt Nam - Úc
Sở dĩ nhiều tuyển thủ quốc gia Malaysia đang khoác CLB Johor Darul Tazim không tham dự AFF Cup vì giải vô địch bóng đá Đông Nam Á diễn ra ngoài lịch FIFA Days. Khi đó, CLB Johor Darul Tazim không muốn cho các cầu thủ lên đội tuyển, sợ làm ảnh hưởng đến kế hoạch thi đấu của họ tại Cúp C1 châu Á (hay còn gọi là AFC Champions League Elite).Trong khi đó, vòng loại thứ ba Asian Cup 2027 diễn ra trong dịp FIFA Days, đội tuyển Malaysia có quyền triệu tập tất cả những cầu thủ mà họ mong muốn, làm nhiệm vụ tại vòng loại giải châu Á. Những ngôi sao của Johor Darul Tazim bị CLB chủ quản từ chối để họ tham dự AFF Cup 2024 gồm có thủ môn Farizal Marlias, hậu vệ phải Matthew Davies, trung vệ Shahrul Saad, Junior Eldstal, Feroz Baharudin, hậu vệ trái La'Vere Corbin-Ong, tiền vệ Mohamadou Sumareh, các tiền đạo Arif Aiman Hanapi và Romel Morales. Trong số này, hậu vệ phải Matthew Davies, hậu vệ trái La'Vere Corbin-Ong, tiền vệ cánh Mohamadou Sumareh và tiền đạo Romel Morales là những cầu thủ nhập tịch.Thành phần này vừa góp công lớn giúp đại diện của Malaysia Johor Darul Tazim gây bất ngờ rất lớn tại Cúp C1 châu Á. Đội bóng Malaysia giành vé vào vòng 16 đội, sau khi đánh bại đội bóng Hàn Quốc Pohang Steelers 5-2 ở lượt trận cuối vòng bảng khu vực phía Đông (tại cúp C1 châu Á, giai đoạn đấu bảng và giai đoạn đầu của vòng knock-out được phân ra theo 2 khu vực phía Đông và phía Tây châu Á). Điều đáng chú ý ở chỗ Pohang Steelers là đội bóng rất mạnh, đội này từng có đến 3 lần vô địch Cúp C1 châu Á vào các năm 1997, 1998 và 2009. Vì trận thua Johor Darul Tazim, Pohang Steelers bị loại khỏi Cúp C1 châu Á năm nay, không thể góp mặt ở vòng 16 đội. Đây là chi tiết mà đội tuyển Việt Nam cần chú ý. Nếu dàn tuyển thủ quốc gia nói trên của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo CLB Johor Darul Tazim, trở lại với đội bóng nước này ở vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia có thể khác hẳn chính họ tại AFF Cup 2024. Ít nhất, nếu có thêm những cầu thủ đang khoác áo đội bóng số 1 ở giải trong nước, đội tuyển Malaysia sẽ không yếu như chính đội này tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, bị loại ngay sau vòng bảng.Theo lịch thi đấu, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận gặp Malaysia trên sân đối phương vào ngày 10.6. Đội bóng HLV Kim Sang-sik cần chuẩn bị thật tốt cho trận đấu nói trên, vì Malaysia chính là đối thủ trực tiếp cạnh tranh ngôi đầu bảng F vòng loại Asian Cup với đội tuyển Việt Nam. Sẽ là không thừa nếu chúng ta nghiên cứu thêm về các cầu thủ người Malaysia đang khoác áo Johor Darul Tazim, những người có khả năng cao trở lại đội tuyển Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027, chờ đối đầu với HLV Kim Sang-sik và các học trò.'Độc lạ' bánh xèo cá kình làng Chuồn, muốn ăn phải đi từ mờ sáng
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Kinh hoàng người phụ nữ dắt 3 trẻ em băng qua cao tốc, suýt gây tai nạn
Đầu tiên là dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè có tổng mức đầu tư 737 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp 168 tỉ đồng và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 515 tỉ đồng.Dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long được Sở GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 5230 năm 2017 với quy mô xây dựng mới cầu Phước Long bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 359m, bề rộng 10,5m. Xây dựng đường dẫn đầu cầu với tổng chiều dài 430m, trong đó phía quận 7 dài 156m và phía huyện Nhà Bè dài 274m. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và tổ chức giao thông phù hợp với quy mô tuyến đường.Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu giao thông và tải trọng khai thác, tạo hướng kết nối cho đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Hữu Thọ, góp phần cải thiện tình hình giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.Công trình được khởi công phần cầu vào tháng 2.2020 đến tháng 1.2021 thì phải tạm dừng thi công do hết mặt bằng. Sau hơn một năm quyết liệt triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, với sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, của UBND TP cùng các sở ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hai địa phương và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân quận 7 và huyện Nhà Bè, 100% mặt bằng phục vụ thi công đã được bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 11.2023, tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công.Sau 13 tháng tập trung thi công kể từ khi nhận được 100% mặt bằng, đến nay công trình cầu Phước Long mới đã hoàn thành, được Sở GTVT kiểm tra, chấp thuận thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố đúng theo tiến độ đã đề ra vào ngày 31.12.2024.Cũng trong buổi sáng ngày 30.12, nhánh hầm HC1 thuộc công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và đoạn song hành quốc lộ 50 (từ Trịnh Quang Nghị đến ngã 3 quốc lộ 50 - đường song hành) cũng sẽ được thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố. Ban Giao thông cùng các nhà thầu, đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục thi công hoàn thành các hạng mục bản quá độ tại khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và sẽ đưa toàn bộ nút giao này vào hoạt động trước ngày 20.1.2025. Đối với đoạn song hành quốc lộ 50 còn lại (từ Trịnh Quang Nghị đến giao lộ Nguyễn Văn Linh) hiện chưa thể hoàn thành và thông xe do vẫn còn 8 hộ dân nằm chắn ngang mặt cắt ngang tuyến đường (thuộc hai dự án Gia Hòa và Khang Phúc) đang trong quá trình vận động bàn giao mặt bằng. Ban Giao thông kiến nghị UBND huyện Bình Chánh, Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ vận động và bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 31.1.2025 để chủ đầu tư hoàn tất khối lượng thi công, thông xe đoạn song hành còn lại trước 30.4.2025 và thông xe đoạn quốc lộ 50 từ ngã 3 đường song hành đến ranh Long An, hoàn thành toàn bộ công trình trước 31.12.2025. Ở phía tây thành phố, công trình nâng cấp mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý trên địa bàn quận Bình Tân, với tổng mức đầu tư 1.232 tỉ đồng (trong đó chi phí bồi thường 995 tỉ đồng do quận Bình Tân làm chủ đầu tư, chi phí xây lắp 237 tỉ đồng do Ban Giao thông làm chủ đầu tư), mặt cắt ngang tuyến đường sau nâng cấp là 30m cũng đã hoàn thành 100% khối lượng và chính thức thông xe phục vụ người dân thành phố trong sáng 30.12.Theo ông Trịnh Linh Phương, Phó Ban giao thông, việc thông xe, đưa các công trình cầu Phước Long, Hầm chui HC1, đường song hành quốc lộ 50 giai đoạn 1 vào phục vụ người dân thành phố hôm nay, cùng với việc thông xe cầu Rạch Đỉa vào tháng 11.2024 và Hầm HC2 vào tháng 10.2024 vừa qua đã góp phần tăng cường kết nối giao thông giữa quận 7 và huyện Nhà Bè; đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực phía nam thành phố, tạo không khí vui tươi, phấn khởi với chuỗi sự kiện hoàn thành, thông xe phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán khoảng 15 gói thầu, dự án như mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục 60 ngày đêm cao điểm của ngành giao thông thành phố, cùng với các công trình đường Tên Lửa, cầu Nam Lý, cầu Rạch Đỉa, Hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và 4 công trình được thông xe sáng ngày 30.12 như đã nêu trên, trong thời gian tới Ban Giao thông với sự hỗ trợ của Sở GTVT và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, tiếp tục hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán 2025 10 gói thầu, dự án gồm một đơn nguyên cầu Tăng Long, đường Dương Quảng Hàm (giai đoạn 1), đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (giai đoạn 1), cầu Tân Kỳ Tân Quý, cầu Bà Hom, cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố 2 của nút giao An Phú, đường Lương Định Của (đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao Trần Não), kênh Hàng Bàng (quận 5). "Ban Giao thông mong lãnh đạo thành phố, các sở ngành, các địa phương, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ đầu tư bàn giao dứt điểm các mặt bằng còn lại của các dự án đã thông xe giai đoạn 1 nêu trên trước ngày 31.1 để Ban Giao thông có thể hoàn thành 100% khối lượng thi công còn lại của các dự án nêu trên trước 30.4.2025", ông Phương kiến nghị. Tại sự kiện ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng vướng mắc hiện nay là giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thiếu đồng bộ của các bện. Bởi như cầu Long Phước, khi có mặt bằng sạch chỉ cần 12 tháng là xong hay nút giao thông Nguyễn Văn Linh -Nguyễn Hữu Thọ chỉ cần 24 tháng là xong. Trong khi đó, hiện nay các công trình hạ tầng không bao giờ thiếu vốn, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án ngày càng được nâng cao. Nên mấu chốt là làm sao bàn giao được mặt bằng sạch phải được đẩy nhanh. "Theo luật Đất đai mới thì cơ chế bồi thường tái định cư được rõ hơn và nhiều ưu việt hơn nên sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn này, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ. Từ nay đến 20.1, nghĩa là trước Tết Âm lịch chủ đầu tư cam kết có 10 công trình đưa vào khai thác để phục vụ người dân. Trong khi đó, bước qua năm 2025 có nhiều công trình đầu tư công là kỳ cuối của trung hạn nên sẽ phải đua nước rút để giải ngân, để hoàn thành và chào mừng các ngày lễ lớn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang nảy sinh vướng mắc nhất là vật liệu cát đắp, đá mi, đá cấp phối công trình nào cũng phản ánh thiếu nên cần tháo gỡ vướng mắc này. Kiểm soát chặt năng lực nhà thầu, chế tài mạnh hơn nữa, thậm chí điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu có năng lực. Lãnh đạo các địa phương còn đang vướng bồi thường hỗ trợ tái định cư, như huyện Bình Chánh cần tiếp tục đẩy mạnh bồi thường, di dời hạ tầng kỹ thuật… Nếu có khó khăn vướng mắc cần kiến nghị để thành phố kịp thời tháo gỡ", ông Bùi Xuân Cường chỉ đạo và nói thêm rằng, chính quyền thành phố biết ơn các hộ dân đã hy sinh quyền lợi cá nhân để dự án được sớm hoàn thành. Chính sách bồi thường đôi khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của người dân, nhưng vì cái chung, vì sự phát triển của thành phố mong người dân đồng hành. Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi việc sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh doanh, đi lại của người dân, nhưng cũng mong được thông cảm, chia sẻ.
Mang đặc trưng của dòng xe côn tay thể thao underbone, Honda Winner X mới và Yamaha Exciter 155 VVA đều sở hữu kiểu dáng thiết kế hầm hố, thể thao hầm hố, kích thước phù hợp với vóc dáng người Việt. Cả hai mẫu xe này đều sở kích thước thiết kế gần như tương đương nhau, chỉ chênh lệch vài milimet.
Tăng lương cơ sở từ ngày 1.7, các khoản trợ cấp BHXH tăng thế nào?
Theo TCD, trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp lưu trữ năng lượng hiệu quả và thân thiện với môi trường, các nhà khoa học Hàn Quốc đã đạt được một bước tiến đáng kinh ngạc: kéo dài tuổi thọ pin lithium thế hệ mới lên đến 750% bằng cách sử dụng một lớp bảo vệ đặc biệt làm từ nước.Pin lithium đang được coi là tương lai của ngành công nghiệp năng lượng, ứng dụng trong vô số thiết bị từ điện thoại, laptop cho đến xe điện. Tuy nhiên, loại pin này vẫn tồn tại những hạn chế như tuổi thọ kém, dễ cháy nổ và gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.Nhằm giải quyết những vấn đề này, Giáo sư Il-Doo Kim từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc và Giáo sư Jiyoung Lee từ Đại học Ajou (Hàn Quốc) đã nghiên cứu và phát triển một lớp phủ bảo vệ mới cho pin lithium. Thay vì sử dụng các vật liệu độc hại như trước đây, lớp phủ này được tạo ra từ gôm guar (Guar Gum) chiết xuất từ thực vật và nước.Kết quả thử nghiệm cho thấy pin lithium sử dụng lớp phủ mới có tuổi thọ tăng đáng kinh ngạc lên đến 750%, vượt xa so với các công nghệ hiện tại. Ngoài ra, lớp phủ này còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường sau khoảng 1 tháng, góp phần bảo vệ môi trường.Phát hiện này được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ pin lithium, mang đến những loại pin vừa hiệu quả, bền bỉ lại thân thiện với môi trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thiết bị điện tử và xe điện trong tương lai.