Style quyến rũ của Lydie Vu, thí sinh nhận nhiều sự quan tâm từ fan sắc đẹp
Theo Tom’s Guide, mặc dù chỉ được Samsung 'nhá hàng' chớp nhoáng trong sự kiện ra mắt dòng S25, nhưng Galaxy S25 Edge đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế siêu mỏng đầy ấn tượng. Tuy nhiên, ngoài tên gọi và độ mỏng, gần như không có thông tin nào khác về chiếc điện thoại này được tiết lộ.Mới đây, một video tiếng Tây Ban Nha (hiện đã bị xóa) trên YouTube đã mang đến những thông tin rò rỉ cực kỳ giá trị về S25 Edge. Theo trang tin Android Authority, video không chỉ cho thấy một chiếc S25 Edge 'bằng xương bằng thịt' mà còn hé lộ một số thông số kỹ thuật quan trọng.Video có cảnh so sánh trực tiếp S25 Edge với Galaxy Z Fold 6 (đang mở). Kết quả cho thấy, S25 Edge chỉ dày hơn một chút so với Z Fold 6 (5,6 mm khi mở). Điều này đồng nghĩa với việc, S25 Edge có thể sẽ có độ dày dưới 6 mm (chưa tính phần lồi camera), mỏng hơn đáng kể so với Galaxy S25 (7,2 mm).Video cũng cho thấy ứng dụng AIDA64 đang chạy trên S25 Edge, tiết lộ một số thông số kỹ thuật chính như chip Snapdragon 8 Elite, bộ nhớ RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256 GB và pin 4.000 mAh.Chưa dừng lại ở đó, trong một video khác (cũng đã bị xóa) mang đến sự xuất hiện đầy bất ngờ của một chiếc điện thoại được cho là Google Pixel 9a. Chiếc điện thoại này có màu đen Obsidian quen thuộc, logo chữ G đặc trưng và thiết kế hoàn thiện, cho thấy đây có thể là phiên bản thương mại. Cụm camera hình viên thuốc gần như không lồi lên, các cạnh được bo cong mềm mại, tạo nên một tổng thể rất phong cách.Trong số hai chiếc điện thoại này, Pixel 9a có khả năng sẽ ra mắt trước. Các tin đồn trước đây cho rằng Pixel 9a sẽ trình làng vào giữa tháng 3. Trong khi đó, Samsung vẫn giữ kín thông tin về S25 Edge, nhưng nhiều khả năng máy sẽ được giới thiệu vào mùa hè, có thể là cùng với Galaxy Z Fold 7 vào tháng 7 hoặc tháng 8.Chê chợ mới, nhiều tiểu thương quay lại vỉa hè
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Nga thay tư lệnh hải quân sau nhiều đồn đoán
Theo thông tin từ bác sĩ và chuyên gia y tế tại Bệnh viện Vinmec, Xuân Son đã trải qua một ca phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy xương chày sau khi bị gãy thân xương phức tạp. Ca phẫu thuật này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và kỹ thuật cao để đảm bảo quá trình liền xương và phục hồi nhanh nhất có thể. Hiện tại, Son đang trong giai đoạn đầu của lộ trình phục hồi chức năng kéo dài ít nhất 6 tháng.Trong tháng 3 tới, khi đội tuyển Việt Nam đối đầu với đội tuyển Lào trong khuôn khổ vòng loại Asian Cup 2027, Xuân Son sẽ tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và tập luyện phục hồi. Giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tập trung vào việc kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ, và phục hồi khả năng di chuyển. Son cũng được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và robot hỗ trợ tập luyện.Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của Xuân Son cũng được theo dõi chặt chẽ hàng ngày, dựa trên nhu cầu cá nhân và cường độ luyện tập. Điều này nhằm đảm bảo rằng cầu thủ có đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.Quá trình phục hồi chức năng của Xuân Son được chia thành 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có mục tiêu và phương pháp điều trị cụ thể để đảm bảo cầu thủ có thể trở lại thi đấu với phong độ tốt nhất.Giai đoạn 1 là kiểm soát đau và kích hoạt thần kinh cơ (1-2 tuần đầu sau phẫu thuật) với mục tiêu kiểm soát đau, giảm sưng, ngăn ngừa biến chứng như teo cơ hoặc cứng khớp bằng phương pháp sử dụng thiết bị chườm lạnh, máy kích thích điện, và các bài tập nhẹ nhàng như co duỗi chân.Giai đoạn 2 là tăng cường sức mạnh và cải thiện tầm vận động (từ tuần thứ 3 đến tháng thứ 2 với mục tiêu là tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện tầm vận động khớp bằng phương pháp tập vật lý trị liệu như nâng chân nhẹ, tập với dây đàn hồi, và máy tập phản hồi sinh học.Giai đoạn 3 là phục hồi chức năng toàn diện và chuẩn bị thể lực (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5) với mục tiêu là phục hồi toàn diện chức năng vận động, chuẩn bị thể lực cho tập luyện cường độ cao bằng phương pháp tập chạy bộ nhẹ, tập với bóng, tăng cường sức mạnh toàn thân, và cải thiện thăng bằng.Giai đoạn 4 là tập luyện cường độ cao và kiểm tra phân tích vận động (từ tháng thứ 6 trở đi) với mục tiêu là trở lại tập luyện cường độ tối đa và sẵn sàng thi đấu. Phương pháp được sử dụng là tập bóng đá chuyên biệt như chạy nước rút, đổi hướng, và va chạm nhẹ, kiểm tra phân tích vận động để đánh giá khả năng phục hồi.Sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay (sau ngày mùng 6 âm lịch), Xuân Son sẽ quay trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị và dự kiến bắt đầu giai đoạn 2 của quá trình hồi phục. Vào thời điểm đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Lào ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3 này, Xuân Son vẫn đang trong giai đoạn 2 của quá trình này. Mặc dù không thể cùng đội tuyển thi đấu trong thời gian này, Xuân Son vẫn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía CLB Nam Định, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và người hâm mộ. Mục tiêu cao nhất của quá trình điều trị là giúp Son có thể trở lại thi đấu với phong độ tốt nhất, tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB.
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.
Thú vị: Đội tuyển Việt Nam đấu Thái Lan, thầy và trò cũ đối đầu kịch tính
Ngày 12.1, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa phát hiện vụ vận chuyển, tích trữ hơn 1,7 tấn thịt heo chết, không rõ nguồn gốc, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.Trước đó, sau nhiều ngày mật phục theo dõi, tối 11.1, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an xã Minh Lập (TX.Chơn Thành) bất ngờ kiểm tra xe ô tô tải BS 93C - 175.22 do Lê Văn Khải (27 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) khi lưu thông trên tuyến đường thuộc ấp 6, xã Minh Lập, TX.Chơn Thành.Qua kiểm tra phát hiện trên thùng xe có 10 con heo chết chưa rõ nguyên nhân, tổng trọng lượng 1.065 kg.Tổ công tác tiếp tục kiểm tra tại địa điểm tập kết heo và phát hiện Khải đang cất giữ 665 kg thịt heo chết không rõ nguồn gốc, xuất xứ, được bảo quản trong các thùng xốp ướp đá, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Phước đã đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Phước lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh động vật, phun tiêu độc, khử trùng, đồng thời yêu cầu Lê Văn Khải tiêu hủy toàn bộ số động vật chết và sản phẩm động vật trên nhằm đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường.Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.