Trồng mai kiểng - nghề phụ cho thu nhập chính
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Mỹ đã chuẩn bị cho chuyến thăm Kyiv bí mật của ông Biden thế nào?
Trên sân Pleiku, Công Phượng trải qua trận cầu giàu cảm xúc. Anh không ăn mừng khi sút tung lưới Phan Đình Vũ Hải, gỡ hòa 1-1 cho CLB Bình Phước. Trước đó, HAGL mở tỷ số nhờ cú đệm bóng trong vòng cấm của Dụng Quang Nho. Đến loạt đá luân lưu may rủi, cựu tiền đạo HAGL lãnh nhiệm vụ thực hiện cú đá đầu tiên và tiếp tục dứt điểm tung lưới đội bóng cũ. CLB Bình Phước cũng có lợi thế khi Châu Ngọc Quang thực hiện hỏng ngay sau đó. Nhưng trong ngày nhà vô địch AFF Cup 2024 Trần Trung Kiên thi đấu quá xuất sắc cản được 2 quả luân lưu, thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức chấp nhận kết thúc hành trình Cúp quốc gia ở vòng 16 đội.CLB Bình Phước sẽ không vui với kết quả trên, nhưng trận thua HAGL cũng sẽ cho đội bóng này nhiều bài học. Mùa này, Công Phượng đã có 6 bàn thắng, 1 kiến tạo, góp công lớn giúp CLB Bình Phước vẫn đang bám đuổi đội Ninh Bình trên bảng xếp hạng giải hạng nhất. Với tỷ lệ đóng góp bàn thắng lên đến gần 80%, Công Phượng vẫn là một cầu thủ quá quan trọng, xứng đáng trở thành chỗ dựa về chuyên môn lẫn tinh thần cho các cầu thủ CLB Bình Phước.Tuy nhiên, CLB Bình Phước lại đang phụ thuộc quá nhiều vào Công Phượng, có nghĩa là khi ngôi sao sáng nhất bị khóa chặt, đội bóng này không có phương án tấn công nào khác. Điều này được thể hiện rõ rệt trong trận gặp HAGL. Trước một hàng phòng ngự chơi quyết liệt, kỷ luật, với những trung vệ trẻ khỏe như Phạm Lý Đức, Dụng Quang Nho, Công Phượng không thể hiện được nhiều. Bàn thắng của cầu thủ này cũng chỉ đến sau khi thủ thành Vũ Hải mắc sai lầm. Tình trạng CLB Bình Phước bế tắc khi Công Phượng bế tắc cũng đã diễn ra nhiều lần ở mùa giải này.Bài toán phụ thuộc vào Công Phượng cần được HLV Anh Đức sớm giải quyết. Nếu không trong cuộc đua giành vé thăng hạng V-League mùa tới, họ rất có thể bị tụt lại phía sau. Bởi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là CLB Ninh Bình đang có rất nhiều ngòi nổ. Ngoài Hoàng Đức, HLV Nguyễn Việt Thắng còn có Mạch Ngọc Hà, Nguyễn Quốc Việt, Đinh Thanh Bình… sở hữu phong độ cao.Chất lượng đội hình CLB Bình Phước không quá thua kém đội Ninh Bình. Trên hàng công, họ vẫn có rất nhiều hảo thủ như Hồ Sỹ Giáp, Hồ Tuấn Tài, Lê Thanh Bình, Nguyễn Kiên Quyết. Đây đều là những cầu thủ đã có kinh nghiệm thi đấu tại V-League. Đáng chú ý, Thanh Bình là một tiền đạo rất có duyên ở giải hạng nhất, từng giúp CLB Bình Định, Khánh Hòa trở lại V-League. Tuy nhiên, đến lúc này HLV Anh Đức vẫn chưa thể chọn ra bộ khung ăn ý nhất để giúp khả năng tấn công của CLB Bình Phước được cải thiện. Ngoài Công Phượng, những cầu thủ kể trên gần như chưa để lại dấu ấn nào.Một đội bóng cạnh tranh chức vô địch cần có ngôi sao biết tỏa sáng đều đặn như Công Phượng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là có thêm nhiều cầu thủ biết thay ngôi sao đó tỏa sáng để tạo ra sự đa dạng, khiến đối thủ không thể bắt bài. Và CLB Bình Phước đang chưa có điều kiện đủ này. Bà Rịa-Vũng Tàu 1-1 Ninh Bình (luân lưu: 2-4)HAGL 1-1 Bình Phước (luân lưu: 4-3)CLB Hà Nội 0-0 Đồng Tháp (luân lưu: 3-4)
Theo bước chân cha: Quân y sĩ của Hải đội 2
Ngày 3.1, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, chống xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh.Theo đó, ông Tuấn yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý và yêu cầu chủ đầu tư phải tự phá dỡ hoặc tổ chức cưỡng chế phá dỡ phần sai phạm. Cụ thể, các cán bộ, công chức cấp xã phải tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng, học tập do các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan hướng dẫn về nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực quản lý để nâng cao kiến thức và thực thi công vụ đạt hiệu quả. Xây dựng mô hình giao cho cán bộ khu phố, thôn, xóm khi phát hiện công trình vi phạm trên địa bàn quản lý phải thông báo cho công chức cấp xã để kiểm tra, xử lý kịp thời… UBND cấp xã có trách nhiệm triển khai các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu. Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Kiên quyết cưỡng chế phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm pháp luật về đất đai.UBND cấp huyện thực hiện quản lý trật tự xây dựng theo phân cấp quy định. Theo dõi việc xử lý các công trình vi phạm, cương quyết xử lý đối với các công trình xây dựng vi phạm không chấp hành các nội dung trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức cưỡng chế theo quy định.Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát các trường hợp công trình vi phạm còn tồn tại trên địa bàn, chỉ đạo kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm. Đồng thời ngăn chặn, xử lý kịp thời để không phát sinh vi phạm mới. Xử lý nghiêm cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng thiếu trách nhiệm, không phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc không đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn được phân công phụ trách.UBND cấp huyện còn có trách nhiệm chỉ đạo ban xử lý, chống lấn, chiếm đất đai và tổ công tác cấp xã tiến hành kiểm tra về quản lý, sử dụng đất trên từng địa bàn cấp xã; chỉ đạo UBND cấp xã rà soát thống kê, phân loại từng trường hợp vi phạm và đề xuất hướng xử lý phù hợp theo quy định… Đặc biệt, xem xét, xử lý trách nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã; lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và công chức được giao nhiệm vụ quản lý trên địa bàn do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.Sở TN-MT tỉnh Bình Định theo dõi việc thực hiện kế hoạch xử lý lấn, chiếm đất đai trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm chưa được xử lý từ trước đến nay, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý đất đai.Sở Xây dựng tỉnh Bình Định có trách nhiệm đôn đốc việc khắc phục hậu quả, xử lý dứt điểm các trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng nhằm hạn chế trường hợp có công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn nhưng không xử lý, không lập hoặc chậm lập hồ sơ xử lý theo quy định.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 176/2024 quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025.Theo quy định, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách, gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định.Đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương, tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định.Nghị định quy định 18 nội dung chi của Bộ Công an, gồm: đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện; xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông; xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.Ngoài ra, còn có hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông; bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm…Nghị định cũng quy định 15 nội dung chi của UBND cấp tỉnh và cơ quan khác ở địa phương, gồm: thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông; sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông…Đáng chú ý, nghị định quy định mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng; đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/vụ, việc.
Từ tiên phong tiến đến tiên phong lùi
Ngày 18.2, Công an P.Chính Gián (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) bàn giao nghi phạm lừa đảo hàng loạt người buôn thú nhồi bông Baby Three cho Công an Q.Thanh Khê thụ lý theo thẩm quyền. Nghi phạm lừa đảo là Nguyễn Thanh Lực (23 tuổi, ở thôn An Bình, xã Thanh An, H.Cam Lộ, Quảng Trị - tạm trú P.Bình Thuận, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).Trong ngày 18.2, thượng tá Trần Văn Thọ, Phó trưởng công an Q.Thanh Khê, và lãnh đạo P.Chính Gián cũng đã khen thưởng đột xuất thành tích đấu tranh, phòng chống tội phạm của Công an P.Chính Gián.Trước đó, Công an P.Chính Gián nhận thông tin trình báo từ chị Phan Ngọc Thảo U. (ở P.Chính Gián) về việc bị lừa đảo với hình thức buôn bán thú nhồi bông Baby Three.Theo chị U., lúc 18 giờ 15 ngày 9.2, chị liên hệ với một tài khoản Facebook tên "LN Phuong Thanh" giao dịch mua lô hàng thú nhồi bông Baby Three để kinh doanh. Do lần đầu giao dịch với tài khoản này qua mạng xã hội, nên chị U. cảnh giác, thận trọng hẹn chủ hàng đến tận nơi để xem hàng mới giao dịch.Chủ tài khoản Facebook LN Phuong Thanh nhanh chóng cung cấp địa chỉ căn hộ thuê tại lô 22 đường Khuê Mỹ Đông 15 (P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng). Tại đây, chị U. gặp Nguyễn Thanh Lực và được giao lô hàng Baby Three.Theo yêu cầu của Lực, chị U. chuyển tiền để Lực chuyển cho tài khoản LN Phuong Thanh.Hôm sau, chị U. tiếp tục giao dịch với tài khoản Facebook LN Phương Thanh và người giao hàng cũng là Nguyễn Thanh Lực.Ngày 11.2, chị U. mua lô hàng Baby Three thứ ba, nhưng lần này chủ tài khoản Facebook LN Phuong Thanh yêu cầu phải chuyển tiền đầy đủ mới gửi hàng và gửi giá vì hiện nay thú nhồi bông Babay Three đang rất... sốt, những người người buôn giành hàng liên tục, thường xuyên thay đổi giá bán.LN Phuong Thanh còn dọa sẽ giao hàng cho những người buôn chuyển tiền trước nên chị U. vội chuyển khoản 12,1 triệu đồng cho tài khoản ngân hàng BIDV tên Nguyen Thanh Giang như yêu cầu.LN Phuong Thanh hẹn chị U. lúc 16 giờ 30 ngày 11.2 đến căn hộ cho thuê trước đây để nhận hàng, nhưng sau đó cắt đứt liên lạc với chị U.Nhận tin báo, Công an P.Chính Gián truy xét, đến ngày 18.2 bắt được Nguyễn Thanh Lực. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Lực đã lập Facebook ảo tên LN Phuong Thanh. Lực không ở căn hộ đường Khuê Mỹ Đông 15 mà chỉ hẹn chị U. đến để giao hàng trong 2 lần đầu, nhằm tạo lòng tin.Lực khai nhận, lợi dụng cơn sốt thú nhồi bông Baby Three hiện nay, nhu cầu mua hàng của trẻ em rất lớn nhưng nguồn hàng khan hiếm nên đăng tải thông tin lên mạng xã hội để lừa đảo. Đối với những người cảnh giác như chị U., Lực dùng chiêu gặp mặt 1 - 2 lần đầu, giao hàng thật rồi sau đó lừa đảo phi vụ lớn hơn.