Tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu với Bizfly Simple Storage
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.4 điểm mới thay đổi về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Tối ngày 2.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau và Đinh Cẩm Nhung kế toán đơn vị này để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép."Quyết định được tống đạt vào chiều cùng ngày, công tác khám xét nơi làm việc, nơi ở của 2 bị can trên cũng được thực hiện và 2 bị can đều được tại ngoại để điều tra", nguồn tin từ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau xác nhận.Trước đó, tháng 3.2024, bị can Việt và bị can Đinh Thị Cẩm Nhung (kế toán trung tâm) bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Sau đó, đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau có quyết định cho bị can Trần Quốc Việt, từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau, giữ chức vụ phó giám đốc trung tâm.Như Thanh Niên thông tin, trước đó Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu theo sổ theo dõi của kế toán.
Gờ giữa đường
Căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông và rủi ro nguồn cung bị thắt chặt đang hỗ trợ giá dầu. Đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày 4.4, giá dầu Brent đã có thời điểm tăng vượt 91 USD/thùng.
Từ khi còn là một sinh viên trường y, bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên (33 tuổi, Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) đã định hướng trở thành một bác sĩ tim mạch. Nhưng chưa dừng lại ở đó, bác sĩ Nguyên không ngừng nỗ lực để nâng cao tay nghề bằng những nghiên cứu khoa học."Tôi luôn mong muốn sẽ trở thành một bác sĩ tim mạch giỏi, có thể chữa bệnh cho thật nhiều người mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là những ca bệnh hiếm gặp. Sau mỗi lần như thế, tôi lưu lại hình ảnh, quá trình phẫu thuật can thiệp rồi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Các đề tài nghiên cứu khoa học của anh thường là những nghiên cứu về diễn biến, sự cố y khoa, cách xử lý... sau mỗi trường hợp đặc biệt. Song, đó là những kinh nghiệm quý báu để anh tự hoàn thiện bản thân và có cơ hội được tham dự nhiều hội thảo trong nước và quốc tế."Tôi từng tham gia phẫu thuật can thiệp cho một trường hợp biến chứng thủng mạch vành, lỗ thủng rất lớn nên dụng cụ bít mạch thông thường (covered stent) không giải quyết được. Trong lúc cấp bách, chúng tôi quyết định làm covered stent tự chế bằng những dụng cụ có sẵn", bác sĩ Nguyên nhớ lại.Sau khi ca phẫu thuật can thiệp thành công, bác sĩ Nguyên lưu lại các hình ảnh, cách làm covered stent tự chế và tiếp tục nghiên cứu, viết thành một báo cáo nghiên cứu khoa học. Đầu năm 2025, bác sĩ Nguyên đưa đề tài này tham gia báo cáo tại Hội thảo tim mạch can thiệp tại Singapore do Hội Tim mạch học Singapore tổ chức, tham gia cuộc thi "Ca lâm sàng hay nhất", đoạt giải nhất và được nhiều bác sĩ nước bạn tìm đến trao đổi."Hội thảo và cuộc thi quy tụ nhiều bác sĩ đến từ Nhật Bản, Indonesia, Malaysia... Đề tài của tôi may mắn đoạt giải nhất và được các bác sĩ nước bạn quan tâm. Đối với tôi đây là một thành công lớn của bản thân, không chỉ có cơ hội được học hỏi mà còn để bạn bè quốc tế biết đến ngành y tế tỉnh nhà cũng như tim mạch của Việt Nam đang rất phát triển", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ trẻ tài năng Trương Văn Khánh Nguyên còn đảm nhận chức vụ Bí thư chi đoàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị. Trong những lần cùng Chi đoàn, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức các hoạt động vùng cao, anh luôn mong muốn sẽ làm được nhiều thứ hơn nữa dành cho đồng bào thông qua việc thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí.Suốt 5 năm công tác tại quê hương, bác sĩ Nguyên đã có hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học về các ca bệnh đặc biệt, trong số đó có những đề tài giúp anh có cơ hội giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế. Song, vị bác sĩ trẻ vẫn có những trăn trở với quê hương, với những vùng khó khăn."Vừa qua, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức một chuyến từ thiện ở vùng bản làng khó khăn thuộc tỉnh Savannakhet (Lào). Tại đây, tôi tham mưu với cấp trên tổ chức sàng lọc bệnh tim cho trẻ em và phát hiện ra có một số ca bệnh tim bẩm sinh. Tôi rất mong muốn được đưa ca bệnh này về Việt Nam để điều trị nhưng lại vướng mắc nhiều thủ tục, chi phí", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ Nguyên cũng mong muốn có thêm nhiều câu lạc bộ thường xuyên nghiên cứu khoa học để các bác sĩ có môi trường giao lưu, nâng cao tay nghề, qua đó có thể trực tiếp điều trị thành công cho các ca bệnh nặng ở vùng sâu, vùng xa mà không cần phải chuyển tuyến.Chị Bùi Thị Vân Anh, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Quảng Trị, đánh giá cao tinh thần hăng say với công việc, với các nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội của bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên."Các nghiên cứu khoa học của bác sĩ Nguyên rất có ích với những người đồng nghiệp, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ trẻ của tỉnh Quảng Trị. Năm 2023, anh được Tỉnh đoàn Quảng Trị trao danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng trong quá trình làm việc, nghiên cứu", chị Vân Anh nói.
Muốn sở hữu thân hình thon gọn, tập ngay 10 bài tập giảm mỡ bụng này
Tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung - giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường CĐ FPT Polytechnic được xem là "hiện tượng". Dưới sự dẫn dắt của HLV Trần Hữu Đông Triều, đội Trường CĐ FPT Polytechnic thể hiện lối chơi rất bài bản, tiến bộ vượt bậc so với mùa đầu tiên tham gia vào năm 2023.Nằm ở nhóm đấu khó với 2 đội bóng giàu kinh nghiệm hơn tại vòng loại khu vực là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế (nhà vô địch mùa 2023), đội Trường CĐ FPT Polytechnic đã cho thấy bản lĩnh khi sớm giành vé play-off với thành tích bất bại (1 thắng, 1 hòa). Sau chiến thắng 1-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng ở trận ra quân, thầy trò HLV Đông Triều tiếp tục thi đấu quật khởi, khiến cho đội ĐH Huế phải rất chật vật mới có thể kiếm được 1 điểm.Đội Trường CĐ FPT Polytechnic chỉ còn cách tấm vé dự vòng chung kết toàn quốc 1 trận đấu nữa, nhưng sẽ phải vượt qua "hòn đá tảng" mang tên Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng. Đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng trong lần đầu tiên dự giải vào năm 2024 đã giành vé dự vòng chung kết. Tại giải năm nay, đội bóng chuyên ngành thể thao dù hao hụt về lực lượng, nhưng vẫn được xem là ứng viên sáng giá cho suất đại diện khu vực Duyên hải miền Trung vào TP.HCM thi đấu.Màn so tài giữa đội Trường CĐ FPT Polytechnic và đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng sẽ là cuộc chiến rất khốc liệt, khi hai cái tên này hiện được đánh giá là đáng gờm nhất tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung. "Đối với chúng tôi thì trận nào cũng là trận chung kết. Với trận play-off thì chỉ có 80 phút thôi, đá loại trực tiếp. Do đó, cơ hội chia đều cho 2 đội. Bản thân tôi và các cầu thủ đều muốn được đá vòng chung kết. Để làm được điều đó, chúng tôi phải quyết tâm cao nhất", HLV Đông Triều chia sẻ.Phía ngược lại, HLV trưởng đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng - Trần Trung Kiên nhận định: "Chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên là lọt vào vòng play-off. Bây giờ, đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng sẽ hướng đến việc giành suất vào vòng chung kết, điều mà chúng tôi đã làm được vào mùa trước. Tuy nhiên, bước vào trận play-off sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Điều quan trọng nhất tôi muốn là các cầu thủ Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng sẽ duy trì được sự ổn định trong tâm lý thi đấu".Bên cạnh đó, tiền đạo trụ cột của đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng - Nguyễn Văn Chiến chia sẻ: "Theo tôi, đội Trường CĐ FPT Polytechnic là đáng gờm nhất tại vòng loại khu vực, khi tập thể này quy tụ nhiều cầu thủ chất lượng đến từ các miền. Đối thủ mạnh, nhưng chúng tôi sẽ thi đấu hết mình. Tôi muốn mình có thể ghi bàn để góp công đưa đội bóng vào vòng chung kết tại TP.HCM".