Ca sĩ Đông Đào: Không cần nổi tiếng khi theo nghệ thuật
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.Người đến Vũng Chùa - Đảo Yến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đầu năm tăng đột biến
Không chỉ tăng mạnh hình phạt với người điều khiển ô tô; để tăng tính răn đe, cải thiện an toàn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) cũng điều chỉnh, tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy từ 1.1.2025.Trong đó, đáng chú ý một số lỗi phổ biến áp dụng mức phạt tiền lên đến cả chục triệu đồng.Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là hành vi được đánh giá rất nguy hiểm nhưng rất nhiều người điều khiển xe máy tham gia giao thông thường xuyên vi phạm. Để hạn chế lỗi này, Nghị định 168 quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm từ ngày 1.1.2025 bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này từ 600.000 – 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" cũng là lỗi vi phạm xảy ra rất phổ biến hiện nay. Nghị định mới quy định, hành vi này bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 1 – 2 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Một lỗi khác người điều khiển xe máy cũng bị xử phạt nặng từ năm 2025 là lái xe đi vào đường cao tốc. Cụ thể, Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng; trừ 6 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 2 – 3 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt chỉ từ 4 – 5 triệu đồng.Tương tự ô tô, mức phạt với người điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông sử dụng rượu, bia cũng tăng mạnh từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đáng chú ý, mức phạt tiền "kịch khung" áp dụng cho lỗi này lên đến 10 triệu đồng.Cụ thể, Điểm d Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 8 – 10 triệu đồng (trước đây chỉ từ 6 – 8 triệu đồng). Mức phạt tương tự nếu người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Đặc biệt, với cả hai lỗi kể trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.Ngoài ra, các mức phạt khác cho lỗi điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn cũng điều chỉnh tăng so với trước đây. Trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt từ 6 – 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Chủ xe mô tô, xe gắn máy cũng cần lưu ý khi giao xe cho người khác điều khiển. Bởi mức phạt áp dụng với hành vi "giao xe hoặc để phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển" từ năm 2025 rất cao.Cụ thể, Khoản 10 Điều 32 Nghị định 168 nêu: Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 16 – 20 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
Nhiều người học bằng lái ô tô kêu cứu: Phải chờ đến bao giờ?
Cuối năm 2024 - đầu năm 2025, Cửu trọng tử phát sóng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả Trung Quốc lẫn quốc tế, dù trước khi chiếu phim không được tuyên truyền rầm rộ. Thậm chí, bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc này còn phát sóng lại trên truyền hình đến nay. Cơn sốt nằm ngoài dự đoán của tác phẩm giúp hai diễn viên chính Lý Quân Nhuệ và Mạnh Tử Nghĩa gây chú ý.Riêng với Mạnh Tử Nghĩa, cô chiếm cảm tình với nhan sắc trong trẻo nhưng không kém phần rạng rỡ, làn da trắng sáng không tì vết và ngũ quan thanh tú đặc biệt là đôi mắt to tròn cuốn hút. Trong Cửu trọng tử, tạo hình cổ trang thanh thoát càng tôn lên phong thái thanh tao của nữ diễn viên.Ngoài đời, Mạnh Tử Nghĩa cùng sắc vóc thon thả quyến rũ thường nổi bật trong những bộ váy áo có thiết kế bó sát, ôm dáng tinh tế. Sau khi Cửu trọng tử đạt thành tích tốt, mỹ nhân 9X liên tục chiếm spotlight mỗi khi xuất hiện trước công chúng.Mới đây nhất, trong bộ ảnh mừng Tết Nguyên đán, Mạnh Tử Nghĩa một lần nữa trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi nhờ vẻ đẹp lộng lẫy. Phần lớn dân mạng khen ngợi cô ngày càng "lên hương" hậu Cửu trọng tử. Chia sẻ với truyền thông, nữ diễn viên thừa nhận việc nổi tiếng hơn cũng mang đến cho bản thân hàng loạt cơ hội tốt trong công việc. Sau khi Cửu trọng tử chiếu, cô nhận được nhiều kịch bản chất lượng. Đáng chú ý, đông đảo người xem đều mong chờ Mạnh Tử Nghĩa tái hợp Lý Quân Nhuệ sau khi chứng kiến màn "phản ứng hóa học" quá tốt của họ trong Cửu trọng tử.Được biết, Mạnh Tử Nghĩa từng được bầu chọn là hoa khôi Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cô ra mắt qua vai diễn a hoàn Thạch Nghiễn phim Võ thần Triệu Tử Long (2016). Đến cuối năm 2018, cô nhận được vai nữ chính đầu tiên trong sự nghiệp phim ảnh với tác phẩm Ánh sao kia thuộc về anh. Sự nghiệp của người đẹp 9X bùng nổ thông qua vai diễn Ôn Tình trong Trần tình lệnh. Song, cũng vì nhân vật này mà Mạnh Tử Nghĩa bị vướng vào lùm xùm dùng tiền để sửa kịch bản, mua đất diễn nhằm đưa cô từ nữ phụ thành nữ chính của phim. Tuy sao phim Cửu trùng tử đã phủ nhận nghi vấn trên, nhưng nhiều khán giả vẫn không tin và chỉ trích cô.Mặt khác, trong quá khứ, ngôi sao Hoa Ngữ sinh năm 1995 còn dính phải tranh cãi bị cho là có thái độ không tốt khi tham gia chương trình truyền hình. Đến năm ngoái, vụ việc này mới được làm sáng tỏ, Mạnh Tử Nghĩa được giải oan, lấy lại thiện cảm từ công chúng. Ngoài ra, nàng "hoa khôi Bắc Ảnh" này còn được biết đến cùng loạt phim Tương dạ 1, Phù thế song kiều truyện, Yến vân đài, Tuyết trung hãn đao hành, Luận ai xứng danh anh hùng, Chuyện kể hoa lưu ly, Trầm vụn hương phai, Tây xuất Ngọc Môn… Diễn xuất của Mạnh Tử Nghĩa được đánh giá ở mức ổn, có khả năng hóa thân thành nhiều hạng nhân vật. Hiện Mạnh Tử Nghĩa đang có các dự án như Đào hoa ánh giang sơn, Tam tuyến mê hồi… chờ phát sóng.
Theo báo cáo mới nhất của Bệnh viện Hùng Vương tổ chức khám sức khỏe tiền hôn nhân cho 154 cặp đôi nam nữ thanh niên, công nhân đang chuẩn bị kết hôn trên địa bàn TP.HCM. Những cặp đôi này có độ tuổi trung bình ở nam là 27 tuổi, còn ở nữ là 26 tuổi, đây là độ tuổi được khoa học chứng minh là phù hợp và rất dễ sinh đẻ. Đáng chú ý, trong số 154 cặp đôi được khám sức khỏe cho thấy, có đến 66% nam giới có tinh dịch bất thường (105 trường hợp).
Nợ học phí 93 tỉ đồng, Anh ngữ Apax Leaders trả phụ huynh TP.HCM ra sao?
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ còn 399 USD/tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan là 404 USD/tấn, Ấn Độ là 413 USD/tấn và Thái Lan là 431 USD/tấn.Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới liên tục đi xuống nhưng gạo Việt Nam giảm mạnh nhất do Philippines, thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam đang đẩy mạnh một loạt chính sách nhằm hạ giá gạo. Đáng kể nhất là việc nước này ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực vào ngày 4.2. Mục tiêu của chính sách này nhằm giảm giá gạo nội địa được cho là đang ở mức cao khoảng 45 - 58 peso/kg. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) tuyên bố trong tuần này sẽ bán gạo dự trữ 350.000 tấn cho các địa phương mức giá 33 peso/kg để các đơn vị này phân phối lại ra thị trường với giá 35 peso/kg (tương đương khoảng 15.300 đồng/kg).Những chính sách mới này ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu gạo của thương nhân Philippines. Mới nhất, họ trì hoãn hợp đồng nhập khẩu 350.000 tấn gạo để thương lượng lại giá. Là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới và là thị trường chủ lực của Việt Nam nên những diễn biến này khiến giá gạo Việt Nam tụt dốc không phanh. Chưa kể, thương nhân các nước khác thấy giá gạo liên tục giảm cũng tiếp tục chờ khiến cho tình trạng càng thêm xấu.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2024 Philippines tiêu thụ đến 46,1% trong tổng số 9 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam; đứng thứ 2 là Indonesia với 13,2% và Malaysia xếp thứ 3 với 7,5%. Còn trong tháng 1.2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 500.000 tấn và 308 triệu USD tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.