Ninja Làng Lá: Truyền Kỳ chính thức ra mắt
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Sốc: Vàng miếng SJC tăng 2,4 triệu đồng, lên gần 86 triệu đồng/lượng
Hậu quả chậm chạp của tình trạng ấm lên toàn cầu có lẽ đang âm thầm xảy ra bên dưới băng tầng dày của Nam Cực. Lục địa này đang chứa chấp nhiều núi lửa khổng lồ, như núi Erebus và hồ dung nham nổi tiếng của nó.Tuy nhiên, có ít nhất 100 núi lửa khác đang nằm ẩn mình ở Nam Cực, với nhiều núi lửa tập trung dọc theo bờ phía tây của lục địa. Một số núi lửa nhô mình lên cao, nhưng số còn lại nằm bên dưới Băng tầng Nam Cực, theo Live Science hôm 7.1.Biến đổi khí hậu đang làm băng tầng Nam Cực dần tan rã và khiến mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, băng tan còn giải phóng trọng lượng bên trên các tầng đá ở khu vực, gây ra những hậu quả tại chỗ.Cụ thể là băng tan được chứng minh làm tăng hoạt động của các núi lửa nằm bên dưới bề mặt băng ở những nơi khác của thế giới.Coonin et al. đã cho chạy 4.000 mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của băng tan ở Nam Cực đối với các núi lửa nằm bên dưới. Kết quả cho thấy tình trạng này có thể làm gia tăng tần suất và quy mô của các đợt phun trào từ dưới thềm băng.Nguyên nhân là việc mất đi trọng lượng băng sẽ dẫn đến giảm áp lực lên các bể chứa dung nham bên dưới bề mặt khiến dung nham tích lũy nhiều hơn. Dung nham càng nhiều càng tăng sức ép lên các vách của bể chứa, dẫn đến núi lửa phun trào.Các tác giả báo cáo nhấn mạnh rằng quy trình trên diễn ra chậm chạp, có thể kéo dài vài trăm năm. Phát hiện trên cũng đồng nghĩa quá trình tích tụ dung nham vẫn tiếp diễn dù thế giới tiến tới ngăn chặn được nhiệt độ ấm lên ở mức báo động, tức khống chế được dưới mức 1,5 độ C.
Xe tay ga thể thao: Chọn Yamaha NVX ‘nội’ hay Honda ADV nhập khẩu?
Theo ACB, phiên livestream đầu tiên này đã thu hút hơn 6.200 người xem, kết thúc phiên có hơn 2.000 người hỏi và đăng ký. Trong phiên livestream, ACB không những giới thiệu những nhà, đất, căn hộ… có mức giá từ 1,6 tỉ đồng trở lên ở TP.HCM, Bình Dương… mà còn tư vấn khách về gói vay "Ngôi nhà đầu tiên". Sau hơn 3 tuần triển khai gói vay "Ngôi nhà đầu tiên", đã có hơn 1.000 khách hàng quan tâm, liên hệ qua các kênh của ACB để hỏi thông tin về gói vay. Khoảng 40% trong số này đăng ký vay và đang làm thủ tục hồ sơ, phê duyệt. Nhiều hồ sơ đã được phê duyệt và giải ngân, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mua nhà cho rất nhiều người trẻ.Ghi nhận trên thực tế, điều mà khách hàng quan tâm nhất vẫn là lãi suất và thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi. Gói vay "Ngôi nhà đầu tiên", ACB áp dụng lãi suất vay ưu đãi kỳ cố định đầu tiên chỉ từ 5,5%/năm phương thức trả vốn gốc linh hoạt chỉ từ 1% số vốn gốc những năm đầu tiên. Thời gian cố định lãi suất kỳ đầu tiên lên đến 5 năm (60 tháng) giúp người vay có nhiều sự lựa chọn cho phương án tài chính của mình. Khảo sát của ngân hàng cũng cho thấy, khách hàng thường chọn cố định lãi suất thời gian đầu từ 2 - 3 năm, khoảng 7 - 8,5%/năm là mức lãi suất phù hợp với thời gian vay dài và phương thức trả nợ linh hoạt. Thực tế trong quá trình tiếp nhận thông tin, ngân hàng đã ghi nhận nhu cầu mua nhà từ nhiều khách hàng trên 35 tuổi. Để đáp ứng nhu cầu này, ACB đã chủ động mở rộng điều kiện về độ tuổi lên đến 40 tuổi. Điều này giúp gia tăng cơ hội sở hữu nhà cho nhiều nhóm khách hàng hơn. Tuy nhiên, đại diện ngân hàng cũng cho rằng thách thức lớn nhất đối với việc phát triển nhà ở cho người trẻ không chỉ nằm ở lãi suất mà còn ở nhiều yếu tố khác, đơn cử như nguồn cung của bất động sản tầm trung hay các yếu tố pháp lý liên quan tới tài sản. Do đó, việc ngay lập tức kết nối các bên khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng trong phiên livestream đã thể hiện tính linh hoạt và nhanh nhạy của ACB nhằm giải đáp các khúc mắc từ khách hàng cũng như hỗ trợ các chủ đầu tư tiếp cận tới người trẻ đang có nhu cầu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB chia sẻ: "Chúng tôi nhận định, dù có các gói vay ưu đãi và chính sách trả nợ linh hoạt, nhưng nếu nguồn cung nhà ở tầm trung hạn chế, người mua vẫn gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đồng hành cùng các nhà phát triển bất động sản để tăng nguồn cung nhà ở tầm trung bằng cách tài trợ vốn cho các dự án có giá hợp lý, cung cấp các gói tín dụng kép hỗ trợ cả chủ đầu tư và người mua nhà. Bên cạnh đó, việc hợp tác toàn diện giữa ngân hàng và các tập đoàn bất động sản lớn có thể giúp đảm bảo tiến độ xây dựng, kiểm soát giá cả hợp lý và mang đến nhiều lựa chọn phù hợp hơn cho người mua".
Ở miền Nam, giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở Bình Phước lên 62.000 đồng/kg, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu đạt 63.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại có giá từ 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Sống nơi 'rốn' sét
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ tư ngày 19.3.2025.KQXS Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.