Cô gái treo thưởng hơn 118 triệu đồng cho bất kỳ ai tìm được chồng cho mình
Có 4 cầu thủ trong lứa tuổi 22, được HAGL sử dụng trong trận đấu với CLB TP.HCM tối 2.3. Trong số đó, trung vệ Phạm Lý Đức (22 tuổi) thi đấu trong đội hình chính thức suốt trận. Còn hậu vệ Đinh Quang Kiệt (18 tuổi), tiền đạo Nguyễn Minh Tâm (20 tuổi) và tiền vệ Cao Hoàng Minh (22 tuổi) được tung vào sân từ băng ghế dự bị, ở cuối trận. Nguyễn Minh Tâm và Cao Hoàng Minh không tạo được ấn tượng nào đáng kể, do thời gian xuất hiện trên sân quá ngắn, từ phút 82.Vả lại, đấy là thời điểm mà HAGL đang bị dẫn trước, họ hầu như không còn phối hợp trên sân. Đội bóng phố núi khi đó chuyển hẳn sang sử dụng những đường chuyền dài, câu bóng bổng vào khu cấm địa của CLB TP.HCM, nên tiền vệ Cao Hoàng Minh và tiền đạo Nguyễn Minh Tâm không phát huy được tác dụng.Còn trung vệ Phạm Lý Đức, cầu thủ này thi đấu đủ 90 phút. Tuy nhiên, anh cũng mắc một số lỗi về mặt tư duy. Phạm Lý Đức thực hiện rất nhiều đường chuyền ngắn cho các hậu vệ biên và cho các tiền vệ trung tâm đứng gần anh nhất. Dù vậy, những đường chuyền này nguy hiểm ở chỗ nó được thực hiện khi các đồng đội của Phạm Lý Đức bị đối phương áp sát, xoay lưng về phía đối thủ.Một chuyên gia bóng đá khi theo dõi những tình huống kể trên, đánh giá: "Những đường chuyền như thế này từ phía trung vệ Lý Đức rất dễ bị cầu thủ tấn công của CLB TP.HCM ập vào cướp được bóng và dốc thẳng về phía khung thành HAGL. Đây là điều nên tránh nơi những cầu thủ thi đấu ở vị trí trung vệ. Thay vì thực hiện những đường chuyền đưa đồng đội vào thế khó như trên, Lý Đức có thể mở rộng bóng ra 2 biên, phất bóng mạnh lên cho cầu thủ tấn công của đội nhà, hoặc đơn giản là chuyền bóng về cho thủ môn".Có điều lạ là lỗi tư duy này của Phạm Lý Đức lặp đi lặp lại, nhưng Ban huấn luyện (BHL) đội HAGL không sửa sai cho học trò của mình. Điều này khiến cho các cầu thủ TP.HCM đôi lần cướp được bóng và gây sức ép lên khung thành đội bóng phố núi.Cầu thủ HAGL về tay HLV Kim Sang-sik sẽ khác?Chính vì vậy, trong trường hợp HLV Kim Sang-sik gọi Phạm Lý Đức lên đội tuyển U.22 Việt Nam, chuẩn bị cho SEA Games 33, khả năng cao vị HLV người Hàn Quốc phải sửa lỗi nói trên cho trung vệ của CLB HAGL. Lý Đức vẫn là cầu thủ có triển vọng, có thể hình tốt (cao 1,82 m), lại có lợi thế được thi đấu thường xuyên ở V-League, nhưng anh vẫn cần có thêm thầy giỏi về chuyên môn, giúp anh sửa lỗi và giúp anh hoàn thiện hơn.Một nhân vật nữa trong lứa các cầu thủ trẻ của đội bóng phố núi xuất hiện trên sân Thống Nhất tối qua là trung vệ Đinh Quang Kiệt. Chiều cao 1,92 m của cầu thủ này thật sự gây ấn tượng. Chiều cao này rõ ràng là một lợi thế rất lớn, vì khi cần các HLV có thể điều trung vệ Đinh Quang Kiệt lên đá tiền đạo, tận dụng ưu thế về thể hình của anh trong các pha bóng bổng.Khi bị CLB TP.HCM dẫn trước trong trận đấu tối 2.3, Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Vũ Tiến Thành của HAGL cũng áp dụng phương án này, ông Thành đưa Quang Kiệt lên đá cao nhất trong sơ đồ chiến thuật của mình. Đinh Quang Kiệt gây khó dễ cho hàng thủ của CLB TP.HCM trong các pha không chiến. Chỉ tiếc rằng anh xuất hiện trên sân quá muộn, từ tận phút 88. Nếu cầu thủ cao kều này xuất hiện sớm hơn, anh có thể cho tác dụng nhiều hơn. Nếu Đinh Quang Kiệt xuất hiện sớm hơn ở trên sân, các pha bật nhảy liên tục của cầu thủ trẻ khỏe này có thể khiến hàng thủ của CLB TP.HCM nhanh xuống sức vì phải nhảy lên tranh bóng bổng với Quang Kiệt.Tiếc rằng BHL của CLB HAGL chưa tính đến điều đó, nên họ chưa giúp cầu thủ trẻ của mình phát huy tối đa lợi thế về chiều cao. Nếu Đinh Quang Kiệt về tay HLV Kim Sang-sik, có khả năng vị HLV người Hàn Quốc sẽ sử dụng anh tốt hơn. Và cũng giống như Phạm Lý Đức, các cầu thủ trẻ của HAGL nếu được gọi lên đội tuyển U.22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33, họ đều cần được sửa lỗi, vì cho đến lúc này họ vẫn chưa hoàn hảo.Trưởng nhóm điều tra máy bay rơi MH370 đưa ra tuyên bố kinh ngạc
Trong khi đó, nếu chưa mua vé trước, mà muốn trở lại TP.HCM học tập, làm việc, khởi hành từ sân bay Chu Lai bằng những chuyến bay từ hãng Vietjet Air thì rất khó khăn. Bởi trên ứng dụng của hãng bay này thông báo, từ ngày 15 – 21.2 đã "hết chỗ".
Một á hậu bị chỉ trích vì ủng hộ các bạn nữ làm sugar baby
Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 (HURC 1) cho biết cho biết kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người dân thành phố. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng hành khách đi metro lại bất ngờ tăng cao. Đỉnh điểm nhất là ngày 29 và 30.1 (nhằm mùng 1 và 2 tháng giêng).Theo số liệu thống kê, từ ngày 24.1 (25 tháng chạp) đến 28.1 (giao thừa 29 tháng chạp) tổng số chuyến tàu hoạt động là 168, với hơn 45.000 – 52.000 lượt hành khách đi lại mỗi ngày. Trong khi đó, từ 29.1 (mùng 1 tết) lượng khách đến metro tăng đột biến lên đến hơn 92.000 lượt hành khách với 182 chuyến tàu. Đỉnh điểm nhất vào mùng 2 tết (ngày 30.1) lượng khách lên đến hơn 120.000, với 194 chuyến tàu; mùng 3 tết (31.1) số lượng khách là hơn 112.000; mùng 4 là 110.000; mùng 5 là hơn 88.000 lượt hành khách. Tổng số lượng hành khách đi lại trong 10 ngày trước và trong tết nói trên lên đến 761.416 lượt, trung bình mỗi ngày tuyến metro số 1 đón 76.142 lượt hành khách.Do đó, thời điểm tết, HURC1 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động và tăng cường số chuyến tàu. Cụ thể, sau ngày mùng 1 đầu năm mới, metro số 1 đón rất nhiều khách du xuân, nên đã được điều chỉnh tăng chuyến với tần suất 9 phút/chuyến chạy liên tục từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.Hôm 31.1 đến 2.2, khung giờ từ 5 - 7 giờ 30 đã điều chỉnh thời gian giãn cách với tần suất 18 phút/chuyến; từ 7 giờ 30 - 8 giờ 40, giãn cách với tần suất 15 phút/chuyến; từ 8 giờ 40 - 9 giờ 40 giãn cách với tần suất 12 phút/chuyến; sau đó, từ 9 giờ 40 đến 22 giờ khi tàu ngưng chạy, cứ 10 phút có 1 chuyến tàu.Trong khi đó, doanh thu tạm tính từ hoạt động bán vé của metro số 1 cũng tăng cao trong thời điểm trong Tết Ất Tỵ. Theo đó, thời điểm trước tết, tính từ ngày 24 – 28.1, metro số 1 có doanh thu mỗi ngày từ hơn 554 – 946 triệu đồng. Còn thời điểm từ 29.1 – 2.2 (mùng 1 – 5 tết) từ hơn 1,3 – 1,8 tỉ đồng. Đặc biệt nhất vào ngày mùng 2 tết (30.1) metro số 1 đạt doanh thu cao nhất là hơn 1,8 tỉ đồng; ngày mùng 3 là hơn 1,7 tỉ đồng. Tổng doanh thu tạm tính trong 10 ngày vừa qua của metro số 1 là hơn 11,7 tỉ đồng, trung bình mỗi ngày thu được hơn 1,3 tỉ đồng.
Người dân đất mũi Cà Mau giữ hình thức dỡ chà bắt cá để lưu lại nét đặc trưng của vùng đất, trở thành hoạt động trải nghiệm thú vị phục vụ du khách phương xa. Tết cũng là dịp người dân nơi đây tranh thủ dỡ chà bắt cá để dành ăn tết.
Sắc vóc quyến rũ của 'hoa hậu cải lương' Như Huỳnh
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.Đến dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang.Theo đó, UBND Q.Bình Tân được xếp hạng nhất về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), đánh dấu 4 năm liên tiếp địa phương này đứng đầu trong khối UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Xếp sau lần lượt là UBND các quận Phú Nhuận, 6, 8, 11, Gò Vấp và Tân Phú.Trong nhóm sở, ban, ngành, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Sở Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, Sở Y tế, Sở Công thương và Sở An toàn thực phẩm.Ở khối ngành dọc, Công an TP.HCM đạt xếp hạng cao nhất, kế đến là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Chỉ số Chuyển đổi Số (DTI) giúp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. TP.HCM bắt đầu xếp hạng DTI cho quận, huyện và TP.Thủ Đức từ năm 2023.Năm 2024, ở nhóm đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp đứng đầu, tiếp theo là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT, Sở Y tế và Sở GD-ĐT.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Ban Dân tộc TP.HCM và Thanh tra TP.HCM.Đối với các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM xếp hạng nhất và tiếp theo là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục giữ vị trí số một năm thứ hai liên tiếp. Theo sau đó là các UBND Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân, Q.10, Q.8, Q.7.Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), TP.HCM triển khai lần đầu vào năm 2022 để đánh giá hiệu quả quản lý và điều hành kinh tế của các cơ quan hành chính.Đối với ngành dọc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Công an TP.HCM và Hải quan TP.HCM.Đối với nhóm sở, ban, ngành, điểm số trung bình tăng so với năm trước, đứng đầu là Sở Khoa học và Công nghệ, kế tiếp là Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao, Sở TT-TT, Sở NN-PTNT và Sở Du lịch.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Q.Phú Nhuận giữ vững vị trí số một năm thứ ba liên tiếp. Theo sau đó là Q.6, Q.11, H.Cần Giờ, Q.8.Theo UBND TP.HCM, năm 2024, TP.HCM triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, bám sát nhiệm vụ trọng tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.Điển hình, với phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Chính phủ phát động ở giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, TP.HCM đã cấp 105.333 thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí hơn 100 tỉ đồng để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo. Đồng thời, số hộ nghèo, cận nghèo giảm 16.900 hộ.Hay đối với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", TP.HCM đã xây dựng, sửa chữa 575 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách (vượt 75 căn so với kế hoạch).Ở cấp địa phương, TP.HCM đã đạt được nhiều nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, như đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đạt 7,17%, tổng thu ngân sách của TP.HCM hơn 508.500 tỉ đồng (vượt 5,3% dự toán và là lần đầu tiên nguồn thu vượt 500.000 tỉ đồng).TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh thi đua giai đoạn 2023 - 2025, hướng đến cải thiện các chỉ số PAR Index, PCI, PAPI, SIPAS, DTI và đặt mục tiêu vào top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính vào năm 2025.Ngoài ra, TP.HCM cũng tập trung nâng cao chất lượng cơ chế một cửa, triển khai đô thị thông minh, chính quyền điện tử và khuyến khích người dân tham gia giám sát, kiểm tra để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính.