Phi vụ 'biển thủ' kit test Việt Á để lấy tiền đút túi tại Hà Nội
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết.Chợ ẩm thực 'hot' nhất Huế chính thức mở cửa đón khách dịp lễ
Năm 1430, Lê Lợi cho đổi tên Lam Sơn thành Tây Kinh (còn gọi là Lam Kinh, ở H.Thọ Xuân, Thanh Hóa). Năm 1433, vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) băng hà. Theo di nguyện, vua được đưa về quê hương Lam Sơn an táng. Từ đó về sau, vùng đất Lam Kinh trở thành khu sơn lăng tôn nghiêm, thờ cúng tổ tiên, các hoàng đế, hoàng thái hậu của vương triều Hậu Lê.
Ngọc Lan 'thót tim' trước màn bấm nút của cô gái trên show hẹn hò
Đầu tháng, đầu năm, khởi đầu cho thắng lợi mới"Một năm bắt đầu từ ngày mùng 1 tết và khởi sự vào buổi sáng ngày đầu năm là một sự khởi đầu hoàn hảo nhất. Nó giống như chất xúc tác giúp cho mọi việc thành công rực rỡ hơn", người đứng đầu Intimex giải thích về việc đi làm ngày mùng 1 tết và nói thêm, trong nước, bà con nông dân ĐBSCL đang trong vụ thu hoạch lúa đông xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm. Ngược về Tây nguyên, bà con cũng đang trong mùa hái cà phê. Trên thị trường thế giới, cả 2 sàn cà phê London (Anh) và New York (Mỹ) vẫn hoạt động đều đặn và khách hàng của công ty cũng giao dịch bình thường. "Các đối tác và đối thủ trong ngành gạo, hồ tiêu, hạt điều cũng không dừng lại để chờ chúng ta ăn tết", ông Nam nói vui. Vị "thuyền trưởng" của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nhất Việt Nam, tự hào: Năm 2024 là một năm thành công rực rỡ của ngành nông nghiệp Việt Nam và Intimex là doanh nghiệp trong ngành nên cũng được hưởng lợi lớn từ thành công chung đó. Dù Intimex đã 7 lần vượt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD nhưng trong lần thứ 8 vào năm 2024 là năm thành công nhất với con số xuất khẩu kỷ lục 1,4 tỉ USD và tổng doanh thu là 79.000 tỉ đồng. Đáng mừng hơn, tất cả các đơn vị thành viên đều hoàn thành tốt công việc. Hướng tới năm 2025, Intimex đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,9 tỉ USD và tổng doanh thu 90.000 tỉ đồng. "Những con số vừa nêu đều do các đơn vị thành viên tự đặt ra chứ không phải từ lãnh đạo áp xuống. Các đơn vị đều đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 20 - 30%, căn cứ vào nhu cầu thị tế thị trường, xu hướng giá cả hàng hóa. Do đó, công ty có lòng tin mạnh mẽ về việc sẽ tiếp tục chinh phục cột mốc kỷ lục mới trong năm Ất Tỵ, ông Nam chia sẻ. Chúng tôi không thể và không cho phép mình dừng lại. Chúng tôi phải luôn vận động để tiến lên phía trước, nắm bắt những cơ hội mới để cùng đất nước và dân tộc tiến vào kỷ nguyên mới tươi đẹp hơnDù vậy, ông Nam thừa nhận: "Với những người trẻ, tôi vẫn khuyến khích và tạo điều kiện cho họ chăm lo cuộc sống cá nhân và gia đình. Còn bản thân mình thì tôi dành ra 1 - 2 ngày để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. Thời gian đó, cũng như bao người Việt Nam khác tôi dành cho gia đình, thăm viếng và chúc tết họ hàng nhằm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, có thể sẽ dành thêm một ít thời gian để chơi golf cùng bạn bè - một môn thể thao giúp thư giãn và rèn luyện sức khỏe mà tôi yêu thích". Trong năm 2025, nông sản Việt vẫn còn nhiều tiềm năng để bứt phá khi giá cà phê tăng chưa có điểm dừng. Còn hồ tiêu có thể trở lại mốc lịch sử 200.000 đồng/kg. Hạt điều vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt. Trong khi đó, giá gạo trên thị trường châu Á đang đi xuống nhưng gạo Việt mang đặc trưng riêng được thị trường ưa chuộng và giá giảm chỉ là hiện tượng tạm thờiCâu chuyện tết của "vua xuất khẩu nông sản" lại quay trở lại với vòng xoáy công việc. Ông Nam tự tin dự báo: Trong năm 2025, nông sản Việt vẫn còn nhiều tiềm năng để bứt phá khi giá cà phê tăng chưa có điểm dừng, hồ tiêu có thể trở lại mốc lịch sử 200.000 đồng/kg, hạt điều vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt...Theo ông Nam, hiện tại chỉ có Việt Nam là nước duy nhất tuân thủ nghiêm quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR). Quy định này sẽ chính thức đi vào thực tế vào đầu năm 2026. Intimex và nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành như Simexco hay Vĩnh Hiệp đã sẵn sàng cho việc tuân thủ EUDR nên cà phê Việt có lợi thế cạnh tranh rất lớn ở thị trường châu Âu - nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Ngay lúc này, Intimex có sẵn nguồn hàng 200.000 tấn cà phê đạt chứng nhận EUDR, tương đương khoảng 50% nhu cầu của thị trường EU. Hiện Intimex đã đầu tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan công suất 4.000 tấn/năm. Công ty đang triển khai giai đoạn 2 với vốn đầu tư trên 400 tỉ đồng nhằm nâng công suất lên 8.000 tấn/năm, sẽ đi vào vận hành vào cuối năm 2025. Sản phẩm hướng đến xuất khẩu sang các thị trường giàu tiềm năng như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và cả châu Âu. Với hồ tiêu, năm 2024 dù đang ở mức cao nhưng trong quá khứ giá đã có lúc lên tới trên 200.000 đồng/kg. Hiện nay, nguồn cung hạt tiêu toàn cầu đang thiếu hụt trong khi ngành tiêu Việt Nam chiếm 50% nguồn cung tiêu trên thị trường thế giới. "Chúng ta chỉ cần giảm lượng cung thì thị trường thế giới sẽ sốt giá. Doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực giữ giá tiêu ở mức có lợi cho ngành và bà con nông dân", ông Nam nói.Ông Nam khẳng định, câu chuyện lúa gạo cũng tương tự. Ngay khi Ấn Độ mở kho giá gạo Việt Nam vẫn giữ mức rất cao. Nguyên nhân là do gạo Việt Nam có tính khác biệt về giá và chất lượng nên thị trường Philippines và nhiều nước rất thích. Những ngày trước tết, giá gạo giảm mạnh do xu hướng của thị trường thế giới, tuy nhiên cũng có vấn đề tâm lý tranh bán của một số doanh nghiệp. Hiện tại, khách hàng Philippines đã mua gạo trở lại và các thị trường lớn khác như Trung Quốc, châu Phi cũng bắt đầu tăng mua, nên giá gạo sẽ sớm phục hồi. "Để giữ giá gạo cũng như nông sản Việt nói chung cần sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có vai trò quan trọng của hiệp hội ngành hàng cũng như các bộ ngành liên quan trong việc xây dựng chính sách phù hợp nhằm tạo thuận lợi", vua xuất khẩu nông sản Việt nhấn mạnh.Tết với ông, cuối cùng vẫn là câu chuyện nông sản Việt ra thế giới...
Đang loay hoay rửa rau, Tiên kể vì mới học năm nhất chưa có bạn bè nên chỉ ở trọ một mình. Hơn nữa, cô nàng còn muốn nấu ăn nên không thể ở ký túc xá. Do vậy, dù điều kiện phòng trọ không quá tốt nhưng Tiên vẫn chấp nhận ở.
Vì sao miền Bắc rét đậm, miền Nam nắng nóng vẫn kéo dài bất thường?
Sáng 30.12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ đón du khách thứ 10 triệu là ông Nguyễn Đăng Dũng (Hà Nội) đến với Đà Lạt - Lâm Đồng trong năm 2024 tại sân bay Liên Khương (H.Đức Trọng).Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng đối với ngành du lịch Lâm Đồng trong quá trình hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Đồng thời cũng quảng bá thành tựu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng trong năm 2024 với hàng loạt sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế như Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024.Phát biểu tại lễ đón du khách thứ 10 triệu, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, với thành quả trên, trong thời gian tới tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh nhằm cam kết mang lại những trải nghiệm tuyệt vời, an toàn và đáng nhớ cho tất cả những du khách đến với Đà Lạt - Lâm Đồng.Theo Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, du khách đến địa phương có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua. Thống kê đến nay toàn tỉnh đã đón 10 triệu lượt khách du lịch (tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 103,1% kế hoạch năm 2024); trong đó, khách quốc tế ước đạt 600.000 lượt, khách nội địa 9,4 triệu lượt, khách qua lưu trú 7,6 triệu lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt 18.000 tỉ đồng.