Hội đồng Đội Trung ương kỷ niệm 65 năm Phong trào Kế hoạch nhỏ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Tiến sĩ giáo dục mầm non nói về thế mạnh khi nam sinh theo nghề nuôi trẻ
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Gánh xôi 'bà xã' hơn 30 năm ở TP.HCM chỉ 10.000 đồng: Tình cảm người chồng gửi vợ
Thanh tra Chính phủ mới đây công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2013 - 2020).Kết quả thanh tra cho thấy nhiều bất cập trong công tác quản lý đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại địa phương này.Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; không khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; không thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) theo quy định tại luật Khoáng sản và Chỉ thị 03/2015 của Thủ tướng.Từ sau khi luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực, UBND tỉnh đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thế nhưng, tỉnh lại không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.Điều này bị cơ quan thanh tra nhận định là không đúng quy định tại Nghị định 15/2012 và Nghị định 158/2016 của Chính phủ.Thanh tra Chính phủ còn phát hiện sau khi được cấp phép khai thác, có trường hợp kê khai, nộp thuế đối với sản lượng khai thác cát sông thấp hơn sản lượng khai thác đã báo cáo Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể là 2 doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III và Tân Hiệp Phát II.Để xảy ra các hạn chế, vi phạm nêu trên, cơ quan thanh tra cho rằng trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Vĩnh Long, sở TN-MT, sở tài chính, sở xây dựng, sở KH-ĐT, cục thuế, UBND TP.Vĩnh Long và các tổ chức, cá nhân liên quan.Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm kết luận thanh tra; chấn chỉnh, khắc phục, xử lý các tồn tại, vi phạm, khuyết điểm theo đúng quy định của pháp luật.Trong đó, cơ quan thanh tra nhấn mạnh phải thực hiện việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản, khoanh định và phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) và chấm dứt việc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.Đồng thời, tổ chức kiểm tra, rà soát đối với các sai phạm về việc cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới."Nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật", Thanh tra Chính phủ nêu.Cơ quan thanh tra cũng đề nghị rà soát và quyết định việc thu bổ sung tiền cấp quyền khai thác cùng các khoản thuế, phí đối với sản lượng cát chênh lệch giữa kê khai nộp thuế và báo cáo với Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long của Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát II (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ Phú Thạnh 1 - Đồng Phú) và Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ An Phước).Trong quá trình tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.Vẫn theo thông báo kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý về những vi phạm tại 2 dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.Một là dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, việc sử dụng đất không đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Hai là dự án Khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích 11.188,6 m2, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Ngày 20.2, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Dũng đã ký quyết định phê duyệt danh sách đối tượng nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo quy định tại nghị định số 178 của Chính phủ.Cụ thể, đợt này có 54 người, trong đó 50 người nghỉ hưu trước tuổi, 4 người nghỉ thôi việc, thời điểm hưởng chế độ từ ngày 1.3.Hầu hết những cán bộ này đều có đơn xin nghỉ để phục vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy.Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng giao Sở Tài chính kiểm tra, thẩm định, tham mưu trình tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách cho đối tượng được phê duyệt nghỉ việc theo đúng quy định hiện hành.Trong quyết định này, có 6 giám đốc và 1 phó giám đốc sở nghỉ hưu trước tuổi.Cụ thể những người xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở KH-ĐT (61 tuổi), ông Đặng Phong, Giám đốc Sở Tài chính (60 tuổi, 2 tháng), bà Trương Thị Lộc, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH (56 tuổi, 1 tháng).Ngoài ra, còn có ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở NN-PTNT (59 tuổi, 3 tháng) và ông Đặng Bá Dự, Giám đốc Sở Ngoại vụ (59 tuổi, 2 tháng), ông Nguyễn Phi Thạnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (57 tuổi 1 tháng)Đáng chú ý, có bà Lưu Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH nghỉ hưu khi chỉ mới 51 tuổi, 3 tháng.Chiều nay tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức hội nghị công bố nghị quyết HĐND tỉnh về việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, quyết định UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.Tại kỳ họp 29, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X diễn ra vào ngày hôm qua (19.2), HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ cán bộ lãnh đạo, quản lý còn độ tuổi công tác dưới 1 nhiệm kỳ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2025 - 2029.Theo đó, các đại biểu đã thông qua nghị quyết hỗ trợ thêm cho 97 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi với số tiền hơn 23,2 tỉ đồng.
Vì sao phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam ngày càng lụi tàn?
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.