Lo thiếu quỹ đất ở để làm nhà ở thương mại
Ngày 2.3, Công an Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai một số nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo Công an Hà Nội, từ này 1.3, cơ quan này đã giải thể 30 công an cấp huyện, hợp nhất Phòng Cảnh sát bảo vệ và Trung đoàn CSCĐ thành Phòng CSCĐ. Đồng thời, Công an Hà Nội đã bố trí 30 cơ sở đặt tại các quận, huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ và phân công 1 phó trưởng Phòng Tham mưu trực tiếp phụ trách cơ sở.Tại hội nghị, lãnh đạo các phòng chức năng đã phổ biến, quán triệt, triển khai một số quy trình, quy chế làm việc trên các lĩnh vực tham mưu, tổng hợp; tổ chức cán bộ; tố tụng hình sự, phòng chống tội phạm; quản lý hành chính về trật tự xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp… Đồng thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc được đại diện công an các xã, phường, thị trấn đặt ra.Công an Hà Nội cho hay, khi không còn cấp huyện đòi hỏi công an cấp xã phải nâng cao trách nhiệm và chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Chỉ đạo tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc phụ trách điều hành Công an Hà Nội, yêu cầu các đơn vị khẩn trương bắt tay ngay vào công việc; tổ chức họp, bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cán bộ chiến sĩ; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các đơn vị, đưa công việc đi vào "nề nếp"... Đối với các phòng nghiệp vụ, thiếu tướng Tùng đề nghị cần tập trung hướng dẫn công an cấp xã thực hiện theo phân cấp, không để xảy ra bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, bỏ sót, lọt vụ việc, đối tượng.Về nhiệm vụ mới tiếp nhận từ các sở, ngành, người điều hành Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành để việc tiếp nhận được thực hiện trơn tru, phục vụ tốt cho người dân; đề xuất trang bị kịp thời các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác, đảm bảo đi vào vận hành nhanh nhất…Liên quan đến công tác tố tụng hình sự, đấu tranh với tội phạm, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận tố giác tội phạm; thực hiện nghiêm các quy định về giam giữ, thi hành án...; không để khoảng trống pháp lý khi không triển khai mô hình cơ quan điều tra công an cấp huyện.TP.HCM lên kế hoạch phát triển 68 ha công viên
Theo TechSpot, người dùng Instagram vừa trải qua một phen 'hết hồn' khi hàng loạt video Reels chứa nội dung bạo lực, khiêu dâm bất ngờ tràn ngập bảng tin. Meta đã thừa nhận lỗi này và gửi lời xin lỗi đến người dùng.Cụ thể, một lỗi không xác định đã khiến người dùng Instagram nhận được các video clip chứa nội dung nhạy cảm, trong đó có các cảnh quay bạo lực như xả súng học đường, giết người, hiếp dâm và tai nạn đẫm máu. Nhiều người dùng đã ghi nhận rằng hầu như tất cả video Reels được đề xuất đều đi kèm cảnh báo 'Nội dung nhạy cảm' và một số video đã thu hút hàng triệu lượt xem.Điều đáng lo ngại là người dùng đã thử mọi cách để ngăn chặn các video này, gồm cả việc bật kiểm soát nội dung nhạy cảm và đánh dấu thành nội dung không muốn quan tâm, nhưng chúng vẫn tiếp tục xuất hiện. Thậm chí, nhiều video vi phạm rõ ràng chính sách nội dung của Meta, khiến người dùng đặt câu hỏi về khả năng kiểm duyệt của nền tảng này.Meta lên tiếng xin lỗi và cho biết đã khắc phục sự cố. Tuy nhiên, họ không cung cấp chi tiết về nguyên nhân gây ra lỗi. Hãng cũng khẳng định sẽ tăng cường rà soát và gỡ bỏ các video vi phạm chính sách, đồng thời nhắc lại rằng họ cho phép một số nội dung bạo lực có tính chất tố cáo hoặc nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, nhưng sẽ đi kèm cảnh báo.Vụ việc này xảy ra trong bối cảnh Meta đang có những thay đổi về chính sách kiểm duyệt nội dung. Trước đó vào tháng 1, CEO Mark Zuckerberg tuyên bố giảm kiểm duyệt, loại bỏ bên thứ ba kiểm tra thông tin và đề xuất thêm nội dung chính trị. Hiện tại, các bộ lọc của Meta chỉ tập trung vào các vi phạm nghiêm trọng như khủng bố, bóc lột tình dục trẻ em và lừa đảo, trong khi các vi phạm khác phụ thuộc vào báo cáo của người dùng.
Giá USD hôm nay 6.4.2024: Đô la tự do 'quay xe' giảm
Theo Tom'shardware, Intel đang lên kế hoạch đẩy mạnh dung lượng VRAM cho thế hệ GPU Battlemage tiếp theo với 24 GB VRAM vào năm sau. Thông tin này còn được củng cố qua các tài liệu vận chuyển được phát hiện trên nền tảng X, cho thấy thiết kế clamshell trên vi mạch BMG-G21, cho phép sử dụng 12 mô-đun GDDR6 dung lượng 16 GB. GPU này được định vị cho các đối tượng chuyên nghiệp, có khả năng thuộc dòng Pro hoặc Flex.Trong tháng này, Intel đã chính thức giới thiệu dòng Battlemage dành cho phân khúc phổ thông với Arc B580 và Arc B570 sắp ra mắt. Trong đó, Arc B580 nhận được phản hồi tích cực, với nhu cầu vượt xa nguồn cung.Theo tin đồn, Intel đã phát triển ít nhất ba phiên bản vi mạch Battlemage gồm BMG-G31, BMG-G21 và BMG-G10. Trong đó, BMG-G21 là nền tảng cho Arc B580, sở hữu giao diện bộ nhớ 192-bit cùng 20 nhân Xe2.GPU Battlemage 24 GB dự kiến ra mắt năm 2025 được định vị cho thị trường chuyên nghiệp. Điều này ám chỉ sản phẩm không dành cho người dùng phổ thông, mà có thể là bản kế nhiệm dòng Flex hoặc Pro dựa trên Alchemist. Đối tượng mục tiêu bao gồm các trung tâm dữ liệu, tính toán biên, nghiên cứu khoa học và phát triển cá nhân.Hiện tại, dòng Arc Pro A60 - GPU hàng đầu trong nhóm Arc Pro - chỉ có 12 GB VRAM. Dung lượng bộ nhớ video đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện các mô hình AI và xử lý suy luận của các mô hình ngôn ngữ lớn. Các đối thủ khác của Intel đã đạt tới 48 GB VRAM, như dòng Radeon W7000 của AMD hay dòng workstation Ada Lovelace của Nvidia. Tuy nhiên, BMG-G21 được thiết kế để cạnh tranh với RTX 4060 chứ không phải các dòng cao cấp như RTX 4090 hay RTX 6000 Ada. Đối thủ thực tế hơn sẽ là RTX 2000 Ada với 16 GB VRAM hoặc Radeon Pro W7600 với 8 GB VRAM.Intel dự kiến sẽ tiết lộ thêm thông tin vào tháng tới. Tuy nhiên, với khung thời gian năm 2025, khó có thể xác định chính xác thời điểm ra mắt chính thức của GPU này.
Bên cạnh đó, Skoda Karoq cũng sở hữu hệ thống đèn trang trí nội thất LED Ambitient Lighting với nhiều tùy chọn màu, điều hòa tự động Climatronic 2 vùng, hệ thống Air Care tự động chuyển sang chế độ tuần hoàn khí, lọc không khí.
Nhà thiết kế 9X gây 'sốt' với loạt phụ kiện cảm hứng từ sen
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.