Sau vụ du học sinh Việt mất tích, Nam Úc 'siết' đầu vào thêm 6 tỉnh, thành
Ngày 12.3, ông Nguyễn Văn Tiếp, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết đơn vị đã triển khai các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao để tiếp nhận quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng.Cụ thể, qua khảo sát toàn tỉnh có 13 trung tâm sát hạch tư nhân, gồm 1 trung tâm sát hạch đạt tiêu chuẩn loại 1; 2 trung tâm đạt loại 2; 10 trung tâm đạt loại 3. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch cấp GPLX từ Sở GTVT, trước mắt Phòng CSGT đã tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh ký hợp đồng thuê các trung tâm này khi thực hiện việc sát hạch. Dù thay đổi đơn vị sát hạch, cấp GPLX thì quy trình sát hạch, cấp GPLX vẫn không khác biệt và không gián đoạn. Công an Lâm Đồng đã cử gần 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đi tập huấn để trang bị đầy đủ các kiến thức về lý thuyết, nghiệp vụ, thực hành tại trung tâm sát hạch lái xe và quy trình sát hạch lái xe. Từ đó, giúp cán bộ CSGT sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phần mềm sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, lái xe trong hình, lái xe trên đường... Đến nay, công tác tiếp nhận nhiệm vụ và tập huấn cho đội ngũ CBCS làm công tác sát hạch đã được triển khai thực hiện và cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Ông Tiếp cho biết thêm, từ ngày 1.3 đến nay, Phòng CSGT đã tiếp nhận 1.353 hồ sơ cấp đổi GPLX, trong đó 1.212 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại trụ sở Phòng CSGT (53 Hùng Vương, P.9, TP.Đà Lạt), 141 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến. Qua theo dõi, đa số người dân đến làm dịch vụ cấp đổi GPLX đều bày tỏ sự hài lòng khi thực hiện các thủ tục cấp đổi GPLX tại cơ quan công an. Tại buổi họp giao ban, cung cấp thông tin cho báo chí chiều 11.3, ông Lê Hồng Phong, Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết người dân vẫn thực hiện các thủ tục đăng ký xe tại các trụ sở công an cấp xã được phân cấp thực hiện công tác đăng ký xe.Ngoài 86 đơn vị công an (CA) xã, phường, thị trấn đã được phân cấp công tác đăng ký xe mô tô từ năm 2022, đến ngày 1.3.2025 việc đăng ký xe mô tô, ô tô tại CA cấp huyện cũ được phân cấp tiếp tục cho CA 10 xã, phường, thị trấn trước đây CA cấp huyện đặt trụ sở, gồm: CA P.9 (TP.Đà Lạt); CA TT.Lạc Dương (H.Lạc Dương); CA TT.Thạnh Mỹ (H.Đơn Dương); CA TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng); CA TT.Đinh Văn (H.Lâm Hà), CA xã Rô Men (H.Đam Rông; CA TT.Di Linh (H.Di Linh); CA TT.Lộc Thắng (Bảo Lâm); CA P.2 (TP.Bảo Lộc); CA TT.Đạ Tẻh (H.Đạ Huoai).Đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, để tránh cho người dân phải đi lại nhiều lần, Phòng CSGT đã chỉ đạo, phân công cho các Tổ công tác địa bàn tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ chuyển đến.Theo đó, các Tổ CSGT được phân công phụ trách tuyến, địa bàn nào thì tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ tương ứng với tuyến, địa bàn đó, phân công CBCS trực và giải quyết cho người dân đến xử lý vi phạm. Theo quyết định phân công của Giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng, Phòng CSGT hiện có 8 Tổ CSGT địa bàn. Tổ số 1 phụ trách địa bàn TP.Đà Lạt, Tổ số 2 phụ trách địa bàn H.Đức Trọng, Tổ số 3 phụ trách địa bàn H.Di Linh, Tổ số 4 phụ trách địa bàn H.Bảo Lâm, Tổ số 5 phụ trách địa bàn H.Đơn Dương. Trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm của các tổ này tại trụ sở CA TP.Đà Lạt cũ và trụ sở CA các huyện cũ.Tổ số 6 phụ trách địa bàn 2 huyện Lâm Hà và Đam Rông, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lâm Hà cũ. Tổ số 7 phụ trách địa bàn TP.Bảo Lộc, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA TP.Bảo Lộc cũ. Tổ số 8 phụ trách địa bàn H.Đạ Huoai, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA H.Đạ Huoai cũ. Riêng địa bàn H.Lạc Dương do Tổ CSGT quốc lộ 27C phụ trách, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lạc Dương cũ.Học bổng Chính phủ Úc năm 2023 ưu tiên các lĩnh vực nào?
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người dân TP.HCM ra đường vào ban ngày cảm thấy nắng, một số thời điểm oi ả; nhưng đêm đến lại se lạnh. Thời tiết TP.HCM đang thế nào?Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, sáng nay, TP.HCM mây thay đổi, trời nắng, không mưa. Nhiệt độ lúc 8 giờ là 25oC, độ ẩm 65%, gió đông bắc 2 m/giây.Ngày hôm qua, thời tiết TP.HCM mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Nhiệt độ giảm nhẹ. Tại Nhà Bè, nhiệt độ cao nhất là 31,8oC, thấp nhất 21,5oC. Trong khi đó, tại Tân Sơn Nhất, nhiệt độ ngày cao nhất là 33oC, thấp nhất 21oC. Như vậy, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm ở TP.HCM lên tới 12oC.Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, thông thường, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM thời điểm này từ 24 - 26oC, cao nhất 31 - 33oC; tức là chênh lệch giữa nhiệt độ ngày đêm chỉ khoảng 8 - 9oC. Vào những ngày có nắng nóng, nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 27oC, cao nhất từ 34 - 37oC; tức là chênh lệch ngày đêm khoảng 10oC.Như vậy, hôm qua chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở Tân Sơn Nhất lên đến 12oC, ở Nhà Bè chênh lệch khoảng 10oC nhiều ngày liên tiếp.Theo ông Quyết, mấy ngày qua, áp cao lạnh lục địa hoạt động với cường độ ổn định, vẫn tiếp tục khuếch tán xuống phía nam. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung bộ hoạt động mạnh. Với hình thế thời tiết này, thường trời sẽ ít mây do hệ thống trường phân kỳ trên cao chiếm ưu thế. Khi trời ít mây, bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất trở lại khí quyển sẽ mạnh, nói cách khác, nguồn nhiệt mà trái đất nhận được từ mặt trời vào ban ngày sẽ mất dần, nhanh vào sáng sớm, đêm; cộng thêm sóng lạnh từ áp cao lạnh lục địa ở phía bắc khuếch tán xuống và tính chất mặt đệm nên đêm, sáng sớm nhiệt độ giảm thấp, người dân cảm thấy se lạnh.Ban ngày nắng mạnh, nhất là buổi trưa, đầu giờ chiều, bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được lớn nhất, do ít mây trong tầng khí quyển tầng thấp che chắn. Do vậy, nhiệt độ không khí gần bề mặt đất tăng cao, gần tới ngưỡng nắng nóng (trên 35oC). Thời kỳ này khu vực Đông Nam bộ, TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất lớn, có khi lên tới hàng chục độ C, Nam bộ đang dần chuyển sang thời kỳ xuất hiện nắng nóng.Cơ quan dự báo khí tượng cho hay, hôm nay, áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu. Trên cao áp cao cận nhiệt đới vắt qua Trung bộ hoạt động ổn định. Thời tiết Nam bộ mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Tại TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tiếp tục ở ngưỡng 12oC, dự báo cao nhất là 34oC lúc 14 giờ và đêm là 22oC.Dự báo thời tiết TP.HCM, Nam bộ từ 2 - 3 ngày tới, mây thay đổi, ngày nắng, đêm mưa. Sáng sớm có nơi có mù nhẹ, trời se lạnh. Nhìn chung, nửa đầu tháng 2, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay.Tới nửa cuối tháng 2, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Trong tháng, TP.HCM có thể xuất hiện một số cơn mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và giông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.
Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý giáo viên tiểu học vi phạm dạy thêm, học thêm
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Tại đây, các bác sĩ tiến hành hồi sinh tim phổi liên tục suốt hơn 1 giờ với nỗ lực giành lại nhịp tim dù yếu ớt cho người bệnh. Mặc dù đã có nhịp tim, ông L. vẫn trong tình trạng nguy kịch, đồng tử giãn, tím tái, huyết áp thấp, hôn mê. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tiếp tục điều trị.Ngày 3.3 thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy (Trưởng khoa Hồi sức ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cho biết tình trạng của ông L. rất nguy kịch khi huyết áp tụt thấp, mạch yếu, suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, đồng tử giãn có phản xạ ánh sáng yếu (nếu đồng tử giãn không có phản xạ ánh sáng tức đã chết não).Theo bác sĩ Huy, tính mạng người bệnh lúc này như ngàn cân treo sợi tóc bởi trong hầu hết các trường hợp ngưng tim trên 60 phút, tỷ lệ cứu sống rất mong manh."Nếu cứu thành công, người bệnh có nguy cơ cao chết não, sống thực vật, hoặc gặp các di chứng nghiêm trọng khác do tình trạng thiếu oxy não sau ngưng hô hấp tuần hoàn như yếu liệt, mất trí nhớ, động kinh, mất chức năng các cơ quan khác. Sau hồi sinh tim phổi ban đầu, người bệnh có lại nhịp tim và huyết áp nhưng rất yếu", bác sĩ Huy phân tích.Với tinh thần "còn nước còn tát", các bác sĩ bật báo động đỏ, hội chẩn khẩn toàn viện tìm phương án tốt nhất. Ông L. được can thiệp hồi sức với ECMO, bóng đối xung động mạch chủ, tái thông động mạch vành, lọc máu liên tục, thở máy, các thuốc trợ tim…Sau 5 ngày, khi các cơ quan như tim, phổi, thận… hồi phục dần chức năng, người bệnh được giảm thuốc mê và an thần. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huy, điều đáng lo ngại nhất ở bệnh nhân L. là các kỹ thuật hồi sức đã giúp các cơ quan hồi phục nhưng nguy cơ tổn thương não vẫn rất cao.Khi bắt đầu giảm thuốc an thần để ông L. dần dần tỉnh lại, may mắn ông đã bắt đầu mở mắt và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ. Các cơ quan như tim, phổi, gan thận… ngày càng hồi phục ổn định. Ông L. được cai máy thở, ECMO và bóng đối xung. Sau hơn 2 tuần điều trị, ông L. đã có thể tự đi lại, ăn uống bình thường, được xuất viện.
Hôm nay, học sinh Trường quốc tế AISVN đi học trở lại
Tham dự cuộc tọa đàm với Thủ tướng có lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp và 23 tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc.Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông và ngân hàng, như các tập đoàn: Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Xây dựng Trung Quốc, Xây dựng giao thông Trung Quốc, Thái Bình Dương, Thương mại máy bay Trung Quốc (COMAC), Xây dựng năng lượng Trung Quốc, Power China, Hoa Điện.Ngoài ra có Tập đoàn ô tô Chery, BYD, Geely, Tập đoàn ắc quy Thiên Năng, Tập đoàn lốp xe Sailun, Tập đoàn TCL, Tập đoàn Goertek, Tập đoàn Huawei, Tập đoàn ZTE, Ngân hàng Bank of China (BOC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc.Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cho biết, với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đứng trước cơ hội mới chưa từng có, đặc biệt là phát triển xanh, kinh tế số. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hơn 6 tỉ USD trong lĩnh vực kinh tế xanh, tuần hoàn, tái tạo…Ông Hà Vĩ cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp Trung Quốc rất tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Điều này không tách rời sự phát triển của quan hệ hai nước, sự ủng hộ to lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Các đại diện doanh nghiệp có mặt tại cuộc tọa đàm đều là những doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, điện tử, kinh tế số, hàng không…Ông Tôn Phong Lôi, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), chia sẻ các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đều đánh giá Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng, rất thực tiễn và quyết đoán.Các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được mở rộng đầu tư kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng chiến lược, đặc biệt là giao thông, các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng sạch… các ngành nghề mới nổi.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dù ông đã nhiều lần gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc thời gian qua, song với quan hệ hữu nghị hai bên vẫn "có nhiều chuyện để nói, nhiều việc để làm, nhiều thứ để bàn".Thủ tướng cũng cho hay Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, ưu tiên cho tăng trưởng, xác định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc cũng cho thấy phải tăng trưởng liên tục 2 con số trong hàng chục năm.Chia sẻ về 9 chủ trương, chính sách, định hướng lớn mà Việt Nam đang tập trung thực hiện, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn...Với các doanh nghiệp Trung Quốc, người đứng đầu Chính phủ nêu 13 mong muốn, trong đó đề nghị lấy Việt Nam làm cứ điểm sản xuất kinh doanh. Đồng thời kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật; hai bên cùng lắng nghe ý kiến của nhau.Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cả về quy mô và công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt kết nối giữa hai nước (các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) trở thành những công trình mang tính biểu tượng trong quan hệ 2 nước.