Hai quốc gia Đông Nam Á dừng thi IELTS trên giấy, Việt Nam sẽ ra sao?
Tiền đạo Trần Duy Khánh (áo vàng) tỏa sáng giúp đội bóng Báo Thanh Niên giành chiến thắng thuyết phục trước đội New Image trong trận tranh hạng 3Lan tỏa tình yêu biển, đảo trong giới trẻ
Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ với các mốc thời gian hoàn thành cụ thể, phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2027.Trong 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép áp dụng để triển khai dự án, một số chính sách quan trọng cần được quy định chi tiết và hướng dẫn để có đủ cơ sở, hành lang pháp lý triển khai thực hiện. Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị nguồn vật liệu để đủ điều kiện khởi công dự án vào cuối năm 2027.Trong đó, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các công việc chính với các mốc tiến độ từ năm 2025, tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý 4/2026.Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cuối quý 1/2027.Từ năm 2025, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi dự án, cơ bản hoàn thành trong năm 2027 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong quý 4/2027.Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô, nhu cầu nguồn lực về vốn và tài nguyên rất lớn. Dự án dài khoảng 1.541 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Nguồn vốn dự kiến 67,3 tỉ USD, tiến độ phấn đấu hoàn thành vào 2030.Theo Bộ GTVT, đây là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên triển khai tại Việt Nam trong điều kiện, bối cảnh nguồn nhân lực, trình độ phát triển công nghiệp đường sắt trong nước chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan để triển khai thực hiện dự án còn chưa đầy đủ. Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép thực hiện dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương, có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và các yêu cầu để triển khai thực hiện dự án.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Tuấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết khi mở bán hồ sơ đấu giá khoảng 4,4 ha đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, ở phố Bằng B (P.Hoàng Liệt) với giá khởi điểm hơn 86 triệu đồng/m2 (được xây dựng theo bảng giá cũ) thì có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm.Quá trình tổ chức đấu giá, Q.Hoàng Mai nhận được ý kiến về quy định đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu giá. Tuy nhiên, theo ông Đạt, luật Đấu giá tài sản ghi rõ người được giao đất để thực hiện dự án đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm. Trong đó, năng lực là tiền, bao gồm tiền đặt trước 20% (tương đương hơn 345 tỉ đồng); có bảo lãnh của ngân hàng và có báo cáo tài chính.Về kinh nghiệm, chủ đầu tư đã thực hiện dự án tương tự, tức là phải có ít nhất một dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa dự án vào sử dụng trong thời hạn 5 năm gần nhất tính từ ngày ban hành hồ sơ mời đấu giá."So với quy chế các quận, huyện khác thì quy chế ở Q.Hoàng Mai còn "mở" hơn rất nhiều. Có một số quận thậm chí còn yêu cầu người tham gia đấu giá phải thực hiện dự án và đã được cấp sổ đỏ. Tất cả những cái này đã có trong quy định pháp luật đâu, nhưng tất cả những quy chế đó thuộc thẩm quyền của người có tài sản, miễn là không vi phạm các quy định của pháp luật", ông Đạt phân bua.Đáng chú ý, theo ông Đạt, quá trình tổ chức, nhiều nhà đầu tư lớn đã quan tâm đến buổi đấu giá nhưng có thể do tùy thuộc vào nhu cầu nên "không rõ vì sao sau đó không tham gia đấu giá". Đến ngày thông báo lại thời gian tổ chức đấu giá vào 3.1, trong số 3 đơn vị đã nộp hồ sơ trước đó có 1 đơn vị xin rút, chỉ có 2 đơn vị tiếp tục tham gia.Nêu quan điểm về vụ đấu giá 4,4 ha đất ở phố Bằng B, thạc sĩ Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản, cho rằng pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án phải có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án.Theo đó, tại khoản 3 điều 125 luật Đất đai yêu cầu tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải "có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án" và giao Chính phủ quy định chi tiết.Tuy nhiên, tại điều 55 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ lại chỉ đặt ra yêu cầu "chung chung" đối với các doanh nghiệp tham gia đấu giá, đó là đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác."Do đó, đối với cuộc đấu giá 4,4 ha đất ở phố Bằng B, hồ sơ mời đấu giá yêu cầu nhà đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm với ít nhất 1 dự án xây dựng nhà ở đã hoàn thành trong 5 năm gần nhất là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành", ông Đỉnh nhận định.Ông Đỉnh nhấn mạnh, tại khoản 3 điều 38 luật Đấu giá tài sản quy định: ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại luật này và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá. Do các luật Đấu giá tài sản, Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết không đặt ra điều kiện cụ thể về việc đơn vị tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án phải có năng lực, kinh nghiệm với tối thiểu bao nhiêu dự án và đã hoàn thành trong thời gian bao lâu nên hồ sơ mời đấu giá, quy chế đấu giá không được tự đặt ra điều kiện năng lực, kinh nghiệm với doanh nghiệp tham gia đấu giá.Trước đó, ngày 3.1, Q.Hoàng Mai phối hợp với các bên quan liên quan tổ chức đấu giá 4,4 ha đất trên đường Bằng B dựa trên bảng giá đất cũ, thu về khoảng 1.800 tỉ đồng. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Song Lộc. Giá khởi điểm được Hà Nội phê duyệt là hơn 86 triệu đồng/m2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 91 triệu đồng/m2.Theo bảng giá đất mới tại Quyết định số 71 có hiệu lực từ 1.1.2025, giá đất ở vị trí 1 đường Bằng B là hơn 57 triệu đồng/m2. Như vậy, mức giá khởi điểm hơn 86 triệu đồng/m2 chỉ cao gấp gần 1,6 lần so giá đất mới. Trong khi đó, theo bảng giá cũ, vị trí khu đất có giá đất ở sau khi nhận hệ số 1,15 là hơn 21 triệu đồng/m2 nên giá khởi điểm cao gấp 4,21 lần.Lý giải về việc áp dụng bảng giá cũ thay vì bảng giá mới, ông Lê Thanh Nam, Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, cho biết do quy định chuyển tiếp cho phép những quyết định đã được thành phố duyệt thì tiếp tục thực hiện.
Theo hồi ký của Greenfield, năm 2010, Nhà Trắng đã liên hệ với ông để may một số bộ vest cho Obama. Tuy nhiên, Tổng thống không muốn đo đạc và yêu cầu Greenfield sao chép các chi tiết về kích cỡ một trong những bộ quần áo hiện có của Obama. Ông đã từ chối làm như vậy.
XO mừng mừng tủi tủi, kể 'sự nghiệp XO' 20 năm, 30 năm của mình
Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, có tổng chiều dài khoảng 52 km, được quy hoạch với quy mô 06 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h.Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với quy mô 4 làn xe cao tốc, làn dừng xe khẩn cấp liên tục toàn tuyến, bề rộng nền đường 25,5m, tổng mức đầu tư khoảng 17.400 tỉ đồng.Tuyến cao tốc kết nối từ đường Vành đai 3 TP.HCM đến TX.Chơn Thành (Bình Phước), tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam bộ, mở rộng không gian đô thị và công nghiệp.Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết để có đủ điều kiện khởi công dự án; với nhiệm vụ được giao là cơ quan chủ quản, Bình Dương rất khẩn trương hoàn thành nhanh các thủ tục. Như các khâu chuẩn bị đầu tư: lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt và triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng… đảm bảo trình tự, thủ tục về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là tuyến đường chiến lược và chính bản thân ông cũng rất đau đáu về tuyến đường này.Khi tuyến cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) hoàn thành, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ tiếp tục kết nối với khu vực Tây nguyên, tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh."Tuyến cao tốc không chỉ có ý nghĩa cho Bình Dương mà có ý nghĩa cho Bình Phước, Đắk Nông và cả khu vực Tây nguyên. Khi kết nối được cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành thì Đắk Nông mới thoát nghèo; Bình Phước mới phát triển được", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, Bình Phước có 7km (cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành) và TP.HCM có 3km nên phải làm cho được trong năm 2025 để kết nối vào các tuyến cao tốc.Đối với nhà đầu tư, nhà thầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: "Cứ vô tư, trong sáng mà làm, không sợ gì cả. Làm cho đúng luật, không phải chạy chọt, đút lót ai cả, không để xảy ra tiêu cực, vì đất nước này mà làm".Thủ tướng cũng đề nghị nhà đầu tư, nhà thầu thi công với tinh thần "vượt nắng thắng mưa; ba ca bốn kíp; ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương"… để làm, sao cho đến ngày 2.9.2026 phải khánh thành được tuyến cao tốc này.Đối với các bộ ngành T.Ư, Thủ tướng đề nghị trong quý 1.2025 phải làm xong các thủ tục kết nối các tuyến cao tốc từ Tây nguyên đến Bình Dương: "Đây là mệnh lệnh từ trái tim. Dân thì trông chờ mong đợi, công việc thì cấp bách nên đã nói là phải làm, hứa là phải thực hiện và đã làm thì phải ra sản phẩm..." - Thủ tướng nhấn mạnh.