Có nên sạc ô tô điện thường xuyên bằng sạc nhanh?
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24.2 bỏ phiếu về nghị quyết do châu Âu và Ukraine bảo trợ, bày tỏ lo ngại về hành động quân sự của Nga tại Ukraine trong 3 năm qua, mà theo văn bản này đã gây hậu quả thảm khốc và lâu dài không chỉ cho Ukraine mà còn cho các khu vực khác và ổn định toàn cầu.Theo CNN, nghị quyết kêu gọi xuống thang, sớm ngừng xung đột và một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tại Ukraine, yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức, toàn bộ và vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine theo biên giới được quốc tế công nhận.Nghị quyết được thông qua với 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 65 phiếu trắng. Trong đó, Mỹ bỏ phiếu chống cùng Nga và Hungary, trong khi các đồng minh châu Âu của Washington bỏ phiếu ủng hộ.Mặt khác, Mỹ đưa ra nghị quyết riêng không lên án Nga hay công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo CNN, nghị quyết của Mỹ kêu gọi chấm dứt nhanh xung đột và đạt hòa bình lâu dài giữa Ukraine và Nga. Nghị quyết bày tỏ thương tiếc về mất mát về người trong xung đột và nhấn mạnh mục đích chính của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.Mỹ cũng đưa ra nghị quyết tương tự tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và được thông qua với 10 phiếu ủng hộ, gồm Nga, và 5 phiếu trắng (Anh, Pháp, Đan Mạch, Hy Lạp và Slovenia).Liên quan nghị quyết của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Pháp đưa ra 3 đề nghị sửa đổi được nhiều nước ủng hộ. Theo AP, toàn bộ sửa đổi được phê chuẩn và nghị quyết của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua với 93 phiếu thuận, 8 phiếu chống và 73 phiếu trắng. Trong đó, Ukraine bỏ phiếu thuận, Mỹ bỏ phiếu trắng và Nga bỏ phiếu chống.Các nghị quyết tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không mang tính ràng buộc về pháp lý như tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.Bị chê vì trang phục, Rosé, Jisoo tái xuất với visual nữ thần tại thảm đỏ
Chiều 12.1, Trường ĐH Đồng Tháp có trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Trường ĐH Cần Thơ tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Sau 2 lượt trận đầu tiên, Trường ĐH Đồng Tháp mới có 2 điểm (2 trận hòa), Trường ĐH Cần Thơ được 3 điểm (1 trận thắng, 1 trận thua). Vì vậy, trận đấu này cực kỳ quan trọng, đội nào giành chiến thắng sẽ vào bán kết, đội thua phải nói lời chia tay giải.Với tính chất của trận "play off", không chỉ cầu thủ mà ban huấn luyện 2 đội cũng rất lo lắng, hồi hộp, đặc biệt là đối với Trường ĐH Đồng Tháp. Bởi trong số 66 đội tham dự vòng loại cả nước thì Trường ĐH Đồng Tháp là đội duy nhất thuê HLV người nước ngoài dẫn dắt các cầu thủ. Khát khao giành tấm vé dự VCK toàn quốc của đại diện đến từ đất sen hồng đang được kỳ vọng rất nhiều vào tài cầm quân của ông João Pedro Felipe Salgueiro (38 tuổi, người Bồ Đào Nha). Ngoài yếu tố chuyên môn, cuộc đối đầu với Trường ĐH Cần Thơ còn vô cùng đặc biệt với HLV João Pedro Felipe Salgueirongoại khi mẹ ông là bà Maria Felipe (65 tuổi) đã từ Bồ Đào Nha bay về Cần Thơ để ủng hộ tinh thần con trai và Trường ĐH Đồng Tháp. Bà là người luôn đồng hành, tạo điều kiện để con trai mình thực hiện ước mơ trở thành một HLV bóng đá chuyên nghiệp khi còn nhỏ.Bà Maria Felipe cho biết, HLV João Pedro Felipe Salgueiro mồ côi cha khi mới 8 tuổi. Ở châu Âu, bà không có anh chị em nên con trai chính là người thân duy nhất của bà. "Nhà chỉ có 2 mẹ con nên tôi luôn ủng hộ mọi quyết định của João. Năm 12 tuổi, João đã muốn trở thành một HLV bóng đá. Đây là một ngành nghề khó, đòi hỏi rất nhiều sự cống hiến nên lúc nào tôi cũng muốn ở khích lệ tinh thần con trai", bà Maria Felipe nói.Trước khi đến Việt Nam, HLV João Pedro Felipe Salgueiro từng tham gia công tác huấn luyện, học tập chuyên môn ở nhiều nước như Singapore, Ấn Độ, Anh. Ở đâu, ông cũng nhận được sự quan tâm của mẹ, thỉnh thoảng mẹ ông lại từ Bồ Đào Nha sang thăm. Còn khi ông về Việt Nam, mỗi năm bà sắp xếp thăm vào lúc hè."Tuy nhiên, để cổ vũ cho tôi trong trận cầu căng thẳng, mẹ đã quyết định "phá lệ" bay về Việt Nam một lần nữa. Mẹ là một phần rất quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Tôi hy vọng Trường ĐH Đồng Tháp sẽ có một ngày thi đấu trọn vẹn, để mang đến sự tự hào cho bà", HLV João Pedro Felipe Salgueiro chia sẻ.Theo bà Maria Felipe, HLV João Pedro Felipe Salgueiro đã có gia đình, lấy vợ là người Việt Nam, đặc biệt quê nhà con dâu cũng ở Đồng Tháp. Với chuyến đi "nằm ngoài dự định" này, bà sẽ quyết định ở lại Việt Nam để ăn Tết Nguyên đán. Bởi khi đến đây, bà cảm nhận rõ sự nhiệt tình, thân thiện, mến khách của người Việt Nam và gia đình sui gia.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Huawei P70 lộ diện với thiết kế giống điện thoại Honor
Các giải thưởng cá nhân
Ngày 10.1, Bộ Ngoại giao cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15.1.Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin diễn ra tại thời điểm hai nước đang hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2025.Quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Nga đã đạt những kết quả tích cực trong hợp tác song phương thời gian qua, trong đó có lĩnh vực năng lượng, dầu khí, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi nước.Trước đó, tại cuộc họp báo về kết quả phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong năm 2024, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko khẳng định, tình hữu nghị truyền thống và quan hệ tin cậy giữa hai nước, được vun đắp trong thời kỳ khó khăn và ở thời điểm hiện tại, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển thành công trên nhiều lĩnh vực.Đại sứ Bezdetko khẳng định, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Putin tới Việt Nam vào tháng 6 vừa qua đã tạo động lực quan trọng cho sự hợp tác giữa hai nước trên nhiều khía cạnh.Đại sứ cũng nhắc tới Tuyên bố chung và 15 văn kiện được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm; cho rằng đây là những kết quả ấn tượng, làm nền tảng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Việt - Nga trong thời gian tới.
Trao tiền bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ bà cụ 80 tuổi nuôi con tâm thần
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.