Erik trình diễn nhạc phim 'Mai' - 'Sau lời từ khước' tại bối cảnh đặc biệt
Hôm nay 26.2, TAND tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Hữu Tùng (cựu thượng úy Đội Cảnh sát hình sự Công an H.Đức Linh) và Võ Phi Thành (cựu sinh viên tập sự tại Đội Cảnh sát hình sự Công an H.Đức Linh) về tội nhục hình dẫn đến chết người.Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, rạng sáng 2.9.2023, Lê Hữu Tùng và Võ Phi Thành được phân công đưa ông Bùi Văn H., người liên quan trong vụ việc "trộm cắp tài sản" và "chống người thi hành công vụ" xảy ra ở Võ Xu (H.Đức Linh) về trụ sở Công an H.Đức Linh lấy lời khai.Quá trình làm việc tại công an huyện, do ông Bùi Văn H. không hợp tác khai báo, nên Lê Hữu Tùng dùng tay trái véo vào tai, dùng còng số 8, còng tay ông H. vào ghế dựa. Sau đó, Tùng còn dùng còng số 8, còng 2 tay ông H. lên thanh dọc của khung cửa sổ trong phòng họp của Đội Cảnh sát hình sự, dùng tay tát vào mặt ông H., dùng gậy cao su đánh nhiều lần vào mông và đùi ông H. (cáo trạng mô tả).Còn cựu sinh viên Võ Phi Thành cũng nhiều lần dùng gậy cao su đánh vào đùi và mông ông H. "Do bị Lê Hữu Tùng và Võ Phi Thành dùng nhục hình nên ông Bùi Văn H. đã tử vong"- cáo trạng của Viện KSND tối cao kết luận.Cáo trạng còn nhận định, hành vi dùng nhục hình của Lê Hữu Tùng và Võ Phi Thành đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ an toàn tính mạng thân thể, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ. Sai phạm của các bị cáo làm ảnh hưởng đến danh dự của lực lượng CAND nói chung và Công an H.Đức Linh nói riêng đối với việc thực hiện chức năng, quyền hạn trong hoạt động tư pháp. Tại phiên tòa, 2 bị cáo đã thành thật khai báo về hành vi phạm tội của mình. Dự kiến ngày mai (27.2), TAND tỉnh Bình Thuận sẽ tuyên án.
Chàng trai trở thành nhà vô địch thế giới môn đấu vật ngón chân
Các triệu chứng lâm sàng sớm nhất của ung thư gan thường không điển hình và dễ bị bỏ qua. Tình trạng các viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV) tiến triển thành ung thư gan sau khoảng từ 20 - 30 năm.
Chiến sự Ukraine ngày 744: UAV Nga tấn công nhiều tỉnh, ông Zelensky đến Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 15.1, thông tin từ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Bình cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại địa phương cao nhất là 96 triệu đồng.Cụ thể, mức thưởng tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 dự kiến mức bình quân là 7,65 triệu đồng/người, cao hơn 850.000 đồng so với năm 2024.Mức thưởng cao nhất là 96 triệu đồng (tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), bằng với mức thưởng dịp Tết Nguyên đán 2024; mức thấp nhất 300.000 đồng, giảm 700.000 đồng so với năm trước.Trong số các loại hình doanh nghiệp ở Quảng Bình, mức thưởng tết cao nhất cũng thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bình quân 11 triệu đồng/người).Trước đó, tại Quảng Bình, tiền thưởng Tết dương lịch 2025 với mức bình quân 1,5 triệu đồng/người (cao hơn 500.000 đồng so với năm 2024); cao nhất là 15 triệu đồng (bằng với năm trước), thấp nhất là 100.000 đồng (giảm 100.000 đồng so với năm 2024).
Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng này gặp khó khăn trong việc xác định chính xác vị trí của người dùng. Vì vậy, nội dung dưới đây cung cấp đến người sử dụng một số mẹo giúp họ nâng cao độ chính xác của dịch vụ định vị trên Google Maps.Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần biết rằng Google Maps cung cấp hai chế độ định vị khi sử dụng, bao gồm độ chính xác cao và tiết kiệm pin. Nếu người dùng cần đến một địa điểm cụ thể một cách nhanh chóng, hãy chọn chế độ với độ chính xác cao. Chế độ này sử dụng GPS, Wi-Fi và mạng di động để xác định vị trí của người dùng một cách chính xác hơn, mặc dù nó sẽ tiêu tốn nhiều pin hơn.Lưu ý trước khi thực hiện thủ thuật nói trên, người dùng hãy đảm bảo rằng ứng dụng Google Maps trên thiết bị đã được cập nhật phiên bản mới nhất. Việc này không chỉ giúp người dùng truy cập vào các tính năng mới mà còn khắc phục các lỗi liên quan đến định vị. Nếu ứng dụng yêu cầu cập nhật, hãy thực hiện ngay.Hy vọng rằng những mẹo này sẽ giúp cải thiện đáng kể độ chính xác của Google Maps và người dùng dễ dàng tìm đường đến đích.
Quyền Linh phấn khích khi Việt kiều Mỹ thành công chinh phục nữ dược sĩ
Ngày 20.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở Y tế Cà Mau đã có công văn gửi đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, yêu cầu thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi nghề theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.Theo báo cáo, từ năm 2011 đến nay, các đơn vị đã chi phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% trở lên cho 72 viên chức hành chính, đúng quy định và vị trí việc làm, với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đủ điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP vẫn chưa được chi trả.Sở Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát và chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề từ nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm ngân sách hoạt động thường xuyên và nguồn thu hợp pháp. Đối với những trường hợp thuộc diện hưởng chế độ theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 56), nếu có hồ sơ chứng minh thường xuyên trực tiếp tham gia công tác chuyên môn, phải chi trả ngay, đảm bảo không xảy ra khiếu nại ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức.Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan từ năm 2011 đến tháng 5.2024. Các giám đốc đơn vị qua các giai đoạn, kể cả đã nghỉ hưu, sẽ được mời về kiểm điểm.Như Thanh Niên đã thông tin, hơn 100 viên chức tại các trung tâm y tế tuyến huyện của tỉnh Cà Mau bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề từ 40% xuống 20% trong năm 2022 - 2023. Lý do được đưa ra là họ làm công việc hành chính, không phải nhân viên y tế, nên không được hưởng mức ưu đãi này. Tuy nhiên, những viên chức trên cho rằng việc cắt giảm không phù hợp vì họ vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn y tế.Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện việc chi trả và giải quyết chế độ phụ cấp ưu đãi nghề trong tháng 2.

Cân bằng gắn kết tình thân và thỏa chất sống riêng tư tại tổ ấm FIATO Premier
Trang sức nhiệt độ gây 'choáng' sàn diễn và thu hút tín đồ sành điệu
Hơn một tháng sau vụ tai nạn kinh hoàng, nữ bệnh nhân này đang bước sang giai đoạn phục hồi, tiến triển tốt.Sau tai nạn và được cấp cứu ở tuyến trước, ngày 6.12.2024, nữ bệnh nhân N.T.V.A (22 tuổi, ngụ Quốc Oai, Hà Nội) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng chấn thương cột sống cổ, yếu liệt tứ chi, trong đó 2 chân bị liệt hoàn toàn (sức cơ 0/5), hai tay sức cơ 2/5, mất hoàn toàn cảm giác nông, sâu hai tay; đã được đeo nẹp cổ, đặt ống nội khí quản trợ thở.Tại Bệnh viện Gia An 115, qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ cho thấy người bệnh bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ; gãy xẹp thân đốt C5, phù tủy xương, mất vững thân đốt sống C6, chèn ép vào tủy sống, gây hẹp ống sống; phù tủy sống từ C3 đến D1; hẹp lỗ liên hợp tầng C5-C6, C6-C7 bên trái.Các bác sĩ đánh giá với tình trạng chấn thương cột sống cổ, chèn ép tủy cổ nghiêm trọng thì người bệnh phải được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để phục hồi chức năng thần kinh và tránh các di chứng tổn thương tủy sống như liệt, suy hô hấp… mất khả năng lao động cũng như tự chăm sóc bản thân, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.Ngay sáng 8.12.2024, ê kíp gồm chuyên gia ngoại thần kinh tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang (Phó giám đốc khối Ngoại, Bệnh viện Gia An 115) cùng các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, tiến hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng (C-Arm) lấy đĩa đệm, ghép xương, cố định cột sống cổ, giải chèn ép tủy cổ cho bệnh nhân.Sau phẫu thuật, người bệnh tiếp tục được điều trị hậu phẫu và được tập vật lý trị liệu ngay tại giường. Nhờ phẫu thuật giải ép triệt để và quá trình tập vật lý trị liệu tích cực hằng ngày trong đó có điện châm, người bệnh phục hồi rất nhanh, có thể bỏ ống nội khí quản để tự thở và tiến triển rõ rệt từng ngày, cả về vận động và cảm giác. Ngày 26.12, người bệnh đã có thể tự giơ tay lên cao khi tiến hành các bài tập nâng cơ lực tay, cảm giác chân cũng rõ rệt. Ngày 28.12, người bệnh đã xuất viện để ra Hà Nội tiếp tục điều trị.Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang nhấn mạnh, những trường hợp tai nạn giao thông gãy cột sống cổ nghiêm trọng có chèn ép tủy, gây dập tủy có tỷ lệ tử vong ngay tại chỗ rất cao do tổn thương trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Ngoài ra, với những nạn nhân bị dập tủy cổ, có một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm là sốc tủy (thường ở tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3, tức là khoảng 7-21 ngày kể từ khi chấn thương). Trong giai đoạn này, người bệnh có thể ngưng thở, ngưng tim, tỷ lệ tử vong rất cao. Với trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, may mắn được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn sốc tủy và chuyển sang giai đoạn hồi phục sớm. Để hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh và gia đình, Bệnh viện Gia An 115 cũng đã quyết định giảm 50% viện phí cho bệnh nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nói trên xảy ra khoảng 10 giờ 50 phút ngày 28.11.2024, trước cổng điểm du lịch Wilder Nest, thôn 3, xã Tà Nung (TP.Đà Lạt), khiến gia đình du khách gặp nạn. Cháu bé 1 tuổi tử vong, cha mẹ bé và tài xế taxi bị thương nặng.Thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe taxi BS 50H-532.87 do tài xế Hồ Xuân Long (44 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt), điều khiển chở 2 vợ chồng du khách đến từ Hà Nội cùng con gái 1 tuổi đi tham quan du lịch ở xã Tà Nung. Khi xe taxi qua khúc cua trước điểm du lịch Wilder Nest đã bất ngờ đâm vào vách núi bên trái chiều lưu thông, lộn nhiều vòng.Hậu quả, bé gái tên N.L.Đ (1 tuổi) tử vong; cha và mẹ bé Đ. gồm Nguyễn Văn S. (26 tuổi) và N.T.V.A (đều ngụ Quốc Oai, Hà Nội) cùng tài xế Long bị thương nặng, được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo và các cơ quan chức năng xã Tà Nung và TP.Đà Lạt có mặt tại hiện trường để cứu người bị nạn, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Bayern Munich chỉ trích dữ dội trọng tài, HLV Ancelotti phản pháo mạnh mẽ không kém
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
vision 2023
Lãnh đạo PGBank chia sẻ, đây là lời khẳng định sự thành công mà PGBank hướng tới không chỉ gói gọn cho bản thân ngân hàng, các khách hàng và đối tác, mà hơn hết, còn là khát vọng xây dựng một Việt Nam giàu mạnh.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư