Phẫn nộ tài xế lái ô tô đánh võng trước đầu xe khách
Bài đăng của siêu mẫu Minh Tú khiến nhiều người thích thú và tò mò về tấm thiệp cưới "nảy mầm". Họ để lại bình luận "thiệp cưới nảy mầm là gì?", "cách làm thiệp cưới nảy mầm?"…Gục ngã đau đớn trên sân Bayern Munich, Arsenal lại tan giấc mơ Champions League
Chiều 5.1, đại diện ban tổ chức giải, ban tổ chức sân, đội bóng và các lực lượng tham gia (giám sát, trọng tài, y tế, an ninh…) trong công tác chuyên môn của vòng loại khu vực miền Trung - TNSV THACO cup 2025 đã dự cuộc họp kỹ thuật tại Trung tâm TDTT Quốc phòng 3 (Quân khu 5). Tại buổi làm việc, đại diện ban tổ chức đã giải đáp những thắc mắc với trưởng đoàn/HLV các đội bóng và thống nhất nhiều vấn đề về mặt chuyên môn, để giải đấu diễn ra suôn sẻ nhất.Vòng loại khu vực miền Trung được đánh giá là “nóng bỏng” nhất trên cả nước, bên cạnh khu vực TP.HCM và phía bắc. Vào lúc này, tất cả các lực lượng và đặc biệt là các đội bóng đã sẵn sàng cho những ngày tranh tài sôi nổi, với mục tiêu giành 2 tấm vé dự vòng chung kết toàn quốc diễn ra từ ngày 1.3 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Vòng loại khu vực miền Trung có 9 đội bóng góp mặt, gồm: Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, ĐH Duy Tân, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn - ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, ĐH Luật - ĐH Huế, Trường CĐ FPT Polytechnic.9 đội được chia đều vào 3 nhóm, thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt để tính điểm và xếp hạng. Ba đội đứng nhất nhóm và đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ vào đá play-off, chọn ra 2 đội xứng đáng nhất dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025.HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết, đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế sẽ nỗ lực thi đấu để đạt kết quả tốt nhất. Đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế là cái tên từng 2 lần liên tiếp giành vé vào chơi vòng chung kết (mùa 2023 và 2024). Thầy trò HLV Trần Trung Kiên với lối chơi “biết mình, biết ta”, thi đấu quyết liệt nhưng luôn đề cao tinh thần fair-play đã để lại ấn tượng đẹp.“Cũng như hai mùa trước, đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế đến với giải TNSV THACO cup 2025 với tinh thần giao lưu, học hỏi và không đặt nặng thành tích. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chơi hết mình, với hơn 100% khả năng. Trong bóng đá, bước vào trận đấu có thể thắng hoặc thua, nhưng mục tiêu đầu tiên của đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế là chơi đẹp, đúng với tính chất của một sân chơi dành cho sinh viên Việt Nam và tinh thần của giải đấu”, HLV Trần Trung Kiên nhấn mạnh.
Trải nghiệm loa di động Harman Kardon Go + Play 3
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Đại diện ngân hàng VPBank - đơn vị đồng tổ chức giải chạy VPHM - bà Nguyễn Thùy Dương, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị hào hứng cho biết: “VPHM 2022 ghi dấu một khởi đầu mới mạnh mẽ, đầy cảm hứng, cho thấy một Việt Nam đã sẵn sàng bừng sáng sau giai đoạn khó khăn vì đại dịch để hướng tới tương lai thịnh vượng.” Vị đại diện này cũng nhấn mạnh VPHM 2022 là một trong những sự kiện quy mô của ngân hàng nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, truyền cảm hứng, thắp lửa tinh thần thể thao để từ đó lan tỏa lối sống văn minh, tích cực, “giàu có” cả về tinh thần trong cộng đồng.
7 món ăn từ trứng đơn giản giúp bạn giảm cân gấp đôi
Ngày 6.3, tại hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tháng 3.2025, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương tăng cường tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, các khó khăn của doanh nghiệp tại 203 dự án đang bị "nghẽn".Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các sở, ngành tập trung làm tốt công tác quy hoạch, tháo gỡ vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, "nếu làm chậm quy hoạch khó kêu gọi đầu tư. Nếu bỏ cấp huyện mà không kịp quy hoạch sẽ không có cơ sở phải chờ quy hoạch mới, mới được phê duyệt. Chậm quy hoạch là bài học xương máu với Lâm Đồng, chúng ta chậm quy hoạch 13 năm rồi"."Hiện nay tỉnh Lâm Đồng có 203 dự án với 18.000 ha đất chậm tiến độ. Chúng ta cần làm sống lại các dự án này. Dự án nào cần thu hồi thì thu hồi ngay. Tôi đề nghị Sở Tài chính chủ trì, cố gắng tham mưu phương án xử lý tốt nhất", ông Thái chỉ đạo.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.3, khi làm việc với tỉnh Lâm Đồng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhắc đến những dự án bị "nghẽn" ở Lâm Đồng, trong đó có siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh. Theo Phó thủ tướng, với Lâm Đồng, Đại Ninh đã trở thành "nỗi đau" của tỉnh. Tuy nhiên, Lâm Đồng không được né tránh, phải nghiên cứu quyết tâm tháo gỡ, sớm đưa dự án hơn 3.000 ha này tiếp tục đầu tư để đi vào hoạt động.Phát biểu tại hội nghị, ông Tôn Thiện San, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thành lập 7 đoàn công tác để rà soát 203 dự án bị "nghẽn", cố gắng mỗi tuần giải quyết 10 -15 dự án. Sở sẽ xem xét dự án nào đủ điều kiện, có thể cho gia hạn sẽ gia hạn đầu tư để chống lãng phí.Còn ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết đang rà soát các quy hoạch để tháo gỡ điểm "nghẽn" trong lĩnh vực giao thông. Sở sẽ làm việc với các địa phương, rà soát và sẽ điều chỉnh quy hoạch giao thông đáp ứng với Kết luận 127 về tiếp tục sắp xếp tinh gọn bộ máy (bỏ cấp huyện). Thực tế, quy hoạch phân khu ở các địa phương đang thiếu. "Những quy hoạch nào đang dở dang giải quyết được sớm sẽ làm ngay trước khi sáp nhập, chưa giải quyết kịp sẽ dừng để chống lãng phí", ông Gia nêu ý kiến.Ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết căn cứ Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28.2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo đó bỏ cấp huyện, song song sáp nhập cấp xã (tạm gọi cấp cơ sở) phù hợp, không còn cấp trung gian; có thể nhập 3 - 4 xã hiện nay thành 1 đơn vị cơ sở, lúc đó chức năng nhiệm vụ sẽ tăng gấp rưỡi.Mặc dù vẫn chờ tiêu chí của T.Ư, nhưng tỉnh Lâm Đồng cần xây dựng quy hoạch để khi T.Ư quy hoạch, sắp xếp lại đơn vị hành chính và cấp tỉnh thì Lâm Đồng sẵn sàng triển khai. Để làm tốt việc quan trọng này, theo ông Thái, bản thân ông cùng lãnh đạo tỉnh sẽ về trực tiếp các địa phương để cùng rà soát ngay các tiêu chí, kế hoạch...Ông Thái cho biết, ngay trong chiều 6.3, UBND tỉnh sẽ thành lập các tổ công tác đánh giá, chuẩn bị sẵn sàng khi T.Ư triển khai, để tháo gỡ các dự án đang triển khai bị ách tắc.