Bầu Thụy đăng ký mua gần 14 triệu cổ phiếu ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Còn nhớ ở lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức vào năm 2023, đội ĐH Huế đã đăng quang chức vô địch đầy cảm xúc. Trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện của miền Trung càng chơi càng hay đã từng bước khuất phục các đối thủ mạnh để vào đến trận chung kết, trước khi đánh bại đội Trường ĐH Thủy lợi đầy nghẹt thở để bước lên ngôi vị cao nhất.Thế nhưng 1 năm sau đó (ở mùa giải 2024), khi được thi đấu vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung trên sân nhà, đội ĐH Huế đã bất ngờ dừng chân sớm. Trong trận đấu quyết định để giành tấm vé vào vòng chung kết, ĐH Huế khi đó là đương kim vô địch đã không thể thắng được đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng.Và lúc này, đội ĐH Huế đang quyết tâm tìm lại vị thế của chính mình. Tại vòng đấu nhóm của khu vực Duyên hải miền Trung, đội ĐH Huế khởi đầu khá chật vật, khi may mắn mới giành được 1 điểm (hòa 0-0) trước đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Nhưng khi bị đặt vào thế buộc phải thắng ở lượt trận cuối, đội ĐH Huế đã thể hiện bản lĩnh đúng lúc và chơi một trận đấu bùng nổ để đánh bại đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng với tỷ số 5-0.Chiến thắng tại trận đấu then chốt giúp đội ĐH Huế trở thành đại diện duy nhất của đất cố đô góp mặt ở vòng đấu play-off. Chiến thắng 5 sao đầy xuất sắc cũng giúp đội ĐH Huế gỡ bỏ áp lực, tạo đà tâm lý tốt trước cuộc đối đầu sống còn tranh vé vào vòng chung kết, gặp đội ĐH Duy Tân vào lúc 13 giờ ngày 12.1. "Khi vào Đà Nẵng để tranh tài ở vòng loại, toàn đội đã xác định tinh thần quyết tâm cao độ để giành vé vào vòng chung kết. Các em luôn thể hiện sự khát khao, nỗ lực hết mình và điều đó đã được chứng minh thông qua trận thắng 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Khi gặp khó, chúng tôi càng cố gắng hơn", HLV phó Dương Văn Dũng nhấn mạnh."Mục tiêu của ban huấn luyện và lãnh đạo ĐH Huế đề ra ở giải đấu lần này là đi càng sâu càng tốt. Chúng tôi sẽ thi đấu hết mình ở trận play-off, để đạt được mục tiêu đã đặt ra. ĐH Huế là đội bóng có truyền thống và đã từng đăng quang ở mùa giải đầu tiên năm 2023. Vì thế, chúng tôi muốn thể hiện được bản lĩnh của nhà vô địch, để có lần thứ 2 vào TP.HCM đá vòng chung kết", HLV phó Dương Văn Dũng nói thêm.Tuy nhiên, ĐH Duy Tân cũng là đội bóng không dễ bị bắt nạt, khi đã giành vé đi tiếp với thành tích bất bại. Trận đấu play-off loại trực tiếp có tính chất hoàn toàn khác. Do đó, như ông Dũng đã nói, nhà vô địch mùa giải 2023 ĐH Huế cần tiếp tục thể hiện bản lĩnh đúng lúc thì mới có thể vượt ải.Những cách sửa chữa iPhone phổ biến nhất
Ngày 6.3, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Xây dựng) cho biết đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành sửa chữa hư hỏng tại đoạn QL1A qua P.Bùi Thị Xuân (TP.Quy Nhơn) trước ngày 7.3 nhằm đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.Theo đó, sau khi Báo Thanh Niên phản ánh đoạn QL1A nói trên hư hỏng, gây mất an toàn giao thông, trong đó có 2 đoạn Ban Quản lý dự án 85 "mượn đường" thi công cao tốc Bắc - Nam, đơn vị này đã có văn bản yêu cầu các nhà thầu khẩn trương san gạt, lu lèn đảm bảo mặt đường êm thuận, khắc phục triệt để mặt đường bê tông nhựa bị hư hỏng, hoàn trả đoạn QL1A thuộc P.Bùi Thị Xuân.Ban Quản lý dự án 85 cũng yêu cầu khi trời nắng, thường xuyên tưới nước để tránh bụi bay vào nhà dân; bố trí nhân sự thường xuyên kiểm tra để khắc phục, sửa chữa những hư hỏng phát sinh nhằm đảm bảo giao thông thông suốt. Đồng thời, không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông trên tuyến, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân không sửa chữa kịp thời. Ban Quản lý dự án 85 yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát đôn đốc, nhắc nhở các nhà thầu hoàn thiện sửa chữa các hư hỏng, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông của nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Thường xuyên kiểm tra, đình chỉ thi công nếu nhà thầu không đáp ứng các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được chấp thuận hoặc phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng tới người và phương tiện tham gia giao thông.Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định) là đơn vị quản lý, thu phí tuyến đường có đoạn QL1A bị hư hỏng mà Báo Thanh Niên phản ánh. Ông Nguyễn Văn Phồn, Trưởng Trạm thu phí BOT Nam Bình Định, cho biết đã nắm thông tin. Trong ngày 7.3, đơn vị này sẽ cho người, phương tiện đến khắc phục, sửa chữa ngay để người dân và phương tiện đi lại thuận lợi.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên vào sáng 6.3, đoạn QL1A qua địa bàn P.Bùi Thị Xuân vẫn còn rất nhiều ổ voi, ổ gà chưa được sửa chữa. Riêng đoạn đấu nối với cao tốc Bắc - Nam, thuộc dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đang được các đơn vị thi công, sửa chữa.Văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (thuộc Khu Quản lý đường bộ III) cho biết đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 85 và Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định khắc phục, sửa ngay những điểm bị hư hỏng, nhằm đảm bảo an toàn giao thông.Ngày 5.3, Báo Thanh Niên có bài phản ánh đoạn QL1A qua P.Bùi Thị Xuân bị hư hỏng nghiêm trọng, xe tải chạy qua lại làm bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tình trạng này diễn ra gần 2 năm nay khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn, gây nhiều bức xúc.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 19.3.2024
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Trở lại Pờ Yầu
Taekwondo là môn võ thể thao có xuất xứ từ Hàn Quốc, đã du nhập vào Việt Nam hơn 60 năm qua và được quốc tế hóa sâu rộng, đưa vào chương trình thi đấu chính thức của các đại hội thể thao quốc tế. Tại Việt Nam, bộ môn Taekwondo đã được phát triển mạnh tại nhiều tỉnh thành, liên tục là môn thể thao mang lại nhiều huy chương tại các kỳ đại hội thể thao quốc tế.