Tương lai của Khối Thịnh vượng chung sau khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời
Ngoài ra các tỉnh Tây nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng cũng xuất hiện mưa giông nhẹ ở nhiều nơi.Vườn mai 'khủng' 200 cây bung nở vàng rực, cho khách chụp hình miễn phí
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 24.1 sân bay Tân Sơn Nhất đông người về quê ăn tết. Nhiều người xếp hàng chờ đến lượt làm thủ tục check – in, ai nấy đều mang theo nhiều hành lý về quê trong kỳ nghỉ kéo dài nhiều ngày. Mọi người ngước nhìn lên bảng điện tử để theo dõi tình trạng chuyến bay của mình Họ hy vọng mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chuyến bay không bị hoãn để sớm về với gia đình. Nhân viên an ninh sân bay túc trực thường xuyên để giám sát và hướng dẫn người dân di chuyển đúng vị trí, tránh tình trạng ùn ứ.Chị Nguyễn Thị Hoài Thu (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) có chuyến bay về Vinh lúc 14 giờ 30 ngày 24.1 (25 tháng chạp). 9 giờ sáng cùng ngày, chị bắt taxi từ H.Trảng Bom (Đồng Nai) và có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ. Chị sợ kẹt xe, đông người nên phải đi từ sớm cho chủ động, vừa làm thủ tục vừa hy vọng chuyến bay không bị hoãn. Cô gái có hành lý về quê rất gọn nhẹ, chỉ có chiếc balo đựng vài đồ cá nhân nhỏ."Vợ chồng tôi làm việc ở dưới Đồng Nai nhưng nay chỉ có một mình tôi ra sân bay về quê. Lý do là vì vé máy bay năm nay rất đắt, chồng tôi phải đi xe khách để tiết kiệm chi phí, anh ấy sẽ về sau tôi một ngày. Lúc đầu tôi định đi xe khách về theo chồng nhưng sợ bị say xe nên anh ấy đặt vé máy bay cho tôi. Hành lý của tôi chồng sẽ mang về khi đi xe khách, năm ngoái vì mang hành lý xách tay nặng hơn số kg được phép nên tôi bị phạt 400.000 đồng. Năm nay rút kinh nghiệm, nhờ chồng gửi xe khách mang về, tôi cầm balo gọn nhẹ ra sân bay", chị Thu nói. Chị Lê Thị Khánh Linh (26 tuổi, ở Q.10) có chuyến về sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) lúc 15 giờ. Dù vậy vì lo lắng sợ đông người, kẹt xe hay thủ tục check – in có vướng mắc nên chị đến sân bay từ 10 giờ 30. "Dù đông nhưng tôi thấy việc làm thủ tục diễn ra đơn giản, cứ xếp hàng tới lượt là được. Tôi đọc báo, xem trên mạng xã hội thấy sân bay mấy ngày tết đông người nên chủ động đi sớm. Giờ hy vọng máy bay cất cánh đúng giờ để sớm về ăn tết với ba mẹ. Tôi làm giáo viên mầm non, thu nhập không có bao nhiêu nhưng vé máy bay ngày tết rất đắt. Dù vậy, dịp tết là khoảng thời gian quây quần với gia đình nên cố gắng tích góp mua vé để về. Tôi chưa đặt vé vào lại TP.HCM, đang chờ tháng lương cuối năm rồi mới tính đến", chị Linh nói.
Hành khách trộm hơn 23.000 USD trên chuyến bay từ TP.HCM đến Singapore
Ghi nhận của PV Thanh Niên, trong các ngày 25 - 26.1 cho thấy, đã cận tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng không khí mua sắm tại chợ hải sản Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) rất trầm lắng, khiến ai cũng ngỡ ngàng.Theo các tiểu thương, khoảng 1 tháng nay nhu cầu mua hải sản của người dân bắt đầu tăng nhưng không quá khác biệt so với ngày thường.Chị Nguyễn Thị Hiền (46 tuổi, tiểu thương tại chợ Hạ Long) cho biết: "Tôi đã chuẩn bị nguồn hàng hải sản tươi sống khá dồi dào, với khoảng 200 triệu đồng tiền hàng. Thế nhưng cả ngày chỉ vài lượt người tới hỏi mua. Trong khi vẫn phải trả nhiều khoản chi phí, đặc biệt là giữ cho hải sản phải tươi sống từng ngày".Cũng theo chị Hiền, những mặt hàng có giá trị cao trên 2 triệu đồng năm nay rất khó bán.Lý giải về điều này, một số tiểu thương cho rằng Quảng Ninh năm qua hứng chịu cơn bão số 3 (Yagi), tình hình kinh tế khó khăn cũng khiến người dân thắt chặt chi tiêu.Bão số 3 cũng khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh năm qua chịu thiệt hại nặng nề, dẫn tới một số mặt hàng có giá khá cao như tôm he, cá song, cá vược…Một trong những mặt hàng khó bán nhất những ngày qua là sá sùng. Tiểu thương phải bày ra tại chợ và dùng mạng xã hội để bán nhưng không ai dám mua những hải sản đắt như vàng ròng này.Năm nay sá sùng chính hiệu Vân Đồn dao động từ 5 - 10 triệu đồng/kg loại ngon. Mực khô Vân Đồn, Cô Tô dao động từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg.Anh Nguyễn Hoàng Trung (38 tuổi, trú tại P.Hồng Hải, TP.Hạ Long) chia sẻ: "Năm nay các đơn vị thưởng tết không cao. Việc mua sắm vẫn phải làm, nhưng mua các mặt hàng có giá trị lớn như tôm, cua, ghẹ là phải đắn đo, không biết năm tới thế nào nên ai cũng chắt chiu chi tiêu".Nhiều người cũng cho rằng kênh bán hàng truyền thống đang sụt giảm là điều tất yếu Các đại lý hải sản tại các huyện Vân Đồn, Cô Tô đều bán hàng online, giao tận nơi mà vẫn đảm bảo chất lượng có thể là nguyên nhân khiến chợ Hạ Long vắng khách.Khảo sát của PV trong các ngày từ 24 - 16.1 cho thấy, giá hải sản tại chợ Hạ Long năm nay tăng nhẹ. Giá cá song từ 250.000 - 600.000 đồng/kg tùy loại; mực ống 250.000 - 400.000 đồng/kg, tôm he từ 500.000 - 600.000 đồng/kg, tu hài 150.000 đồng/kg, ghẹ 600.000 - 800.000 đồng/kg…
Ngày 11.2, liên quan đến vụ chém người tử vong tại H.Bù Đốp vào rạng sáng 10.2, Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.Trước đó, như tin Thanh Niên đã đưa, đêm 9.2, bà Hoàng Thị T. (40 tuổi, ngụ H.Bù Đốp) xảy ra mâu thuẫn với chồng cũ tên Hải (ngụ xã Tân Tiến, H.Bù Đốp). Khi biết được chuyện, khoảng 0 giờ ngày 10.2, ông Phạm Văn N. (39 tuổi, chồng bà T.) cùng một số người kéo đến nhà Hải để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, nhóm của ông Phạm Văn N. bất ngờ xảy ra đánh nhau với nhóm của Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, em trai của Hải). Trong lúc giằng co, Nghĩa cầm dao chém nhiều nhát vào người Phạm Văn N. khiến ông này gục ngã xuống đất.Vào cuộc điều tra, cơ quan công xác định Nghĩa là nghi phạm liên quan vụ án và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với người này, đồng thời tiếp tục triệu tập những người liên quan để xác minh, xử lý.Bước đầu, Nghĩa khai nhận, do thấy Phạm Văn N. cầm nón bảo hiểm đánh em gái của mình, nên tức giận chạy vào nhà lấy dao đuổi theo chém khiến nạn nhân tử vong.Vụ việc chém người tử vong đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.
CEO áo dài Ngọc Trang: Tôi muốn góp phần gìn giữ tà áo dài Việt Nam
Năm 2020, Chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu ô tô điện sẽ chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035. Tuy nhiên, vối tốc độ tăng trưởng thần tốc trong những năm gần đây, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu này sớm hơn dự kiến.Với thế mạnh trong cuộc đua điện hóa ô tô cùng sự đón nhận từ người tiêu dùng trong nước, thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang dần thay đổi khi doanh số bán ô tô điện, ô tô hybrid và xe hybrid cắm sạc đang tăng trưởng nhanh và dần phá vỡ sự thống trị của xe đốt trong chạy bằng xăng, dầu.Theo dự báo từ các công ty đầu tư như UBS, HSBC, Morningstar và Wood Mackenzie, doanh số bán ô tô điện tại Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 12 triệu xe vào năm 2024, tăng 20% so với năm 2023. Trong khi đó, doanh số bán ô tô động cơ đốt trong (ICE) dự kiến sẽ giảm 10%, xuống dưới 11 triệu xe.Nếu cục diện này vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, thị trường ô tô lớn nhất thế giới sẽ sớm đạt được mục tiêu, đồng thời cho thấy quá trình chuyển đổi sang xe năng lượng sạch ở Trung Quốc đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với thị trường Mỹ cũng như khu vực châu Âu.Vào năm 2020, Chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu ô tô điện sẽ chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035. Tuy nhiên, với tốc độ này, Trung Quốc sẽ vượt qua cột mốc đó sớm hơn khoảng một thập kỷ.Theo thời báo tài chính - Financial Times dự báo, khi điểm giao nhau đạt được vào năm tới, tiêu thụ ô tô điện tại Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng vọt và có thể vượt mức 18 triệu xe bán ra vào năm 2034. Trong khi đó, doanh số bán các mẫu xe ICE sẽ theo quỹ đạo đi xuống và đến năm 2034 có thể giảm xuống mức thấp nhất khoảng 2,93 triệu.Vào năm 2025, dự kiến sẽ có nhiều xe hybrid cắm sạc Plug-in hybrid (PHEV) được bán ra thị trường Trung Quốc và doanh số dòng xe này có thể tăng trưởng đều đặn lên mức đỉnh điểm 6,05 triệu xe vào năm 2033. Trong khi ô tô hybrid truyền thống có thể dao động trong khoảng từ 730.000 đến 1 triệu chiếc trong khoảng 10 năm tới.Tuy nhiên, khi doanh số bán ô tô điện được dự đoán sẽ tăng mạnh trong tương lai, sự cạnh tranh theo đó sẽ ngày càng gay gắt và có thể sẽ đẩy nhiều thương hiệu xe điện ra khỏi cuộc đua.Ông Yuqian Ding, chuyên gia phân tích thị trường của HSBC cho biết: "Ngành ô tô điện Trung Quốc rõ ràng đang phát triển mạnh mẽ, nhưng nó cũng đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại đối với một số mẫu mã, thương hiệu do tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh gay gắt và cuộc chiến giá cả. Về dài hạn là rõ ràng, các nhà sản xuất có thế mạnh sẽ dần lấn át các thương hiệu không có đủ năng lực cạnh tranh".Ngoài ra, sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường ô tô Trung Quốc sang xe điện cũng có nghĩa là các nhà máy hiện tại đang sản xuất hàng triệu xe ICE sẽ bị thu hẹp thị trường. Các thương hiệu nước ngoài cũng sẽ cảm thấy khó khăn. Vào năm 2024, thị phần ô tô của các thương hiệu ngoài Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 37%, so với 64% vào năm 2020.Điều này cho thấy rõ thực tế, khách hàng mua ô tô ở Trung Quốc ngày càng ưa chuộng xe nội địa, khiến các nhà sản xuất ô tô từ Đức, Nhật Bản và Mỹ đang đối diện nguy cơ lao dốc về doanh số tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.