Autodesk và Ban Quản lý Đường sắt đô thị hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số
Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic sẽ tranh tài ở khu vực Đà NẵngCăn penthouse bán với giá kỷ lục hơn 3.200 tỉ đồng dù chưa xây xong
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT, giữ chức Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; bổ nhiệm 8 cán bộ giữ chức Phó chánh văn phòng bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), giữ chức Chánh văn phòng Đảng ủy bộ và bổ nhiệm 2 Phó chánh văn phòng Đảng ủy.Về lãnh đạo 30 đơn vị trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Lê Vũ Tuấn Anh, giữ chức Chánh thanh tra bộ; ông Đặng Ngọc Điệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính; ông Phạm Đức Luận giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; ông Hoàng Ngọc Lâm giữ chức Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.Bổ nhiệm ông Trần Tuấn Ngọc giữ chức Cục Viễn thám quốc gia; ông Nguyễn Văn Long giữ chức Vụ trưởng Vụ KH-CN; ông Trần Đình Luân giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư; ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi và thú y; ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; ông Trần Bình Trọng giữ chức Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam; ông Lê Phú Hà giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số; ông Ngô Hồng Phong giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; ông Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường.Bổ nhiệm ông Lê Quốc Thanh giữ chức Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; ông Nguyễn Thượng Hiền là Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn; ông Tăng Thế Cường là Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Hoàng Văn Thức là Cục trưởng Cục Môi trường; ông Trần Quang Bảo là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Tài là Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ông Đào Trung Chính giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đất đai; ông Châu Trần Vĩnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Huỳnh Tấn Đạt giữ chức Cục trưởng Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật; ông Phan Tuấn Hùng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Lê Đức Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường; ông Đào Xuân Hưng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.Tại buổi lễ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18, đến nay, bộ đã sắp xếp và tổ chức lại 55 tổ chức, đơn vị thành 30 đơn vị. Trong đó, có 26 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và 10 thứ trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện hợp nhất, tinh gọn bộ máy thực hiện Nghị quyết 18.
Ông Huỳnh Văn Nén gửi đơn tới TAND tối cao yêu cầu bồi thường
Theo các tiểu thương tại chợ Thiếc, năm nay, người dân mua sắm đồ cúng, vàng mã nhiều hơn năm trước, nhiều người mua với số lượng lớn. Các mặt hàng phổ biến có thể kể đến như giấy tiền, quần áo giấy, ngựa giấy, với giá từ khoảng 15.000 đồng đến 50.000 đồng.Ở các cửa hàng, người mua ra vào nườm nượp, người bán không có thời gian nghỉ tay. Hoạt động mua sắm sôi nổi, nhộn nhịp cũng là một phần không khí Tết với rất nhiều người dân. Tất cả đều cảm thấy háo hức, vui vẻ, mong chờ việc sắm sửa mỗi dịp Tết đến xuân về.
U.22 Việt Nam đứng trước hai giải đấu quan trọng trong năm 2025, với vòng loại U.23 châu Á 2026 diễn ra vào tháng 9, cùng với SEA Games 33 diễn ra vào tháng 12 tại Thái Lan. Khi đội tuyển Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao bản lề, màn trình diễn của lứa U.22, vốn tiệm cận nhất với cấp độ đỉnh cao, sẽ giúp HLV Kim Sang-sik cùng giới chuyên môn nhìn nhận rõ ràng tương lai của bóng đá Việt Nam trong những năm tới. Bởi các cầu thủ trẻ hôm nay sẽ sớm lên khoác áo tuyển, là nòng cốt cho các giải đấu quan trọng như Asian Cup 2027 (nếu vượt qua vòng loại) hay vòng loại World Cup 2030. Tuy nhiên để chinh phục thành công, U.22 Việt Nam cần nhiều yếu tố. Trong đó, chiều cao là một trong những khía cạnh quan trọng nhất. Hiện các cầu thủ U.22 của HLV Kim Sang-sik như Bùi Vĩ Hào (1,75 m), Nguyễn Đình Bắc (1,79 m), Nguyễn Thái Sơn (1,71 m), Khuất Văn Khang (1,68 m) đều có chiều cao không nổi trội. Đây không phải lần đầu, chuyện chiều cao được nhắc đến. U.23 Việt Nam từng dự sân chơi U.23 châu Á 2024 với chiều cao vỏn vẹn 1,763 m, là một trong những đội thấp nhất giải. Cách đây 6 năm, U.22 Việt Nam cũng tham gia SEA Games 30 với chiều cao kém ấn tượng 1,76 m. Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã chinh chiến với hàng tiền vệ "bé hạt tiêu", khi 6 trong số 7 tiền vệ không cao quá 1,7 m. Ở các giải đấu kể trên, đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam đều có kết quả tốt như lời khẳng định cho câu chuyện không phải cứ... cao to là có tất cả. Dù vậy, khi bóng đá ngày càng toan tính, thực dụng với nền tảng chiều cao và thể lực của cầu thủ nâng cao từng ngày, không thể phủ nhận chiều cao sẽ mang lại lợi thế cho các đội. Hậu vệ Đoàn Văn Hậu hay trung vệ Nguyễn Thành Chung đã không ít lần giải cứu U.22 Việt Nam nhờ những cú bật trên nền chiều cao trên 1,8 m. Hay tuyến phòng ngự với chiều cao trung bình 1,81 m từng là niềm tự hào của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo, khi giúp đội không còn gặp ác mộng ở những pha phòng ngự bóng bổng. Nhưng lúc này, HLV Kim Sang-sik lại thiếu những "cây sào". Đơn cử, bộ đôi hậu vệ trẻ Lê Nguyên Hoàng (1,77 m) và Nguyễn Mạnh Hưng (1,75 m) đều chỉ cao vừa phải. Còn trên hàng công vốn đầy những cầu thủ thấp bé, Văn Trường (1,82 m) là cầu thủ hiếm hoi có chiều cao tốt, thì lại hạn chế cơ hội ra sân trong thời gian qua. Nhìn toàn cục, các cầu thủ trẻ của HLV Kim Sang-sik cần nhiều hơn là chiều cao thuần túy. Đó là thể lực, sức bền, khả năng va chạm, độ dày cơ thể... để trụ được trước những đối thủ mạnh. Tuy nhiên nếu nhìn cách tiếp cận trực diện và cơ bắp của ông Kim ở cấp độ đội tuyển, với tiêu chí chơi bóng càng nhanh càng tốt, không phải đá dài và đá bổng... rõ ràng nhà cầm quân người Hàn Quốc cần những cầu thủ to cao, vạm vỡ và dày mình hơn cho mục tiêu lớn.Ở V-League, đã có những cầu thủ trẻ sở hữu chiều cao tốt được trao cơ hội. Phạm Lý Đức của HAGL là minh chứng. Trung vệ sinh năm 2003 đã ra sân trọn vẹn 11 trận cho HAGL từ đầu giải và đá đủ 990 phút. Lý Đức cao 1,82 m, được giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành đánh giá là giàu tiềm năng. Anh cùng với thủ môn Trần Trung Kiên (1,90 m) sẽ mang tới cho U.22 Việt Nam thêm "chất thép" ở các pha bóng bổng.Cầu thủ Việt kiều Viktor Lê cao 1,78 m, sở hữu đôi chân khéo léo và khả năng che chắn bóng tốt, cũng là phương án lý tưởng để HLV Kim Sang-sik nhào nặn hàng tiền vệ linh hoạt. Cũng đến từ nguồn Việt kiều, hậu vệ Zan Nguyễn dù mới 19 tuổi, nhưng đã cao tới 1,9 m. Anh mới vào sân ít phút trong trận ra mắt CLB TP.HCM và tuy chưa thể hiện được nhiều, song có nền tảng tốt với thân hình dày dặn, cơ bắp và trụ chân tốt.HLV Kim Sang-sik sẽ tận dụng các đợt tập trung trong năm 2025 để thử chân các "măng non". Cùng chờ đợi đội U.22 Việt Nam giàu sức mạnh sẽ thành hình trước khi bước vào những mục tiêu quan trọng nhất.
Bỏng gạo - thức quà của cả tuổi thơ
Theo Tech4Gamers, một cột mốc lịch sử cho làng game PC đã được ghi dấu với việc tựa game Counter-Strike 2 (CS2) vừa đạt đỉnh 1,8 triệu người chơi đồng thời trên nền tảng Steam. Con số này không chỉ khẳng định vị thế của CS2 là một trong những tựa game FPS hàng đầu, mà còn cho thấy sức hút mãnh liệt của thương hiệu Counter-Strike sau hơn một thập kỷ ra mắt.So với các tựa game khác trên Steam, sự vượt trội của CS2 là vô cùng ấn tượng. Trò chơi đứng thứ hai trong danh sách là PUBG với khoảng 650.000 người chơi đồng thời, kém hơn CS2 đến 1 triệu người. Thành tích này nhấn mạnh sức sống bền bỉ của CS2, một tựa game đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ vững vị thế của mình.Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên CS2 lập kỷ lục. Trước đó vào tháng 1, trò chơi đã đạt đỉnh 1,7 triệu người chơi. Ngoài ra, giá trị thị trường của CS2 cũng chạm mốc 4 tỉ USD, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vật phẩm ảo trong game.Cùng với thành công của CS2, Steam cũng chứng kiến một cột mốc lịch sử khi đạt đỉnh 40,5 triệu người dùng hoạt động, tăng 800.000 so với kỷ lục trước đó. Số lượng người chơi trong game cũng đạt mức 13 triệu, tăng 500.000. Sự tăng trưởng này được cho là nhờ các đợt giảm giá mùa xuân và những tựa game mới ra mắt như Monster Hunter Wilds và Kingdom Come Deliverance 2.Nhìn chung, thành công vang dội của CS2 và nền tảng Steam cho thấy sức sống mãnh liệt của làng game PC và sự phát triển không ngừng của các tựa game trực tuyến.