Từng nặng 132 kg, nỗ lực giảm cân và trở thành 'nam thần' nổi tiếng
Trần Thanh Hương (28 tuổi), ngụ tại đường Thích Quảng Đức, Q.Phú Nhuận, cho biết mỗi chiều đều ra công viên để đi bộ nhằm rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai cho cơ thể.Thượng sĩ công an dũng cảm cứu sống nạn nhân vụ chìm sà lan trên sông Hậu thế nào?
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Công trình quá ngổn ngang
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Phát biểu tại hội thảo, ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, cho biết Văn phòng UNESCO sẵn sàng cung cấp các lĩnh vực chuyên môn để bảo đảm Tràng An tiếp tục là ngọn hải đăng cho các hoạt động du lịch có trách nhiệm và bền vững.
Mỹ kiện chống bán phá giá thép cuộn Việt Nam
Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh 2025 (SCSE) thu hút hơn 600 đơn vị triển lãm, 150 đại diện thành phố và 200 phiên họp do chuyên gia chủ trì. Lượng khách quốc tế tham dự sự kiện cũng cao kỷ lục (tăng 28% so với năm trước). Cụ thể, 2.806 khách quốc tế đến từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, 138 thành phố. Trong đó, 5 quốc gia có lượng khách tham quan lớn nhất gồm: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hungary.Trước và trong lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo của Đài Loan và chuyên gia quốc tế đã chia sẻ nhiều nội dung thu hút về quản trị theo định hướng AI, chăm sóc sức khỏe thông minh, chuyển đổi số và hợp tác thành phố thông minh toàn cầu.Ông Charles Lin, Phó thị trưởng TP.Cao Hùng (Đài Loan), cho biết: "Cao Hùng đi đầu trong đổi mới thành phố thông minh, tích hợp 5G, AI và dữ liệu lớn để tạo ra các dịch vụ công hiệu quả, cơ sở hạ tầng bền vững và cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trước những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ, SCSE 2025 cung cấp nền tảng quan trọng để các thành phố học hỏi lẫn nhau và thúc đẩy quá trình chuyển đổi có ý nghĩa".Đến từ Cơ quan phát triển kỹ thuật số Đài Loan, ông Jiunn Shiow Lin, nhìn nhận: "Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là điều cần thiết". Ông Jiunn Shiow Lin cho biết cơ quan này đang đẩy nhanh chương trình nghị sự về thành phố thông minh của Đài Loan bằng cách thúc đẩy đổi mới trong quản trị theo định hướng AI, an ninh số, chăm sóc sức khỏe thông minh và cơ sở hạ tầng đô thị. "SCSE 2025 đóng vai trò là cầu nối giữa các ngành công nghiệp và chính quyền, góp phần vào việc định hình các thành phố trong tương lai", ông Jiunn Shiow Lin nói thêm.Từ góc nhìn của lãnh đạo chính quyền quận Cam (Mỹ), ông Steven M. Neuhaus, nói: "Tương lai của các thành phố thông minh nằm ở các quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu và việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh mang đến cơ hội quan trọng để khám phá sự tương hỗ giữa các quốc gia và khu vực, đảm bảo chúng ta cùng nhau xây dựng môi trường đô thị thông minh hơn".Chia sẻ trong lễ khai mạc, ông Paul S.L. Peng, Chủ tịch Hiệp hội máy tính Đài Bắc (TCA), nhấn mạnh: "SCSE 2025 sẽ là sự kiện mang tính bước ngoặt cho đổi mới thành phố thông minh do AI thúc đẩy. Sự dẫn đầu của Đài Bắc và Cao Hùng trong số hóa chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng bền vững và tích hợp AI đang định hình tương lai của các hệ sinh thái đô thị thông minh".Với chủ đề "Chuyển đổi số và xanh", triển lãm thành phố thông minh lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm nay tập trung về ứng dụng AI, quản trị thông minh, hiệu suất năng lượng, nhà máy điện ảo, tính bền vững hướng đến phát thải ròng bằng 0 và hợp tác toàn cầu. Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh 2025 diễn ra tại Đài Bắc từ ngày 18 - 21.3 và Cao Hùng từ ngày 20 - 22.3.