Premier League đang có một hàng thủ kỳ lạ của Chelsea
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.Bà Phạm Khánh Phong Lan: Đừng nhẹ dạ cả tin qua mạng mà mất tiền oan
Sáng nay, 20.3 tại TP.HCM, ban tổ chức giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO (TNSV quốc tế 2025) tiến hành cuộc họp kỹ thuật, bốc thăm xếp lịch thi đấu giải.Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO do Báo Thanh Niên tổ chức, có sự hỗ trợ chuyên môn của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khởi tranh từ ngày 22.3 đến 30.3 tại sân bóng đá Trường ĐH Tôn Đức Thắng, quận 7, TP.HCM.6 đội bóng dự giải TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, gồm 2 đội bóng sinh viên Việt Nam là Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa (vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO) và đội chủ nhà là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. 4 đội bóng sinh viên Đông Nam Á gồm: Trường ĐH Life đến từ Campuchia, Trường ĐH Lào, Trường ĐH Malaysia và Trường ĐH Công nghệ Nanyang đến từ Singapore. Nhà báo Hải Thành, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, Phó trưởng ban thường trực BTC giải vui mừng chào đón đại diện 4 đội bóng sinh viên nước ngoài và 2 đội bóng sinh viên Việt Nam có mặt tại buổi lễ bốc thăm chia bảng. Nhà báo Hải Thành hy vọng sau 3 mùa giải trong nước, mùa giải quốc tế đầu tiên này sẽ thổi thêm một làn gió tươi mới vào bầu không khí bóng đá của sinh viên Việt Nam và khu vực.Nhà báo Hải Thành khẳng định việc tổ chức giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO nhằm giúp các đội bóng sinh viên Việt Nam tăng thêm động lực ở giải trong nước, qua đó tìm kiếm cơ hội cọ xát chuyên môn ở trình độ cao. Cuộc tranh tài giữa các đội bóng ở nhiều quốc gia có thể góp phần truyền cảm hứng cho phong trào bóng đá học đường của các trường đại học trong khu vực."Để có thể hoàn tất công tác chuẩn bị cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế trong khi vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam vẫn đang diễn ra, ban tổ chức đã phải nỗ lực hết sức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đội bóng tham dự giải. Thật may mắn là chúng tôi đã có sự hỗ trợ tuyệt vời về chuyên môn của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đặc biệt là sự động viên, khuyến khích và ủng hộ nhiệt tình của đơn vị đồng hành - Tập đoàn THACO, các đơn vị phối hợp tổ chức: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist Group, Trường ĐH Tôn Đức Thắng", nhà báo Hải Thành phát biểu.Tại buổi lễ sáng nay, đại diện đội bóng đá Trường ĐH Life, Campuchia cho biết trường đại học này được thành lập tại tỉnh Sihanouk Ville vào năm 2006, sinh viên theo học nhiều chuyên ngành khác nhau tại trường. Chủ tịch của trường là người yêu bóng đá, nên luôn khuyến khích sinh viên chơi bóng đá sau các giờ học. Tới nay trường đại học này có một đội tham gia nhiều giải đấu. Năm 2024, đội đã giành chức vô địch giải đấu các trường đại học tại Campuchia."Giờ đây đội của chúng tôi tham gia TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, rất mong đây sẽ là trải nghiệm mới tuyệt vời nhất cho các cầu thủ của tôi. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hiếu khách và sự chuẩn bị tuyệt vời của ban tổ chức giải với chúng tôi", đại diện đội từ Trường ĐH Life, Campuchia chia sẻ.Được tập hợp từ những sinh viên tài năng từ khắp các trường đại học trên toàn Malaysia, đội Trường ĐH Malaysia với những cầu thủ tiềm năng, xuất sắc tuy nhiên chưa được tiếp xúc với những giải quốc tế. Người đại diện của đội bóng cho hay với TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, đây sẽ một bước quan trọng trong quá trình phát triển của tất cả các cầu thủ.Đại diện từ Malaysia thừa nhận đội bóng sẽ phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Đặc biệt đang trong tháng lễ Ramadan, các cầu thủ phải tuyệt đối cân bằng giữa việc đào tạo nghiêm ngặt và việc ăn chay đòi hỏi tính kỷ luật và sức mạnh tinh thần phi thường. Dù vậy, tất cả đều đang rất nỗ lực."Chúng tôi ở đây để thi đấu và học hỏi. Giải đấu là cơ hội vô giá để các cầu thủ trải nghiệm sự gay cấn của giải quốc tế, để tiếp thu, học hỏi chiến lược và kỹ năng của các cầu thủ đội bạn. Chúng tôi mong muốn có được kinh nghiệm thi đấu và chuyển hóa nó thành thành công trong tương lai", đại diện đội bóng Trường ĐH Malaysia khẳng định.Tuyên bố tại lễ bốc thăm chia bảng đấu sáng nay, đại diện đội bóng đá Trường ĐH Công nghệ Nanyang đến từ Singapore cho hay họ sẽ tập trung hết sức thể hiện khả năng thi đấu của mình, cống hiến hết mình cho thể thao. Đồng thời, đội bóng xem đây là cơ hội để gắn kết, giao lưu với những người bạn đến từ nhiều nước tại Đông Nam Á. "Không chỉ là một giải đấu, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để kết nối, học hỏi lẫn nhau và tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp vượt ra ngoài ranh giới quốc gia. Chúng tôi tin rằng bóng đá thực sự có thể gắn kết chúng ta lại với nhau. Chúng ta hãy cùng nhau biến cúp THACO thành một kỷ niệm đẹp, minh chứng cho việc bóng đá truyền cảm hứng, đoàn kết và tạo nên sự khác biệt lâu dài", đại diện từ đội Trường ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore bày tỏ.Trong khi đó, phía đội tuyển ĐH Lào - đội bóng được tập hợp các cầu thủ từ 4 trường đại học như ĐH Quốc gia Lào, ĐH Champasack, ĐH Souphanouvong và ĐH Savannakhet cho hay các cầu thủ đã sẵn sàng về mặt thể chất, tinh thần cho giải đấu. "Chúng tôi sẽ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các điều lệ của giải đấu và hy vọng sẽ giành được một trong những giải thưởng của giải. Chúng tôi tin vào sức mạnh của nỗ lực tập thể và quyết tâm tạo dấu ấn của mình", đại diện phía ĐH Lào chia sẻ.Là một trong 2 đại diện đội Việt Nam dự TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, ông Phan Cẩm Hùng, Phó trưởng đoàn đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa - nhà vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO cho biết toàn thể đội đang tràn đầy sự quyết tâm, biến niềm vinh dự được tham gia giải thành động lực để thi đấu tốt nhất.Trong khi đó, HLV trưởng Nguyễn Đình Long của đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chủ nhà của TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO cho hay toàn đội sẽ đặt quyết tâm qua từng trận đấu để đặt mục tiêu là vào tới trận chung kết. "Đối thủ rất mạnh nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình, để đạt được kết quả tốt nhất qua từng trận. Đúng với tinh thần trong slogan của đội bóng của tôi là "Chơi hết sức, học hết mình, thắng bại tại tinh thần". Các cầu thủ thứ 12 trên sân - hàng ngàn khán giả là sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ cổ vũ cho chúng tôi", ông Long hào hứng.
Người dùng chi hàng trăm triệu lên 'đồ chơi' cho Suzuki Jimny
Bố và mẹ đều là quân nhân công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ Lê Thị Thảo Nhi (trú tại khu phố 2, P.3, TP.Đông Hà) đã yêu thích màu áo xanh Bộ đội Cụ Hồ và nuôi dưỡng ước mơ được nối tiếp truyền thống gia đình. Năm 2015, khi Thảo Nhi học lớp 7, anh trai học lớp 11 thì một biến cố lớn ập xuống gia đình, người bố qua đời đột ngột do bạo bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn khi người mẹ là thiếu tá Nguyễn Thị Hà (nhân viên quân y, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị), phải một nách nuôi 2 con nhỏ, trong khi bản thân lại bị bệnh tim, điều trị dài ngày.Hiểu hoàn cảnh gia đình, mất bố khi tuổi còn nhỏ, thương mẹ thường xuyên ốm đau, anh em Thảo Nhi đã luôn ý thức cố gắng học tập và chịu khó đỡ đần cho mẹ trong mọi việc gia đình. Tốt nghiệp THPT, anh trai lớn Lê Đức Hưng đã quyết tâm ôn thi và đỗ vào Trường sĩ quan Công binh, hiện nay đang giữ chức vụ Đại đội phó, Đại đội Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị. Năm nay, vừa tốt nghiệp đại học, Thảo Nhi cũng tình nguyện nhập ngũ. "Gia đình rất vui mừng và tự hào khi con gái được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Mong sao con gái giữ vững bản lĩnh, nỗ lực nhiều hơn để có thể rèn luyện, sớm thích nghi với môi trường mới, phát huy truyền thống gia đình", thiếu tá Nguyễn Thị Hà chia sẻ.Những ngày đầu xuân, đến thăm gia đình thiếu tá Hà, ai cũng cảm nhận được niềm vui ấm áp, lan tỏa trong ngôi nhà nhỏ. Tết năm nay, gia đình chị đón nhận niềm vui lớn khi con gái Thảo Nhi chuẩn bị lên đường nhập ngũ.Thảo Nhi chia sẻ thêm về quyết định của mình: "Sinh ra trong gia đình quân nhân nên từ nhỏ em đã phần nào làm quen và ý thức được những khó khăn, vất vả của người lính. Được vào môi trường quân đội, với em là một vinh dự lớn. Em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong đợi của gia đình và mong muốn tiếp nối truyền thống gia đình, được phục vụ lâu dài trong quân đội". Chỉ còn ít ngày nữa, Thảo Nhi sẽ lên đường nhập ngũ. Dẫu biết rằng môi trường quân đội đối với nữ tân binh còn nhiều khó khăn, vất vả phía trước, nhưng có sự quan tâm của các cấp, sự động viên khích lệ của người thân và truyền thống gia đình, Thảo Nhi đã sẵn sàng tâm thế tốt nhất cho ngày tòng quân.
Từ sớm tinh mơ mùng 3 tết, tại bãi biển Sa Huỳnh, những bô lão trong Ban tế tự vạn chài Thạch Bi và nhiều ngư dân P.Phổ Thạnh tề tựu tại lăng thờ thần Nam Hải để chuẩn bị cho lễ hội ra quân nghề cá. Mâm cỗ được thành kính dâng lên ban thờ, hương trầm thơm ngát thoảng bay trong gió xuân se lạnh. Cụ Nguyễn Sáu, Trưởng ban tế tự vạn chài lầm rầm khấn nguyện cầu cho sóng yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, lẫn với tiếng chuông ngân nga trong sương sớm. Mọi người lần lượt dâng nén hương thơm lên bàn thờ thần Nam Hải cầu mong được chở che vượt qua hiểm nguy khi lênh đênh trên sóng nước. Sau đó, các bậc cao niên trong vạn chài mang lễ vật chèo thúng chai sang thắp hương khấn cầu Thiên Y A Na tại ngôi miếu thờ nằm ở phía bắc cửa biển Sa Huỳnh. Tại lễ ra quân nghề cá năm mới, chật kín người náo nức chờ xem lễ hội cầu ngư. Đây là lễ hội truyền thống trao truyền qua bao đời của cư dân ven biển Sa Huỳnh. Họ diện những bộ quần áo mới với gương mặt rạng ngời, tươi cười chúc nhau gặp nhiều may mắn. "Lễ cầu ngư đối với ngư dân nơi đây thiêng liêng lắm. Vậy nên cứ đến mùng 3 tết là chúng tôi cùng chính quyền tổ chức lễ hội để cầu mong xóm làng yên lành, cuộc sống đủ đầy; khấn vái Ông Nam Hải phù hộ cho sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá tôm. Hầu hết người dân các làng chài cùng con em sinh sống phương xa về quê đón tết đến xem và chung vui...", cụ Lê Ơi cho biết.Đội múa hát sắc bùa với lời ca mượt mà cùng điệu múa uyển chuyển làm mê đắm lòng người. Nội dung bài hát cầu chúc ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, mong trời yên, biển lặng và là lời nhắn nhủ đoàn kết, giúp nhau vượt qua nguy nan. Tiếp đến là đội hò bả trạo gồm 16 người. Họ hát múa, mô phỏng những động tác khi đang đánh bắt trên biển: chèo thuyền, buông và kéo lưới… Cách nơi diễn ra lễ hội vài trăm mét có nhiều tàu cá trang hoàng lộng lẫy neo đậu trước giờ xuất phát. Gần 10 giờ sáng, tiếng loa gióng giả từ lễ đài hòa cùng những hồi trống thúc giục lòng người. Tàu cá QNg 94217 TS của ngư dân Kiều Vương dẫn đầu lướt trên sóng nước hướng ra đại dương qua cửa biển Sa Huỳnh lộng gió. Hàng chục tàu cá tiếp nối xuất bến vươn ra biển khơi giữa tiếng hò reo cổ vũ của người dân chen kín trên bờ.Khi tàu đến trước miếu thờ thần, ngư dân đứng tuổi bước đến phía trước thành kính khấn nguyện. Ra khỏi cửa biển, con tàu lượn vòng tròn như vẫy chào tạm biệt đất liền và cầu tài lộc cho cả năm làm ăn thuận lợi."Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, bà con ra khơi đánh bắt được mùa tôm cá. Năm 2024, nhờ có những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên ngư dân mạnh dạn đầu tư sắm ngư cụ, cải hoán, sửa chữa tàu thuyền vươn khơi bám biển, đánh bắt đạt khá...", cụ Nguyễn Sáu cho hay.P.Phổ Thạnh có 1.075 tàu cá với gần 8.000 ngư dân tham gia đánh bắt hải sản trên biển. Trong đó, có khoảng 700 tàu công suất lớn khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Năm 2024, sản lượng hải sản khai thác của ngư dân P.Phổ Thạnh được trên 54.000 tấn, đạt hơn 103% so với chỉ tiêu đề ra. "Chúng tôi vận động ngư dân nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức lao động sản xuất, chung tay bảo vệ môi trường biển, khai thác thủy sản hợp lý và bền vững, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau. Chính quyền phường sẽ vận động ngư dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất và thu nhập...", ông Nguyễn Viết Thanh, Chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, nói.
Người đàn ông tử vong bên trong căn nhà ở vùng ven
Mặc dù Samsung sản xuất một số cảm biến camera tốt nhất cho smartphone nhưng hãng lại không sử dụng trong các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, Xiaomi đang muốn tận dụng điều này để giúp Xiaomi 15 Ultra vượt trội hơn chính sản phẩm cao cấp mới nhất của Samsung là Galaxy S25 Ultra.Theo tuyên bố từ Xiaomi, Xiaomi 15 Ultra sẽ được trang bị bốn camera ở mặt sau, gồm camera chính 50 MP (cảm biến Sony LYT900 1 inch) với OIS và khẩu độ F1.63; camera siêu rộng 50 MP (cảm biến Samsung ISOCELL JN5 1/2,76 inch) với ống kính 14 mm; camera tele 50 MP ( cảm biến Sony IMX858 1/2,51 inch) với OIS, khẩu độ F1.8 và zoom quang 3x; camera siêu tele 200 MP (cảm biến Samsung ISOCELL HP9 1/1,4 inch) với OIS, khẩu độ F2.5 và zoom quang 4.3x.Đối với thiết kế, Xiaomi 15 Ultra mang đậm phong cách máy ảnh Leica với vỏ máy lớn và lớp hoàn thiện hai tông màu. Theo Xiaomi, hãng đã hợp tác với Leica để tối ưu hóa quá trình xử lý hình ảnh.Về mặt kỹ thuật, camera chính và camera tele của Xiaomi 15 Ultra lớn hơn so với camera trên Galaxy S25 Ultra, điều này có thể mang lại chất lượng hình ảnh và video tốt hơn. Tuy nhiên, hiệu suất thực tế còn phụ thuộc vào việc tối ưu hóa phần mềm.Ngoài camera ấn tượng, Xiaomi 15 Ultra còn sở hữu màn hình OLED 6,73 inch với tốc độ làm mới từ 1 Hz đến 120 Hz và độ sáng tối đa 3.200 nit. Máy được trang bị chip Snapdragon 8 Elite, RAM lên đến 16 GB, dung lượng lưu trữ tối đa 1 TB, pin 5.410 mAh với sạc nhanh có dây 90W và sạc nhanh không dây 80W.Các tính năng khác trên sản phẩm bao gồm camera trước 32 MP, đầu đọc dấu vân tay siêu âm, loa stereo, khả năng chống bụi và nước đạt tiêu chuẩn IP68+IP69, GPS, Wi-Fi 7, Bluetooth 5.4, NFC và cổng USB-C 3.2. Đặc biệt, phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc sẽ có pin dung lượng 6.000 mAh.Xiaomi 15 Ultra sẽ được công bố tại Trung Quốc vào ngày 27.2 trước khi xuất hiện tại triển lãm MWC 2025 ở Barcelona (Tây Ban Nha) vào ngày 2.3. Với những thông số kỹ thuật ấn tượng, chiếc điện thoại này hứa hẹn sẽ là đối thủ đáng gờm của Galaxy S25 Ultra, đặc biệt về camera và dung lượng pin. Samsung phải cần cải thiện những yếu tố này trong các sản phẩm tương lai để giữ vững vị thế cạnh tranh.