Lễ chào cờ xúc động ở ngôi trường mang tên Điện Biên
Để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, PVcomBank xác định tập trung vào 5 nhóm giải pháp trọng tâm gồm: tăng tốc chuyển đổi số; nâng cao chất lượng dịch vụ; nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro; phát triển nguồn nhân lực và tập trung công tác thu hồi, xử lý nợ.Xe điện Genesis Electrified G80 2023 xuất hiện trong nhà máy Hyundai Thành Công
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 6 giờ sáng nay 7.2 ở khu vực ngã tư đường Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị (Q.5), nơi nổi tiếng với nhiều tiệm heo quay, vịt quay có thâm niên ở TP.HCM đông nghẹt người tới mua. Dòng người xếp hàng đông, có tiệm hơn 20 nhân viên tất bật chặt thịt, gói hàng, giao hàng và thu tiền.Một nhân viên tại tiệm vịt quay, heo quay cho biết, bình thường tiệm mở cửa lúc 5 giờ nhưng sáng nay mở sớm hơn 1 tiếng, từ 4 giờ để phục vụ khách hàng. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng chờ tới lượt mua để về cúng ngày vía Thần Tài. Hôm nay, giá heo quay từ 350.000 – 400.000 đồng, vịt quay là 350.000 đồng/con."Giá bán không tăng so với ngày thường, chúng tôi phải đứng đây để hướng dẫn vì lượng khách mua quá đông. Sáng nay, người mua heo quay nhiều hơn vịt quay, ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm khách đến rất đông nên phải chuẩn bị hàng nhiều hơn. Chúng tôi mở bán đến tối muộn, càng về sáng lượng khách đến mua càng đông. Thời điểm 6 – 7 giờ đông nhất vì mọi người tranh thủ mua về cúng sớm, không nhất thiết phải đợi đến trưa", nam nhân viên cho hay. Bà Phương (67 tuổi, ở Q.3) đến từ 6 giờ xếp hàng mua heo quay. 30 phút sau vẫn chưa tới lượt nhưng bà vẫn vui vẻ chấp nhận vì "ai cũng phải đợi như vậy". Người phụ nữ theo đạo Công giáo không cúng ngày vía Thần Tài nhưng xếp hàng giữ chỗ cho con rể mua cúng mong làm ăn phát đạt. "Vợ chồng con gái bận chút việc nên tôi xếp hàng đợi, lát nữa con sẽ quay lại mua về cúng. Bình thường tôi hay ăn heo quay, vịt quay ở đây nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh đông đúc vì hôm nay lượng người mua tăng đột biến. Con rể tôi mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài mong gặp nhiều may mắn, nhìn cảnh xếp hàng đông không biết bao giờ mới tới lượt", bà Phương nói. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thiệt (57 tuổi, ở Q.6) đến tiệm vịt quay, heo quay mua từ sáng sớm. Dù biết sẽ có đông người mua vào ngày vía Thần Tài nhưng bà vẫn đến đây đợi vì thường xuyên mua ở tiệm quen thuộc. Năm nào bà cũng mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài. "Ngoài heo quay, tôi còn mua thêm cá lóc. Tôi mua cá lóc nhanh hơn heo quay, không phải đợi lâu, phía trên còn quá trời người đợi, không biết bao giờ mới tới lượt. Nãy giờ tôi xếp hàng 20 phút vẫn chưa tới lượt, mua vịt quay không phải đợi nhưng nhà tôi thường cúng heo quay. Mấy tiệm này nổi tiếng nên việc xếp hàng chờ tới lượt mua là điều bình thường, chỉ mong đến lượt vẫn còn heo quay để mua là được", bà Thiệt cho hay. Ông Tuấn, một shipper chia sẻ: "Khách đặt thịt đùi nhưng nãy giờ tiệm chỉ mới có ba rọi, tôi chờ lâu quá giờ gọi lại hỏi khách có muốn đổi cho nhanh không nhưng họ không bắt máy. Tôi vẫn đang đợi, chưa dám đi giao vì sợ khách không đồng ý, bởi vậy mới khổ, tôi còn ứng mấy trăm cho đơn hàng này nên phải đợi. Hôm nay, khách đến mua đông, chờ mãi mới tới lượt".
Con trai bầu Hiển chi hơn ngàn tỉ gom mua cổ phiếu SHB
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.
'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 47: Vợ chồng Đức Anh bị lộ chuyện ly thân
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.