$800
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của diện tích sân bóng đá. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ diện tích sân bóng đá.Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về những hàng quán ở TP.HCM mở bán xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay.Vừa khai trương cách đây không lâu, tiệm cà phê Ní nằm trên đường Nguyễn Đình Chính (Q.Phú Nhuận) đã nhanh chóng gây sốt khi là địa điểm chụp ảnh tết thu hút đông đảo người dân TP.HCM.Tiệm cà phê nổi bật với phong cách Nam bộ xưa, khách ngồi uống cà phê dưới giàn bầu, cạnh bên ruộng lúa, trước và trong căn nhà ba gian hoài cổ đậm nét miền Tây. Thêm vào đó vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, quán cà phê này còn trang trí thêm những cành mai, cành đào, vườn cúc vạn thọ… cho khách chụp ảnh.Anh Đức Tuyến, chủ quán cà phê cho biết năm nay, quán mở bán xuyên tết để phục vụ nhu cầu của khách. Anh chủ hào hứng kể quyết định này một phần bắt nguồn từ việc nhiều khách đến quán hỏi thăm rằng có mở dịp tết hay không để họ ghé ngày đầu năm du xuân, chụp ảnh."Cận Tết Nguyên đán, quán dự kiến tổ chức cho khách ghé trải nghiệm gói bánh tét, nấu bánh tét. Đêm giao thừa 29 tết năm nay cũng sẽ có phần cúng giao thừa đầu năm, khách đến quán ngày đầu năm cũng sẽ được hái lộc, lì xì", anh Đức Tuyến cho biết.Anh Thanh An, phụ trách truyền thông cho quán cà phê này chia sẻ dịp tết, có 7 nhân viên sẽ làm xuyên suốt để phục vụ khách 24/7. Trong thời gian làm tết, mức lương của nhân viên sẽ được nhân 3 lần so với ngày thường. Chàng trai trẻ tâm sự năm nay là năm đầu tiên làm việc xuyên tết, không về quê ở miền Tây. Tuy nhiên, anh cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì được phục vụ những vị khách ghé quán vào ngày đầu năm mới. Đây là năm thứ 2 anh Nguyễn Chí Thành (41 tuổi), chủ một thương hiệu bún quậy Phú Quốc bán xuyên tết ở TP.HCM. Anh Thành cho biết mình có 8 quán bún quậy ở nhiều tỉnh thành như Kiên Giang, Tây Ninh, Cần Thơ…Tuy nhiên vì thiếu nhân sự dịp tết, chỉ có 3 quán bún quậy của anh chủ hoạt động xuyên tết gồm 1 quán ở đường Tân Quý (Q.Tân Phú, TP.HCM) và 2 quán còn lại lần lượt ở Kiên Giang và Tây Ninh."Tết nhiều nhân viên về quê, nên mình dồn nhân lực vào một quán để phục vụ cho khách được chỉn chu nhất có thể. Ở TP.HCM năm nay, quán có 8 người ở lại bán tết, mức lương nhân 3 lần so với ngày thường", anh chủ cho biết.Quán bún quậy này bán từ 6 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, kể cả ngày tết. Mỗi phần bún quậy ở quán ngày thường bán giá 35.000 - 85.000 đồng tùy phần khách gọi. Anh Thành cho biết thường vào dịp tết, chi phí nguyên liệu, nhân công tăng cao nên quán tăng giá 10.000 đồng.Tết năm nay, quán sẽ thay đổi thực đơn bán phần bún quậy với giá 55.000 - 65.000 - 75.000 đồng. Vào dịp này, anh Thành cũng cho biết nhiều hàng quán đóng cửa, khách sẽ tăng gấp rưỡi. Chị Eley Nhung, chủ nhà hàng LuLi’s Kitchen bán món ăn Việt Nam trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) cũng cho biết năm nay quán bán xuyên tết để phục vụ nhu cầu của khách.Quán mở cửa từ 8 - 22 giờ với thực đơn có giá dao động từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món. Chị Eley Nhung cho biết món ăn "best-seller" ở đây là cà ri gà, bên cạnh các món Việt truyền thống như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, bánh xèo…"Không chỉ có khách Việt Nam, quán chúng tôi đón khách nước ngoài khá đông, đặc biệt khi họ sang du lịch dịp Tết Nguyên đán. Hy vọng với sự phục vụ tận tình, quán ăn sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng", chị Nhung bày tỏ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của diện tích sân bóng đá. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ diện tích sân bóng đá.Chiến thắng này của Juliette Binoche tại LHP Cannes 2010 đã chính thức khắc ghi tên tuổi Juliette Binoche vào lịch sử điện ảnh thế giới, khi cô trở thành nữ diễn viên đầu tiên giành được 3 "vương miện": Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Venice cho Three Colors: Blue; Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Berlin cho The English Patient; Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Cannes cho Certified Copy. ️
Xuất hiện tại sự kiện công chiếu Anh trai “say hi”, Anh Tú Atus giữ vững phong độ với bộ vest bảnh bao. Giọng ca Nỗi đau đính kèm được đánh giá cao về phong cách thời trang, luôn xuất hiện chỉn chu nhằm thể hiện sự tôn trọng dành cho khán giả. Tại sự kiện, nam ca sĩ bất ngờ khi được nhiều người hâm mộ vây quanh. Anh bày tỏ sự trân trọng trước tình yêu thương mà mọi người dành cho mình. Anh Tú Atus bày tỏ niềm thích thú khi được gặp gỡ các đồng nghiệp. Anh tận dụng dịp này để trò chuyện, hỏi thăm mọi người về các hoạt động nghệ thuật thời gian qua. Đối với diễn viên Gặp lại chị bầu, sự kiện ra mắt phim càng đặc biệt hơn khi là lần đầu tiên anh xuất hiện trên màn ảnh rộng mà không hề biết kịch bản. Đối với anh, những thước phim ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ của nam diễn viên và 29 anh trai còn lại là món quà thanh xuân mà các nghệ sĩ chỉ có một lần trong đời. “Tôi cảm thấy rất thú vị khi mình là diễn viên, mình tham gia phim nhưng lại không hề diễn. Tất cả cảm xúc đều là chân thật. Tôi mong khán giả sau khi xem xong phim Anh trai “say hi” sẽ có những góc nhìn khác về các anh trai, và mọi người lại được ở trong không gian âm nhạc tuyệt vời này một lần nữa”, Anh Tú Atus cho biết. Giọng ca Nỗi đau đính kèm từng có suy nghĩ muốn “ở ẩn” sau chương trình, nhưng vì quá nhiều tình cảm của khán giả nên anh phải chăm chỉ hơn. “Với tôi, khán giả là động lực để thực hiện những điều bản thân chưa từng nghĩ đến. Tôi vốn đã cầu toàn nay càng khắt khe hơn để mang đến những sản phẩm tốt nhất có thể. Tôi biết khi bản thân thành công thì người hâm mộ cũng sẽ tự hào”, anh tâm tình. Năm 2024, Anh Tú Atus tham gia show âm nhạc thực tế Anh trai “say hi”, giành được nhiều tình cảm của người hâm mộ. Trong đêm chung kết, anh xuất sắc vào top 10. Ngoài ra, tiết mục Ngáo ngơ có sự góp mặt của Anh Tú Atus cũng giành giải Màn trình diễn nhóm sáng tạo nhất. Sau khi kết thúc chương trình, giọng ca 9X cho ra mắt MV Nỗi đau đính kèm, kết hợp với Rhyder. Tiếp đó, anh tổ chức fan meeting để gửi lời cảm ơn đến khán giả đã đồng hành trong suốt thời gian qua. Trong năm 2025, Anh Tú Atus ấp ủ nhiều dự án, hứa hẹn là những bước đột phá của nam chính Gặp lại chị bầu. ️
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh. ️