‘Mổ xẻ’ lợi thế vũ khí hiện nay của Nga so với Ukraine
cứ như mình sinh ra là bạn"Thương về miền trung
Sau nhiều năm tìm hiểu về việc hiến xác cùng với khát khao cống hiến của một nhà giáo, cô giáo Lê Thị Hoa Lý (Giáo viên trường Nguyễn Tri Phương - Huế, đã về hưu) đã tự nguyện đăng ký hiến xác cho Trường ĐH Y dược - ĐH Huế sau này, với ý nghĩ cho các học trò có thể học tập trên chính thể xác của mình. Suốt cả cuộc đời, cô luôn cố gắng dành hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.Chiều ngày 22.1.2025, các thầy cô bộ môn Giải phẫu và sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế đã thành kính tổ chức Lễ Macchabée: "Tri ân người hiến xác" trong không khí trang nghiêm và xúc động, một sự kiện ý nghĩa nhằm tri ân những người đã hiến tặng cơ thể cho khoa học. Buổi lễ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và cán bộ nhà trường, cùng với những người đăng ký hiến xác sau này.Hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng được thắp sáng rực rỡ, dẫn lối các đại biểu đến nhà xác - nơi diễn ra buổi lễ. Ánh sáng lung linh như những ngọn lửa ấm áp, soi sáng con đường mà những người thầy thầm lặng đã chọn lựa.Lễ hội "Macchabée: Tri ân người hiến xác" là một truyền thống cao đẹp, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của cộng đồng y khoa đối với những người đã hy sinh vì sự nghiệp đào tạo. Nhờ có những tấm lòng cao cả ấy, các sinh viên y khoa mới có cơ hội được thực hành trên những mẫu vật thực tế, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Thực hư ‘hoa xoan tháng 8', từng gây tranh cãi trên chương trình 'Ai là triệu phú'
Kho báu hoàng gia được tìm thấy bên trong Nhà thờ Vilnius thuộc Lithuania và chưa từng được phát hiện kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, theo Đài CNN hôm 9.1 dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quảng bá du lịch Go Vilnius.Trong số các báu vật có thể kể đến vương miện thuộc về Alexander Jagiellon, hoặc Aleksandras Jogailaitis, Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania (1461-1506).Một vương miện, một dây chuyền, một huy chương, một chiếc nhẫn và một tấm bia quan tài thuộc về Hoàng hậu Ba Lan Elizabeth (1436–1505).Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vương miện, quả cầu, trang sức của Hoàng hậu Ba Lan Barbara Radziwiłł (1520-1551), kết hôn với Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania Sigismund II Augustus (1520-1572)."Việc tìm thấy các huy hiệu chôn theo của vua chúa Lithuania và Ba Lan là kho báu vô giá của lịch sử, những biểu tượng cho truyền thống lâu đời của Lithuania trên tư cách nhà nước và là dấu hiệu khẳng định Vilnius là thủ đô", theo Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas.Các cổ vật biểu tượng cho vương quyền Trung Cổ được đặt bên trong quan tài của các nhà vua và hoàng hậu theo nghi thức bồi táng thời xưa.Kho báu trên lần đầu được tìm thấy năm 1931 khi Nhà thờ Vilnius được sửa chữa sau trận lụt và hé lộ hầm mộ chứa hài cốt của các vị quân chủ thời Trung Cổ.Số cổ vật được trưng bày cho đến khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939. Khi đó kho báu được cất giấu trước khi bị thất lạc. Một số nỗ lực tìm kiếm sau đó đã không thu được kết quả cho đến năm ngoái.Nhờ vào máy ảnh chụp xuyên tường, các nhà nghiên cứu thành công tìm được kho báu xưa vào tháng 12.2024. Vào thời điểm được tìm thấy, các cổ vật vẫn được bọc bên trong những trang báo được phát hành tháng 9.1939.
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.
Những phần mềm có AI giúp hoàn thiện hồ sơ xin việc
Trong báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Japanese Journal of Applied Physics (Vật lý Ứng dụng Nhật Bản) hồi cuối tháng 2, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Takayuki Hoshino thuộc Đại học Nagoya dẫn đầu đã phát triển một dự án được đặt tên là "game bắn súng nhỏ nhất thế giới".Theo các nhà khoa học, ngoài giải trí công nghệ này còn có thể được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nano, in 3D và phân phối thuốc có chủ đích. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách để thao tác trên các hạt nano có kích thước khoảng một phần tỉ mét theo thời gian thực. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tạo ra thực thể hỗn hợp nano (MR), cho phép kết hợp môi trường ảo với vật liệu nano vật lý. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã dùng chùm tia điện tử tốc độ cao để tạo ra trường điện và hình ảnh quang học, cho phép người chơi game kiểm soát các hạt nano theo thời gian thực. Nghiên cứu lấy cảm hứng từ các trò chơi bắn súng cổ điển với thao tác khá đơn giản. Người chơi dùng bộ điều khiển thông thường để điều chỉnh một chùm tia điện tử xuất hiện dưới dạng một phi thuyền hình tam giác trên màn hình. Chùm tia này tương tác với các quả cầu polystyrene nano ngoài đời thực, đẩy chúng ra xa như thể chúng là kẻ thù. Sự kết hợp giữa công nghệ nano vật lý với hình ảnh trên màn hình đã cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra một trò chơi bắn súng tương tác thời gian thực. Trong video trình diễn, các kỹ sư cho thấy chính xác cách tương tác giữa các yếu tố kỹ thuật số và vật lý hoạt động như thế nào. Họ mô tả bước đột phá này là bằng chứng sống động nhất về khả năng điều khiển các vật thể cực nhỏ một cách hiệu quả nhất. "Hệ thống phản chiếu trong game trên không gian nano vật lý thực như một hình ảnh quang học và trường lực. Nó cho phép tạo ra MR nơi các hạt nano và các thành phần kỹ thuật số tương tác", Hoshino giải thích. "Người chơi điều khiển một con tàu và bắn đạn vào các hạt nano thực để đẩy lùi chúng, thể hiện sự tương tác thời gian thực giữa dữ liệu kỹ thuật số và các vật thể nano vật lý".Theo Giáo sư Takayuki Hoshino, người đứng đầu nghiên cứu, công nghệ đằng sau game bắn súng hạt nano có thể có nhiều ứng dụng vượt xa mục đích giải trí. Ví dụ, phương pháp dẫn hướng hạt nano tương tự này có thể được dùng để kiểm soát vật liệu chính xác hơn ở cấp độ vi mô, ứng dụng trực tiếp vào công nghệ in 3D.Thú vị hơn nữa, kỹ thuật này có thể được áp dụng trong khoa học y tế, giúp nhắm mục tiêu vào các tác nhân gây hại bên trong cơ thể, chẳng hạn như dẫn hướng độc tố trực tiếp đến tế bào virus để điều trị. "Chúng tôi có thể in 3D các vật thể nano theo thời gian thực. Điều này đồng nghĩa việc thay đổi cách vật liệu được chế tạo ở quy mô nhỏ nhất", Hoshino nói. Kỹ thuật tương tự này cũng có thể được dùng để dẫn các tác nhân đến tế bào virus trong các sinh vật sống, mang đến một phương pháp tiếp cận mới để điều trị bệnh.Theo chuyên trang Gamerant, dù trò chơi bắn súng siêu nhỏ này không giành được bất kỳ giải thưởng "Game of the Year" (trò chơi của năm) nào, nhưng nó vẫn là một minh chứng hấp dẫn về cách game có thể giao thoa với nghiên cứu quan trọng để cải thiện khoa học. Hình ảnh có thể nhiễu hạt và tốc độ khung hình không ổn định, nhưng kết quả tiềm năng của nó thật sự vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta.