iPhone 16 mang đến nâng cấp lớn về AI nhờ thiết lập micro mới
Theo dự thảo này, bậc giá bán lẻ điện thấp nhất (bậc 1 với 100kWh đầu tiên) có giá bằng 90% giá bình quân là 1.893 đồng/kWh. Hiện giá bán lẻ điện bình quân là 2.1033,11 đồng/kWh. Tiếp đó, bậc 2 (từ 101- 200kWh) có giá 2.272 đồng/kWh; bậc 3 (từ 201 - 400kWh) có giá 2.860 đồng/kWh; bậc 4 (từ 401 - 700kWh) có giá 3.407 đồng/kWh và bậc 5 (từ 701kWh trở lên) có giá 3.786 đồng/kWh.Các mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.Như vậy, dự thảo gửi thẩm định của Bộ Công thương giữ nguyên phương án Bộ đã đưa ra vào cuối năm 2023. Biểu giá mới có chênh lệch giữa bậc 1 và 5 là hai lần. Theo Bộ Công thương, quy định mức giá thế này là phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. So với biểu giá điện hiện tại, những hộ gia đình dùng từ 400kWh điện trở lên phải trả tiền điện cao hơn, mức tăng dao động từ 6,5 - 14,7% nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.Ngoài ra, tại dự thảo này, Bộ Công thương cũng đề xuất tính giá bán lẻ điện cho trạm sạc xe điện chia theo cấp điện áp (theo khung giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm) với 3 phương án. Cụ thể, phương án 1, sẽ áp dụng theo giá điện kinh doanh. Theo Bộ Công thương, phương án này có thể tác động không tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm tăng chi phí sạc điện, chưa phản ánh đúng chi phí của khách hàng trạm, trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.Phương án 2, áp dụng giá điện kinh doanh cho nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện theo cơ cấu giá bán lẻ điện mới. Tức là cơ quan quản lý sẽ xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện. Tính toán của Bộ Công thương cho thấy, cơ cấu biểu giá điện cho nhóm khách hàng này sẽ thấp hơn mức áp dụng cho kinh doanh nhưng cao hơn sản xuất.Phương án 3, áp dụng theo giá sản xuất. Phương án này có thể tác động tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm giảm chi phí sạc điện. Tuy nhiên, Bộ cho rằng, phương án này có thể sẽ tác động tới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, do giá bán lẻ điện cho sản xuất thấp hơn dẫn tới việc tăng giá điện cho các nhóm khách hàng khác để cân đối lại doanh thu.Theo dự tính, nếu áp theo phương án 3, khách hàng trạm, trụ sạc xe điện phải trả ít hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân từ 552 - 699 đồng/kWh; theo giá kinh doanh sẽ trả nhiều hơn chi phí thực tế khoảng 467 - 587 đồng/kWh.Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề xuất tách khách hàng là "cơ sở lưu trú du lịch" với các khách hàng kinh doanh khác sẽ được áp dụng cơ cấu biểu giá ngang bằng với khách hàng sản xuất. Với quy định này, phần thiếu hụt doanh thu do bổ sung nhóm khách hàng "cơ sở lưu trú du lịch" có thể được xem xét để bù từ giá bán điện của nhóm khách hàng sản xuất. Cụ thể, cơ cấu giá bán lẻ điện ngành sản xuất tăng từ 1 - 2% so với giá bán lẻ điện bình quân và doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu tác động tăng giá điện từ 2,41 - 3,34% với phương án này.Lừa đảo bán xe máy, chim cảnh trên mạng, chiếm đoạt hơn 9 tỉ đồng
Theo WCCF Tech, mặc dù mạng xã hội video ngắn TikTok đã quay trở lại hoạt động tại Mỹ, nhưng trong những thời điểm ban đầu ngừng hoạt động, giới trẻ Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang và thất vọng, sau đó đã có những động thái gây bất ngờ.Theo đó, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp 911 trên khắp nước Mỹ cho biết họ đã nhận được một lượng lớn cuộc gọi từ trẻ em và thanh thiếu niên kể từ khi TikTok bị gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng. Thay vì báo cáo các sự cố khẩn cấp, những cuộc gọi này chủ yếu xoay quanh việc bày tỏ sự tiếc nuối, lo lắng về việc mất kết nối với bạn bè và những người sáng tạo nội dung yêu thích trên TikTok."TikTok không chỉ là một ứng dụng, nó là cả một cộng đồng", một thiếu niên chia sẻ với nhân viên 911 trong tiếng nấc nghẹn, "Em không biết phải làm gì nếu không có TikTok".Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ phụ thuộc của giới trẻ vào mạng xã hội, đồng thời đặt ra câu hỏi về hiệu quả của việc giáo dục sử dụng internet an toàn và có trách nhiệm. Việc lạm dụng đường dây nóng 911 không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn có thể cản trở việc tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp thực sự.Trong khi đó, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm và trò chuyện với con cái về tác động của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, đồng thời hướng dẫn các em tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh thay vì dựa dẫm vào thế giới ảo.Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi 'Cứu lấy TikTok!' bằng cách gia hạn 90 ngày cho ứng dụng, nhưng tương lai của nền tảng video ngắn này tại Mỹ hiện vẫn còn khó đoán.
'Du học tại chỗ' 4+0 vì sao vẫn 'hot' sau đại dịch Covid-19?
Mùa nắng năm 2023 - 2024 đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm khi ngay từ tháng 12 nắng nóng tại Nam Bộ đã bắt đầu xuất hiện cục bộ. Nếu so với năm 2016, nắng nóng cũng bắt đầu xuất hiện cục bộ từ ngày 6.1 tại các tỉnh miền Đông và có 1 đợt diện rộng từ ngày 20 - 24.1, đợt 2 từ 29.1 - 5.2.
Năm 2025, Chính phủ đang đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, ổn định vĩ mô, và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới 2 con số từ năm 2026, khởi đầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, đây là biểu tượng của ý chí, khát vọng Việt Nam vươn tầm quốc gia kinh tế, cực tăng trưởng mới của khu vực.Phát biểu tại tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại, diễn ra ngày 11.2.2025, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị HDBank cho biết hoàn toàn nhất trí với các mục tiêu tăng trưởng GDP 8% và tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay."Chúng ta đang đứng trước một thời khắc quyết định khi tăng trưởng GDP 8% không phải là giấc mơ xa vời mà là mục tiêu khả thi, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển bền vững tiếp theo, khi chúng ta hành động quyết liệt, với sự đồng lòng, đồng hành của cả hệ thống", bà nói.Theo nữ tỉ phú, nền tảng đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế ở mức cao và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, có thành quả của năm 2024. Trong đó, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành ngân hàng, HDBank đã có hành trình đổi mới không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua, với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 25-30%/năm, chất lượng tài sản tốt, chỉ tiêu tài chính an toàn và bền vững, cung cấp vốn tối ưu cho nền kinh tế."Năm 2024, HDBank thu nộp ngân sách khoảng 5.200 tỉ đồng. Các doanh nghiệp khác mà chúng tôi tham gia đã đóng góp hơn 15.000 tỉ đồng cho ngân sách, không bao gồm tiền sử dụng đất. Chúng tôi tạo 24.000 việc làm trong ngành ngân hàng, và trên 40.000 việc làm trong doanh nghiệp khác", bà Thảo cho hay. Đây thực sự là những con số "tiền tươi thóc thật" cho thấy sự đóng góp lớn lao cho kinh tế - xã hội từ các công ty, thành viên do nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đầu tư, lãnh đạo và dẫn dắt.Đáng chú ý, liên quan đến các hoạt động đối ngoại kinh tế và hình ảnh gặp gỡ với nhà lãnh đạo, tỉ phú lớn thế giới vừa qua, bà Thảo cho biết mới đây, khi gặp Tổng thống Donald Trump, bà đã khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ, 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. "Chúng tôi đang thực hiện hợp đồng trị giá 48 tỉ USD và đang thương lượng tăng lên 64 tỉ USD, tạo ra gần 500.000 việc làm cho người Mỹ. Với thị trường Việt - Trung chúng tôi hướng tới 75 năm quan hệ ngoại giao trong năm 2025 này với các hoạt động kinh tế có các doanh số đáng kể giữa hai nước. Chúng tôi là đối tác của Liên Hợp Quốc, Unesco phát triển kinh tế trên nền tảng tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống, vị trí địa lý của các quốc gia, các dân tộc", theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.Đối với hoạt động chuyển giao Ngân hàng Đông Á cho HDBank được Thủ tướng, NHNN phê duyệt, theo nữ tỉ phú, đây là một vinh dự và là trách nhiệm của ngân hàng trong việc đồng hành cùng Chính phủ và NHNN nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia.Tái cấu trúc Ngân hàng TNHH Một thành viên Đông Á trở thành ngân hàng số thế hệ mới, qua đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trên khắp cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động phổ thông tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp và thủ tục đơn giản nhất thông qua kênh số, cũng là một trong những chương trình được đặt lên hàng đầu trong thúc đẩy hoạt động HDBank năm nay.Nữ tỉ phú kiến nghị cơ quan quản lý tăng cường phương án hỗ trợ nhanh, kịp thời cho Đông Á Bank, để HDBank theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, nhanh chóng khôi phục hoạt động và tăng cường nguồn tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân.Đồng thời, kiến nghị NHNN tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Hỗ trợ lãi suất cho các chương trình đầu tư nhà ở xã hội, tín dụng cho người lao động phổ thông. Có cơ chế khuyến khích phát triển tín dụng số hoá, điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, khai thác các hiệp định EVFTA, CPTPP.Kết luận hội nghị trên, trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giao cho ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "tham gia tích cực vào 3 đột phá chiến lược quốc gia về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Ngành ngân hàng cần huy động nguồn lực phát triển hạ tầng chiến lược và đóng góp vào đào tạo nhân lực cho kỷ nguyên phát triển mới".Có thể thấy giải quyết những vấn đề như kiến nghị của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, sẽ vừa gia tăng động lực để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong dẫn dắt, vừa mở rộng để các ngành trong nền kinh tế năng động được thực hiện tốt hơn nữa các chỉ đạo của Thủ tướng.Khép lại bài phát biểu ấn tượng, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định: "Chúng ta không ngại thách thức chúng ta sẽ bứt phá mạnh mẽ. HDBank cam kết sẽ luôn là đối tác tin cậy, cung cấp dòng vốn hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng bền vững theo định hướng của Chính phủ, điều hành của NHNN, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường!".
Vụ nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát: Công an làm việc với 4 học sinh
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực và vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi cùng nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai nhờ động lực từ các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành và nhu cầu thị trường.Kết thúc quý 1/2024, thị trường đón nhận một lượng lớn các môi giới bất động sản, sàn giao dịch quay trở lại thị trường khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án với quy mô ngày càng lớn. Một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức mở bán trở lại. Các dự án mới mở bán, từ sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ... đều ghi nhận mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Bước sang quý 2/2024, đà phục hồi của thị trường tiếp tục được duy trì, nguồn cung và lượng giao dịch trong quý tăng trưởng mạnh, lần lượt gấp 3 và gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, thông tin các bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản là luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2024, luật Kinh doanh bất động sản 2024 và luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm càng tiếp thêm niềm tin cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sẵn sàng tái nhập cuộc.Đến quý 3/2024, các bộ luật trên có hiệu lực, thị trường đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự "tăng nhiệt" với câu chuyện đấu giá đất tại các khu vực vùng ven Hà Nội "nóng" hơn bao giờ hết. Sức nóng của thị trường còn được dẫn dắt bởi phân khúc căn hộ, có mặt bằng giá liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Kết thúc quý 4/2024, trước sự ấm lên của thị trường, nhiều chủ đầu tư thay đổi kế hoạch đã "tung" hàng sớm hơn dự kiến, kèm nhiều chính sách ưu đãi, giúp nguồn cung nhà ở vượt dự báo. Riêng quý 4/2024, thị trường ghi nhận 28.000 sản phẩm chào bán mới, gấp 2 lần so với quý trước và gấp 4 lần cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81.000 sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023. Trong đó, có 65.376 sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng 3 lần so với năm 2023, nhưng mới chỉ bằng khoảng 7% so với năm 2018.Lượng giao dịch trong năm 2024 cũng tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nguồn cung được cải thiện cả về lượng và chất. Nhu cầu mua bất động sản, bao gồm cả để ở và đầu tư rất cao và đang không ngừng tăng cùng tốc độ đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, trên nền tảng hành lang pháp lý được hoàn thiện.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Với hơn 50% lượng giao dịch sơ cấp được đóng góp bởi nhu cầu đầu tư. Trong đó, có một lượng đầu cơ nhất định.Trong năm 2024, căn hộ cao cấp là loại hình áp đảo thị phần, chiếm 75% lượng giao dịch. Các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ rất tốt, đạt trên 70%. Đặc biệt, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên tới trên 90% ngày thời điểm chính thức mở bán. Thậm chí, nhiều sản phẩm căn hộ cao cấp được "sang tay" ngay cả khi chưa hoặc mới ký kết hợp đồng mua bán. Càng về cuối năm, số lượng chuyển nhượng theo hình thức này càng tăng lên do nguồn cung cải thiện.Nhà ở thấp tầng giao dịch cũng cải thiện mạnh trong bối cảnh thị trường phục hồi, tỷ lệ hấp thụ các dự án mở bán mới ở mức rất tốt, ước đạt gần 65%, tương đương với gần 9.000 giao dịch. Hơn 60% lượng giao dịch được đóng góp bởi 2 dự án đại đô thị của chủ đầu tư Vinhomes.Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản tập trung chủ yếu ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực và có thể ở ngay tại các dự án đại đô thị đã có dân cư ở với hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại và các sản phẩm nhà ở riêng lẻ có pháp lý đảm bảo, giá dưới 4 tỉ đồng tại các thành phố lớn.Phân khúc đất nền, giao dịch chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp, khi hành lang pháp lý mới buộc các chủ đầu tư phải xây nhà để bán. Các mảnh đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo được các nhà đầu tư "săn lùng".Giá bán nhà ở phục hồi và tăng liên tục từ đầu năm do nguồn cung dù tăng trưởng mạnh theo năm nhưng vẫn thiếu và yếu so với cầu nhà ở thực tế của thị trường và do các chi phí đầu tư, nhất là các chi phí liên quan đến đất đai tăng cao, nhất là phân khúc chung cư cao cấp tại các thành phố lớn.Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nghiên cứu về chỉ số giá chung cư cao cấp phản ánh mức biến động giá bán bình quân của các dự án trong mẫu 150 dự án được chọn lọc và quan sát cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2024, giá bán trung bình ở TP.Hà Nội đã tăng 72,4% so với quý 2/2019. Theo sau là Đà Nẵng với mức tăng 49,9%. Trong khi TP.HCM chứng kiến mức tăng chậm hơn, khoảng 34,3%.Giá bán sơ cấp tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại, tạo động lực dẫn dắt và duy trì mặt bằng giá thứ cấp của chung cư cao cấp "neo" cao, vượt xa giá trị thực. Tuy nhiên, thực tế nguồn cung và thanh khoản ở mức trung bình. Giao dịch chuyển nhượng căn hộ tập trung chủ yếu ở các dự án nằm trong đại đô thị, có hệ thống hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại với mức giá tăng hợp lý.Nhu cầu đầu tư phục hồi, giá bán chung cư cao cấp tăng cao, giúp các dự án thấp tầng mở bán với giá bán ngày càng tăng cao vẫn được hấp thụ khá tốt. Giá các sản phẩm thấp tầng tại các đại đô thị đã hình thành và thu hút cư dân đến ở phục hồi so với "đỉnh". Trong khi giá chuyển nhượng tại một số dự án thấp tầng vẫn đi ngang vì bị bỏ hoang.Giá đất nền, đã tách thửa, pháp lý đầy đủ cũng phục hồi và tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nguồn cung đất nền giảm do quy định "siết" phân lô bán nền. Đặc biệt, các lô đất giá trị thấp, khoảng dưới 30 triệu đồng/m2 tại các thành phố có hạ tầng đã phát triển hoặc đã có kế hoạch phát triển được săn đón, với mức giá tăng từ 15% so với cuối năm trước, do giá trị đầu tư không quá cao, còn nhiều dư địa tăng trưởng.Trong bối cảnh giá nhà đất thổ cư tại 2 đô thị đặc biệt cũng đã liên tục tăng và thiết lập mặt bằng mới ở mức cao, vượt quá khả năng tiếp cận của đa số khách hàng. Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển nhu cầu săn lùng nhà đất thổ cư sang các tỉnh, thành vùng ven với mức giá "mềm" hơn và nhiều dư địa tăng trưởng nhờ hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng, quy hoạch đô thị.Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đã khép lại năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Có thể khẳng định, năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Tới thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang chuyển động tích cực, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trong năm 2025.