Khi người đàn bà có nụ cười quyến rũ nhất Kate Hudson diện đồ bơi nóng bỏng
Sau hơn 1 tháng nối dài dải phân cách trên đường Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM), nhiều người chạy xe máy vào giờ cao điểm vẫn thản nhiên đi ngược chiều, bất chấp lỗi này sắp bị phạt tới 6 triệu đồng. Như Thanh Niên đã thông tin, từ đầu năm 2024, tình trạng người đi xe máy thản nhiên nối đuôi nhau, tự ý lấn làn rồi đi ngược chiều trên đường Hai Bà Trưng (đoạn giao Võ Thị Sáu) không còn xa lạ với người tham gia giao thông vào mỗi sáng. CSGT - TT Công an Q.3, Đội Tuần tra dẫn đoàn (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) cho biết không xử phạt xuể các trường hợp vi phạm lỗi này. Đây cũng là hành vi vi phạm khiến những người đi ở chiều ngược lại bức xúc, thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội.Quảng Bình tổ chức loạt sự kiện văn hóa, thể thao lớn trong năm 2024
Thực tế, xung quanh câu chuyện chuyển nhượng tín chỉ carbon, thời gian gần đây có những ý kiến cho rằng mức giá 5 USD/tấn carbon của Việt Nam là khá thấp. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng bán tín chỉ carbon nhưng giá cao hơn gấp nhiều lần. Ví dụ, ở châu Âu có thể được bán tới từ 120 - 150 USD/tấn carbon, các thị trường khác có thể bán từ 70 -100 USD/tấn carbon.
Nhiều người học bằng lái ô tô kêu cứu: Phải chờ đến bao giờ?
Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông của Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Cũng như bất kỳ công việc sáng tạo nội dung nào khác, hoạt động review món ăn, thức uống hoặc địa điểm vui chơi cũng đòi hỏi người thực hiện phải có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật, để bảo vệ danh tiếng và độ tin cậy của bản thân. Thế nên, tính trung thực, khách quan và minh bạch phải luôn được đặt lên hàng đầu”.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại: Nhói lòng bên những quan tài
Vấn đề trọng tâm được thảo luận kỹ lưỡng là giải pháp để đạt mục tiêu TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 và nhiệm kỳ tới.PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích: Để đạt mục tiêu này, TP.HCM cần nắm chắc mức tăng trưởng 8% và sau đó tiến thêm 2% theo lộ trình phù hợp. Cụ thể, để đạt mức tăng trưởng 8% dựa trên các động lực truyền thống như các năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt 33% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tức khoảng 660.000 tỉ đồng.Trong đó, nguồn vốn ngân sách được xác định khoảng 100.000 - 120.000 tỉ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài khoảng 500.000 tỉ sẽ là vấn đề mấu chốt. Giải pháp được ông Ngân nêu ra gồm xây dựng khu công nghiệp (KCN) mới, cơ cấu lại KCN cũ để có đất sạch, đẩy nhanh dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội."Nghị quyết 98 đã mở ra về mặt thể chế nhưng gốc rễ của vấn đề là ở môi trường đầu tư, cải cách hành chính", ông Ngân nói thêm. Đối với tăng trưởng 2% còn lại, ông Ngân cho rằng cần sớm triển khai trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gắn với khu đô thị lấn biển, khu thương mại tự do, công nghiệp văn hóa...Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải liên tục tìm kiếm động lực mới. Riêng với TP.HCM, các động lực mới gồm đề án đường sắt đô thị, khu thương mại tự do tại Cần Giờ, trung tâm tài chính, thành lập các thành phố mới trong TP.HCM. Muốn khơi thông các động lực này, cần những cơ chế, chính sách đặc thù mạnh hơn từ T.Ư.Trao đổi sâu hơn về đường sắt đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) sẽ tạo nguồn lực rất lớn để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trong đề án mới đây, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài khoảng 355 km với tổng mức đầu tư ước hơn 40 tỉ USD."TP.HCM có tham vọng làm hàng trăm km đường sắt đô thị chỉ trong khoảng một thập niên; nhưng khi nhìn lại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cần gần 20 năm thì mục tiêu này là thử thách rất lớn", kiến trúc sư Nam Sơn dẫn chứng. Nêu giải pháp, chuyên gia này cho rằng để phát huy hiệu quả mô hình TOD cần một hệ sinh thái đi kèm, đặc biệt là hạ tầng kết nối, giao thông công cộng, mạng lưới xe buýt bao trùm toàn địa bàn, kết nối đa phương tiện từ sân bay, cảng biển đến đường sắt, đường thủy… Song song đó, các cơ quan T.Ư và TP.HCM cần điều chỉnh nhiều quy định về bồi thường, xác định ranh giới, vùng ảnh hưởng, công tác quy hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược… cho đồng bộ để dễ dàng triển khai.Trao đổi lại, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã giao nhiệm vụ cho các ngành tham mưu và mời tư vấn uy tín quốc tế làm quy hoạch không gian ngầm, gắn với phát triển đô thị mô hình TOD. Trong đó, mô hình TOD đang tiếp cận ở 2 hướng, gồm 6 vị trí trong đề án đã được nghiên cứu và tiếp tục rà soát vị trí phù hợp. "Vừa rồi, TP.HCM giao một doanh nghiệp đề xuất làm TOD đoạn từ ngã tư Hàng Xanh ra QL13. Chúng ta có nhiều phương thức để học hỏi cách làm và triển khai", ông Mãi nói thêm.Về giao thông, ông Mãi cho biết năm 2025 sẽ khởi công dự án Vành đai 2, cuối năm cơ bản hoàn thành Vành đai 3 và khởi công Vành đai 4, đồng thời làm các cao tốc kết nối. "Đến năm 2028 - 2029 sẽ cơ bản hoàn thiện vành đai, cao tốc", ông Mãi cho biết. Riêng tuyến đường thủy và đường ven biển nối ĐBSCL, TP.HCM sẽ báo cáo Thủ tướng giao địa phương mời tư vấn nghiên cứu mô hình đường ven biển của Hà Lan, mở ra không gian rất lớn cho cả vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.Đối với đường sắt, TP.HCM đang xây dựng các cơ chế, đề xuất T.Ư cho phép thực hiện theo hướng "chìa khóa trao tay" để triển khai nhanh, trong đó ưu tiên làm sớm tuyến trung tâm TP.HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Cần Thơ.Về mục tiêu tăng trưởng 10%, ông Mãi cho biết địa phương đã có kịch bản và các kế hoạch triển khai, như huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý dự án dở dang, cải thiện môi trường đầu tư, công tác điều hành.Trong năm 2025, TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc, đưa vào khai thác 230 ha đất từ các KCN, giải ngân 110.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, huy động 90.000 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cung cấp hơn 350.000 tỉ đồng…TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá: Sau 18 tháng, Nghị quyết 98 đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần gỡ điểm nghẽn, giúp tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết cũng khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám suy nghĩ của đội ngũ cán bộ.TS Vũ đề nghị triển khai quyết liệt các dự án đối tác công - tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút nhà đầu tư chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 98 cần gắn với hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí, vai trò của TP.HCM.