Vì sao một số laptop có 'nút màu đỏ' ở giữa bàn phím?
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.14 giờ 30 hôm nay (6.5): HLV trưởng Kim Sang-sik ký hợp đồng VFF, chính thức ra mắt
Người hâm mộ thường quyên góp tiền dưới danh nghĩa những người nổi tiếng để nâng cao hình ảnh của ngôi sao trước công chúng hoặc trả tiền cho các quảng cáo độc lập quảng bá các chuyến lưu diễn hoặc album mới.
Ronaldo nhận án treo giò vì hành vi xấu xí, may mà Al Nassr vẫn chiến thắng
Ngày 3.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an H.Trần Văn Thời đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Cao Văn Nghiệp, Phó trưởng phòng Dân tộc huyện này, để điều tra về hành vi dâm ô nữ sinh lớp 10.Theo thông tin ban đầu, khai với cơ quan công an, bị can Nghiệp cho biết gia đình mình có nhà trọ cho thuê tháng và nữ sinh lớp 10 quê H.Ngọc Hiển (Cà Mau) đến thuê trọ để đi học. Cuối tháng 12.2024, khi kiểm tra ống nước phòng trọ của nữ sinh, bị can đã có hành vi dâm ô 2 lần đối với nữ sinh này.Sau đó, nữ sinh này điện thoại cho gia đình và gia đình trình báo đến công an. Vào cuộc điều tra, Cơ quan CSĐT tiến hành bắt tạm giam bị can Nghiệp.Hiện, UBND H.Trần Văn Thời đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ Phó trưởng phòng Dân tộc huyện đối với ông Cao Văn Nghiệp. Đồng thời đang hoàn thiện thủ tục để tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với bị can có hành vi dâm ô nữ sinh.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Khát khao tìm thấy nụ cười
Đây là phiên bản tái sinh của ca khúc cùng tên, nằm trong EP Thất tình toàn tập từng được Mai Tiến Dũng trình làng cuối tháng 11.2024. Song ở lần này, sự kết hợp cùng Lương Bích Hữu mang đến màu sắc mới mẻ, tái hiện câu chuyện tình yêu đầy xót xa. Lương Bích Hữu và Mai Tiến Dũng đều là những gương mặt vô cùng quen thuộc với khán giả, đặc biệt là sau chương trình Ca sĩ mặt nạ và Bài hát của chúng ta. Mai Tiến Dũng nói giọng ca 8X không chỉ là đồng nghiệp mà còn là thần tượng nên anh thích thú khi có dịp kết hợp cùng. “Vì lòng mến mộ của tôi mà 2 chị em đã trò chuyện với nhau rất nhiều. Sau đó, cả 2 lại tiếp tục gặp nhau ở Bài hát của chúng ta và cũng có kết hợp một vài lần trên sân khấu, nhưng cảm giác vẫn chưa trọn vẹn lắm. Cho đến khi có ý định ra mắt EP Thất tình toàn tập, tôi đã ngỏ lời mong muốn kết hợp cùng chị Hữu. Và chị Hữu luôn sẵn sàng vì lời hứa hai chị em sẽ kết hợp với nhau, tạo ra một sản phẩm âm nhạc mới mà không phải là ở các show thực tế”, Mai Tiến Dũng kể. Bên cạnh đó, Mai Tiến Dũng cho biết đang ấp ủ những dự án âm nhạc mới với những câu chuyện, cảm xúc và hình tượng khác lạ, nâng cấp hơn. Nam ca sĩ hài hước thừa nhận bản thân "không muốn thất tình nữa". “Tôi muốn tạm khép lại những màu âm nhạc buồn bã”, anh chia sẻ. Về kế hoạch trong năm 2025, Mai Tiến Dũng nói ngoài việc thực hiện những điều dang dở ở năm cũ, anh muốn mang đến những sản phẩm có màu sắc tươi trẻ, sôi động. “Tôi muốn đánh dấu thêm sự trẻ trung và khả năng trình diễn để khán giả sẽ biết thêm một Mai Tiến Dũng không chỉ là thất tình, không chỉ ballad, mà đó là một Mai Tiến Dũng cũng rất máu lửa”, nam ca sĩ bộc bạch.