Thanh niên Quảng Ninh phát huy sức trẻ, cống hiến tài năng
Xăng 1.5 lít 4 xi-lanh thẳng hàngĐà Nẵng: Lập website giả mạo báo điện tử, một người bị phạt 10 triệu đồng
Ngày 13.2, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng; giải quyết vướng mắc tại các dự án giao thông trọng điểm ở Đồng Nai nói riêng như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và tổng thể các dự án trọng điểm ở miền Nam nói chung.Báo cáo với phó thủ tướng, ông Nguyễn Tiến Việt, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), nói dự án sân bay Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ nên nhu cầu về đá xây dựng để thi công trong 2025 là rất lớn. "Cụ thể, dự án sân bay Long Thành cần hơn 7 triệu m3 đá, hiện chỉ mới đưa vào sử dụng hơn 2 triệu m3.Từ nay đến cuối 2025 cần gần 5 triệu m3, nhưng hiện các mỏ đá ở Đồng Nai chưa đáp ứng được nhu cầu", ông Việt trình bày.Vì vậy, ACV đề nghị tỉnh Đồng Nai tăng công suất, tăng năng lực khai thác tại các mỏ trên địa bàn. Đồng thời cho phép phương tiện vận chuyển được hoạt động xuyên đêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu thi công. "Tới đây mỗi ngày phải có khoảng 2.000 chuyến xe chở vật liệu ra vào công trường mới đáp ứng đủ nhu cầu thi công các gói thầu tại sân bay Long Thành", ông Việt cho hay.Về phía Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn thông tin thêm hiện khu vực phía Nam đang triển khai 15 dự án giao thông trọng điểm, tổng nhu cầu đá xây dựng hơn 21 triệu m3. Theo ông Lê Anh Tuấn, Đồng Nai được xem là "thủ phủ" khai thác đá của cả nước với 32 mỏ đã được cấp phép, tổng trữ lượng gần 400 triệu m3. Trung bình mỗi năm tỉnh có thể khai thác 22 triệu m3 đá. Tuy nhiên hiện các mỏ đá trên địa bàn Đồng Nai không đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nói rằng vấn đề gia hạn, điều chỉnh giấy phép và cấp phép khai thác đá đang gặp một số khó khăn vướng mắc. Vừa qua, Đồng Nai đã làm việc với Bộ TN-MT, chủ mỏ đá, chủ đầu tư các dự án; qua đó thống nhất sẽ thành lập 2 tổ nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý về gia hạn, nâng công suất khai thác mỏ và điều phối, phân bổ đá xây dựng phục vụ các dự án. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: "Những vướng mắc về khai thác đá sẽ được xử lý trong những ngày tới, đảm bảo nguồn cung vật liệu phục vụ dự án giao thông trọng điểm tại Đồng Nai và khu vực phía nam".Kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Đồng Nai cần nhanh chóng thành lập tổ công tác xử lý vấn đề liên quan đến đá xây dựng. Trong tháng 2 này phải hoàn thành thủ tục, hồ sơ gia hạn khai thác, nâng công suất mỏ, điều phối đá cho các dự án. Các đơn vị liên quan cần lập tức xử lý phần việc được giao, không được đùn đẩy trách nhiệm.Theo phó thủ tướng, thời gian tới, số lượng phương tiện vận chuyển vật liệu lưu thông trên các tuyến đường tại Đồng Nai sẽ rất lớn, do đó tỉnh cần bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn, thông suốt. Phó thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư các dự án là xác định rõ khối lượng đá phục vụ thi công và chịu trách nhiệm về con số đưa ra.
Chrome sắp cho kích hoạt nhanh trợ lý AI Gemini từ thanh địa chỉ
Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) ngày 20.1 cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, mở rộng điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của Nguyễn Văn Bình (37 tuổi, trú tại Q.12, TP.HCM) và Hoàng Quốc Việt (42 tuổi, trú tại P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cùng nhiều đồng phạm khác trong vụ án đường dây mua bán nợ với số tiền hàng trăm tỉ đồng.Theo đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Gia Lai và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cùng công an các tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, TP.HCM đồng loạt khám xét tại trụ sở chính của Công ty CP đầu tư khai thác quản lý tài sản Việt (viết tắt VFIN, trụ sở tại Q.3, TP.HCM) và Công ty TNHH kết nối tài chính quốc tế Việt Nam (viết tắt VIF, trụ sở tại P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) cùng 4 chi nhánh của 2 công ty này ở TT.Chư Sê, H.Chư Sê (Gia Lai), TP.Phan Thiết (Bình Thuận), TP.Quy Nhơn (Bình Định) và Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng).Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, khoảng tháng 10.2021, Bình và Việt góp vốn thành lập Công ty cổ phần VFIN. Đến khoảng tháng 10.2024, cả hai tiếp tục góp vốn thành lập Công ty TNHH VIF (Bình làm tổng giám đốc, Việt làm chủ tịch hội đồng quản trị). Cả hai chỉ đạo phát triển các chi nhánh, thuê người làm giám đốc và các bộ phận điều hành khác, tuyển mộ hàng trăm nhân viên tham gia hoạt động.Với vỏ bọc đầu tư khai thác quản lý tài sản và kết nối tài chính nhưng thực chất hoạt động của 2 công ty là mua bán nợ, đòi nợ bằng hình thức khủng bố tinh thần người vay. Cụ thể, chúng ký hợp đồng mua, bán nợ xấu với nhiều công ty tài chính, sau đó giao thông tin của người nợ cho các bộ phận pháp lý, bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận xử lý để đưa thông tin lên hệ thống của công ty. Mỗi nhân viên được trang bị 1 máy tính kết nối mạng và các phần mềm để vào hệ thống thông tin người vay thực hiện hành vi, phương thức, thủ đoạn đòi nợ.Sau khi mua được nợ xấu từ các công ty tài chính, Bình chỉ đạo cho cấp dưới, nhân viên gọi điện, nhắn tin đòi nợ có tính chất khủng bố tinh thần người vay và cả người thân, bạn bè qua số điện thoại tham chiếu mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay. Theo dữ liệu ban đầu, tổng số lượt người vay nợ của hệ thống là hơn 932.000 lượt.Bình còn soạn quy trình đòi nợ với thủ đoạn rất thâm hiểm, tìm các điểm yếu của con nợ để giao nhân viên xoáy vào nhằm đe dọa, khống chế. Bình soạn sẵn các mẫu tin nhắn, email, văn bản đòi nợ, nhân viên chỉ việc copy rồi gửi cho người nợ… Nhân viên công ty sử dụng "sim rác", sim đăng ký thuê bao không chính chủ để gọi điện, nhắn tin, chuyển những hình ảnh cắt ghép nhằm khủng bố tinh thần hoặc bôi nhọ, gây áp lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm buộc những "con nợ" và cả người thân, bạn bè trả tiền. Cơ quan điều tra đã thu giữ được nhiều hình ảnh do các nghi phạm cắt, ghép ảnh của người nợ vào hình đám tang, đăng hình bôi nhọ… trên các trang mạng xã hội. Nhiều con nợ đã bị tra tấn tinh thần từ những nhân viên của đối tượng Bình và bị cưỡng đoạt tiền.Tổ chức tội phạm này đặt ra chỉ tiêu cho từng nhân viên phải đòi nợ, thu hồi nợ tối thiểu là 15 triệu đồng/tháng. Nếu nhân viên đòi nợ vượt mức sẽ được hưởng hoa hồng, còn trong 2 tháng liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì bị đuổi việc.Bình và Việt cũng chuẩn bị phương án đối phó với cơ quan chức năng như: Đề ra nội quy, quy trình hoạt động thu hồi nợ, không có lời nói, tin nhắn đe dọa, không gửi hình ảnh và các hành vi khác uy hiếp ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của khách hàng… Thực chất những nội dung này là tạo "vách ngăn" để khi bị phát hiện, chúng sẽ đổ lỗi cho nhân viên vi phạm nội quy, quy định của công ty, hòng thoát tội. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an đã ra quyết định tạm giữ hình sự 27 nghi phạm, triệu tập 12 nghi phạm có liên quan để phục vụ công tác điều tra và cấm đi khỏi nơi cư trú hàng chục nghi phạm khác, đồng thời thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại là tang vật của vụ án.Bước đầu, Công an tỉnh Gia Lai xác định: Từ tháng 12.2021 đến nay, 2 công ty trên đã chi số tiền hơn 110 tỉ đồng thu mua hơn 3.247 tỉ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Với các thủ đoạn cưỡng đoạt, chúng đã "thu hồi" số tiền hơn 300 tỉ đồng.Thượng tá Ngô Gia Cường, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thêm: "Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt, bên cạnh hoạt động thu hồi nợ, chúng còn thông qua các chi nhánh của công ty, lợi dụng việc thu hồi nợ để cưỡng đoạt tài sản của những cá nhân còn nợ các tổ chức tín dụng khác một cách có tổ chức, với nhiều phương thức, thủ đoạn".
Trong 20 năm kỳ nghệ, từ lần đầu tham gia thi đấu năm 2001 đến lần cuối cùng năm 2020, ông Long đã có 9 lần vô địch giải tỉnh, 1 lần cùng với đội cờ tướng Khánh Hòa giành huy chương đồng quốc gia và được phong kiện tướng năm 2020. Ông cũng chính là người đào tạo quốc tế đại sư Tôn Thất Nhật Tân - một trong những cao thủ của làng cờ tướng cờ Việt Nam.
Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ
Với Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, gồm 74 chuyện, bạn đọc có thể thấy một số câu chuyện quen thuộc, như Ông Cống Quỳnh, Mưu trí hơn là sức mạnh, Thằng khờ đi mua vịt... bên cạnh những chuyện mới mẻ, do tác giả dày công sưu tập về cách ăn ở, ứng xử trong đời.