Du khách bị 7 người đàn ông Ấn Độ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động
Bỏ hút thuốc.Người Bình Định xa xứ cùng ôn lại nét đẹp văn hóa quê nhà
Tối 19.1, CLB Bình Phước có cuộc tiếp đón đội cuối bảng Đồng Nai ở vòng 6 giải hạng nhất quốc gia mùa giải 2024-2025. Như thường lệ, người lĩnh xướng hàng công của đội chủ nhà là Nguyễn Công Phượng. Tuy nhiên, tiền đạo quê Nghệ An đã sớm phải rời sân do chấn thương. Phút 24, sau một pha bứt tốc, Công Phượng bất ngờ khựng lại dù không xảy ra va chạm với cầu thủ đối phương. Ngay lập tức, anh ra dấu xin thay người. Cầu thủ được HLV Nguyễn Anh Đức tung vào sân là Nguyễn Hữu Khôi. Thời điểm đó, CLB Bình Phước bị dẫn 0-1 sau pha ghi bàn của Như Tân bên phía đội Đồng Nai. Và cũng thật bất ngờ, chính Hữu Khôi là người ghi bàn gỡ hòa 1-1 cho đội chủ nhà. Những phút còn lại, CLB Bình Phước chơi tương đối bế tắc khi không còn Công Phượng trên sân. Hàng thủ của đội Đồng Nai cũng thi đấu rất kỷ luật để hóa giải các pha tấn công của đoàn quân HLV Anh Đức. Chung cuộc, CLB Bình Phước cũng chỉ có 1 trận hòa 1-1 trước đội Đồng Nai. Với kết quả này, CLB Bình Phước lỡ cơ hội chiếm ngôi đầu của CLB Ninh Bình, đội bóng được nghỉ thi đấu ở vòng 6. Công Phượng và các đồng đội đang có 14 điểm, kém thầy trò HLV Nguyễn Việt Thắng 1 điểm và thi đấu nhiều hơn 1 trận. Như đã đề cập, CLB Ninh Bình vẫn giữ được ngôi đầu dù không thi đấu ở vòng 6. Trong khi đó, CLB Bình Phước để đội hạng 3 là PVF-CAND rút ngắn khoảng cách. Thầy trò HLV Mauro Jeronimo đã giành chiến thắng 1-0 trước đối thủ khó chịu là CLB Bà Rịa - Vũng Tàu để có 11 điểm, chỉ còn kém đội Bình Phước 3 điểm. Đội bóng còn lại có mặt trong tốp 4 là CLB Đồng Tháp (8 điểm). Ở phía cuối bảng xếp hạng, CLB Long An không thể cải thiện vị trí khi nhận thất bại 1-2 trên sân Thống Nhất trước đội Trẻ TP.HCM. Họ có cùng 3 điểm với đội cuối bảng Đồng Nai, xếp trên nhờ nhỉnh hơn hiệu số bàn thắng - bại (-3 so với -6). Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn muốn đưa 20 triệu khách Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng hiệu
“Công việc của mình khá bận nên chỉ có thể chăm sóc khu vườn vào ban đêm. Khoảng 21 giờ mỗi ngày, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ thì mình mới lên vườn kiểm tra cây, bắt sâu nếu có. Mình có trang bị thêm hệ thống tưới nước tự động nên cũng đỡ vất vả”, anh Toàn chia sẻ.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Cần thêm nhiều nội dung số có tính giáo dục cao trên mạng
Sáng 7.1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ông Lê Thanh Vân, cựu Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cựu đại biểu Quốc hội khóa XV về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".Ông Lưu Bình Nhưỡng bị xét xử thêm tội "cưỡng đoạt tài sản" cùng 2 bị cáo khác là Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "quắt"; trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình), Vũ Đăng Phương (trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình; lao động tự do).Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, cũng bị xét xử tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".Tại phiên tòa sáng nay, 5 bị cáo trên và 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo cùng bị hại là ông Đinh Vũ Trường (Công ty Sao Đỏ) cũng có mặt.Do một số người vắng mặt có liên quan đến vụ án của bị cáo Lê Thanh Vân nên 2 luật sư của bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Cũng tại phiên tòa, bị cáo Lê Thanh Vân cho biết đã gửi 2 văn bản đến cơ quan tố tụng đề nghị triệu tập ông Nguyễn Xuân Ký (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh) và ông Nguyễn Văn Thắng có mặt tại phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Trước những đề nghị trên, HĐXX đã nghị án. Sau phần nghị án, HĐXX cho rằng những người liên quan đến vụ án tuy vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong hồ sơ. Những người được bị cáo đề nghị có mặt có thể triệu tập sau.Theo cáo trạng, từ tháng 9.2020 - tháng 7.2022, Cường "quắt" và Phương đã có hành vi dùng thủ đoạn sử dụng 45 ha diện tích bãi triều giáp cửa sông Hóa thuộc địa phận xã Thụy Trường (H.Thái Thụy, Thái Bình) do Cường và đồng phạm đã lấn chiếm trái phép. Nơi đây còn lấn chiếm trùng với mỏ cát của Công ty Sao Đỏ được cấp phép khai thác, là lối đi duy nhất để tàu thuyền của công ty đi vào mỏ khai thác, nhằm ép buộc, cưỡng đoạt Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 4,9 tỉ đồng.Với ông Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan truy tố cáo buộc, tháng 5 - tháng 6.2021, Cường "quắt" đến nói cho ông Nhưỡng biết việc dùng thủ đoạn nêu trên để lấy tiền của Công ty Sao Đỏ. Cường nhờ ông Nhưỡng can thiệp để tạo điều kiện cho Cường làm ăn thuận lợi. Nếu thành công, Cường sẽ bán cho vợ chồng ông Nhưỡng 30 ha bãi triều trị giá khoảng 1,2 tỉ đồng và chỉ lấy 900 triệu đồng. Nhận lời, ông Nhưỡng đã điện thoại cho lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình can thiệp để giúp đỡ Cường.Sau đó, ông Nhưỡng đưa Cường đến đồn biên phòng, gặp chính quyền xã để gây thanh thế, tạo điều kiện cho Cường tiếp tục cưỡng đoạt tài sản. Từ tháng 10.2021 - tháng 7.2022, Cường cùng đồng phạm tiếp tục cưỡng đoạt của Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng.Cơ quan tố tụng cáo buộc, tháng 12.2020 và tháng 5.2021, bị can Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội, ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng, lãnh đạo các cơ quan tố tụng TP.Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho ông Bùi Văn Thao (người làm của Cường), hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi 1 thửa đất trị giá 160 triệu đồng.Ngoài ra, ngày 15.3.2021, bị can Nhưỡng còn can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện Dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD.Ngày 18.7.2019, ngày 1.10.2019, bị can Nhưỡng ký 2 văn bản can thiệp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36 ha hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội (H.Đông Anh, Hà Nội) và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất tại dự án này có trị giá 1,95 tỉ đồng.Từ tháng 7 - tháng 10.2023, bị can Nhưỡng còn gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 210 triệu đồng.Với ông Lê Thanh Vân, cơ quan tố tụng cho biết, trong các tháng 6, 7, 8, 12.2020 đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội, nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất trị giá 1,95 tỉ đồng ở dự án.Ngoài ra, tháng 7.2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.