Trăm năm cơm cá đời người…
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.Thành công để cùng mẹ trả nợ ân tình cho cuộc đời
Tối 31.12, không khí TP.HCM trở nên sôi động với hàng loạt sự kiện đón năm mới, thu hút hàng trăm nghìn người dân. Nhận thấy nhu cầu di chuyển tăng cao, đơn vị vận hành metro đã nhanh chóng đề xuất tăng chuyến để phục vụ, và quyết định này được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thông qua ngay trong chiều cuối năm.Chuyến tàu cuối cùng khởi hành lúc 23 giờ, trễ hơn một tiếng so với thường ngày, để kịp phục vụ người dân đi lại trong thời điểm đông đúc nhất.Anh Cao Minh Phụng (40 tuổi, Bà Điểm, Hóc Môn) lần đầu tiên trải nghiệm metro cùng gia đình trong dịp đặc biệt này. "Metro khai trương đã hơn 10 ngày, nhưng nay anh mới có dịp dẫn cả nhà đi. Tối nay, bọn anh còn tính đi xem pháo hoa. Hy vọng về không quá trễ," anh Phụng chia sẻ.Trên chuyến tàu từ TP.Thủ Đức về trung tâm thành phố, anh Phụng bồi hồi nhớ lại cảm giác lần đầu đi metro ở Singapore cách đây hơn 10 năm."Việt Nam mình bây giờ có metro hiện đại, sạch đẹp, đi rất thích. Năm mới hy vọng sẽ có nhiều dự định thành công," anh nói.Giống như anh Phụng, gia đình chị Thu Hà (Q.1) cũng tận hưởng không khí giao thừa trên tuyến metro mới. Chị cùng chồng và con trai nhỏ bắt tàu từ ga Bến Thành đến ga Tân Cảng để dạo phố."Ngày xưa chị từng đi metro ở Trung Quốc, giờ đi ở Việt Nam cảm thấy rất vui và tự hào. Tàu sạch, rộng, mát mẻ, đúng là niềm tự hào của thành phố", chị Hà bày tỏ.Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chị Hà không giấu được cảm xúc hồi hộp: "Dù năm cũ có khó khăn, mọi chuyện cũng qua. Năm mới mong mọi điều tốt đẹp hơn đến với gia đình và mọi người".Không khí nhộn nhịp ở ga tàu không chỉ đến từ hành khách mà còn từ những nhân viên âm thầm làm việc xuyên đêm để đảm bảo các chuyến tàu vận hành trơn tru."Dạ, mọi người hướng về phía tay trái giúp em nhé, đó là lối vào!" một nhân viên ga tàu nhiệt tình hướng dẫn.Từ 0 giờ 30 phút sáng 1.1, 14 chuyến tàu đặc biệt được tăng cường để chở người dân về nhà sau khi tham gia lễ hội chào đón năm mới. Metro số 1, với hành trình kéo dài 30 phút từ ga Suối Tiên (TP.Thủ Đức) đến ga Bến Thành (Q.1), đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho hàng nghìn người dân trong đêm giao thừa.Tuyến metro số 1 chính thức vận hành từ ngày 22.12.2024, và trong giai đoạn đầu, vé được miễn phí đến hết ngày 20.1.2025. Mỗi ngày, metro đón hàng trăm nghìn lượt khách, cao điểm lên đến hơn 200.000 lượt.Sau thời gian miễn phí, người dân có thể mua vé linh hoạt qua nhiều hình thức như mã QR, thẻ ngân hàng, hoặc căn cước công dân gắn chip.Hệ thống metro không chỉ mở ra một chương mới cho giao thông công cộng tại TP.HCM mà còn mang lại hy vọng về sự phát triển bền vững trong tương lai. Trên những chuyến tàu cuối năm cũ và đầu năm mới, không khí lạc quan, háo hức lan tỏa qua từng lời chúc và ánh mắt của hành khách.
Hạ gục đội bóng của Bích Tuyền, VTV Bình Điền Long An vô địch Cúp Hùng Vương
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Về tăng trưởng kinh tế, trong 10 năm liên tiếp, Hải Phòng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số, bình quân đạt 12,35%/năm.Năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng 12,5% và Hải Phòng cam kết sẽ phấn đấu đạt được mục tiêu này, thậm chí có thể tăng trưởng ở mức cao hơn.Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng của Hải Phòng dự kiến 14%/năm so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của T.Ư, thành phố đang xây dựng kế hoạch phát triển với mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,6%.Đặc biệt, Hải Phòng cam kết đóng góp 11.000 tỉ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Trong đó, 6.000 tỉ đồng cho giải phóng mặt bằng và hơn 5.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng đoạn nhánh kết nối trực tiếp với cảng biển.Lãnh đạo Hải Phòng kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án thi công đồng thời từ cả 2 đầu tuyến Lào Cai và Hải Phòng để rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa dự án vào vận hành.Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Hải Phòng góp gần 11.000 tỉ đồng cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đề nghị thành phố nếu phấn đấu tăng lên 15.000 tỉ đồng thì tốt hơn nữa.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn cho biết, trước khi Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho Quảng Ninh, tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng 12,05% và phấn đấu vượt hơn 14%."Quy mô của tỉnh rất lớn, hiện nay đã gần 347.000 tỉ đồng. Nếu tăng trưởng 14% thì chúng tôi có mức tăng tuyệt đối là hơn 480.000 tỉ đồng”, ông Ấn nói và cho biết, tỉnh phấn đấu giải ngân 100% vốn, triển khai các giải pháp để tăng thu ngân sách, bổ sung nguồn lực chi đầu tư phát triển trong năm với một số các dự án mới.Đồng thời, đặt mục tiêu thu hút du lịch bảo đảm doanh thu phải đạt hơn 55.000 tỉ đồng; hoàn thiện không gian phát triển tổng thể khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục; tập trung đô thị hóa khu vực Thành Hồi để nắm bắt cơ hội phát triển mới.Trong tuần tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ trình Bộ Chính trị, Chính phủ về chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Đồn. Trước mắt, tỉnh mong muốn Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương triển khai Khu du lịch phức hợp cao cấp của Khu kinh tế Vân Đồn, tổng mức đầu tư khoảng 1 tỉ USD.Liên quan đến Nhà máy ô tô Thành Công, đây là nhà máy hứa hẹn tạo ra "cú hích" tăng trưởng lớn cho kinh tế của Quảng Ninh, vì vậy, cần có những chính sách đặc biệt liên quan đến chính sách thuế.Ông Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho hay năm 2024, tỉnh đã thu hút 2 tỉ USD vốn đầu tư quy đổi. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh đã được Thủ tướng chấp thuận 4 khu công nghiệp với diện tích trên 860 ha, sẽ tạo thêm không gian mới cho tỉnh thu hút đầu tư vào cuối năm 2025 và những năm tiếp theo.Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 13,6% trong năm 2025, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch, kịch bản tăng trưởng từng quý.Bắc Giang có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua rất gần với tuyến đường sắt đô thị Hà Nội. Tỉnh đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo nghiên cứu sớm đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn trong giai đoạn 2025 - 2030 và tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang cũng như các tỉnh lân cận được đầu tư hệ thống đường sắt đô thị kết nối với hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội.
Thông xe đường song hành đại lộ Võ Văn Kiệt, phương tiện di chuyển thế nào?
Tờ The Straits Times ngày 26.1 đưa tin chú cảnh khuyển đầu tiên thuộc giống corgi của Trung Quốc vừa bị cắt thưởng Tết, sau khi bị bắt gặp ngủ trong giờ làm việc và tè vào chậu tắm.Sinh vào tháng 8.2023, chú chó Phúc Tử (Fu Zai) gia nhập lực lượng cảnh sát thành phố Duy Phường thuộc tỉnh Sơn Đông vào tháng 1.2024 với tư cách là thành viên dự bị của lực lượng phát hiện chất nổ.Chú chó này nhanh chóng "gây bão" trên mạng xã hội với đôi mắt biểu cảm, đôi chân ngắn, kỹ năng giỏi và từ đó đã trở thành một cảnh khuyển đủ tiêu chuẩn.Bản đánh giá năng suất đầu tiên của chú chó này được chia sẻ trong một video ngày 19.1 trên Douyin, ứng dụng tương tự TikTok tại Trung Quốc.Trong đoạn video, Phúc Tử ngồi đối diện với một cảnh sát và được người này khen ngợi vì đã nâng cao hình ảnh của những chú chó khác ở Duy Phường."Đó là một năm tốt đẹp. Nó không chỉ vượt qua đánh giá cấp độ 4 mà còn hoàn thành thành công nhiều nhiệm vụ an ninh", viên cảnh sát trong video cho biết. Đoạn video đã nhận được hơn 10.000 lượt thích và 500 bình luận.Phúc Tử sau đó được tặng một bông hoa đỏ, đồ ăn nhẹ đóng hộp và đồ chơi. Nhưng 2 phần thưởng sau đã bị tịch thu ngay lập tức, sau khi bị cảnh sát tiết lộ những hành vi sai phạm, bao gồm ngủ khi làm việc và tự đi vệ sinh trong chậu của chính mình."Hy vọng anh sẽ nỗ lực bền bỉ hơn trong tương lai", viên cảnh sát nhắc nhở Phúc Tử.Nhiều cư dân mạng đã thích thú với đoạn video, một số người đã kêu gọi cảnh sát trao toàn bộ phần thưởng cho Phúc Tử."Nhanh chóng trả lại (phần thưởng) cho anh ấy! Tất cả các bạn đều là đồng nghiệp, làm sao các bạn có thể giữ tiền thưởng của người khác?" một người viết.Trong đoạn video tiếp theo vào ngày 22.1, cảnh sát đã trấn an mọi người rằng Phúc Tử đã nhận được rất nhiều phần thưởng.